“Đangyê u” hay biêcyêu th ương?

Một phần của tài liệu 5 ngôn ngữ tình yêu dành cho trẻ em (Trang 106 - 107)

Rất nhiều người bước vào tình yêu thông qua việc “phải lòng” ai đó. Và suốt giai đoạn đầu yêu đương, họ cảm thấy tình yêu của mình thật hoàn hảo. Họ không nhận ra những thói tật của người mình yêu thương. Họ cho rằng trải nghiệm yêu đương của mình là duy nhất và mình là người đầu tiến biết thương yêu ai đó thật sâu sắc. Dĩ nhiên, theo thời gian, họ sẽ đối mặt vói thực tế phũ phàng và nhận ra những điểm yếu ở người bạn đời của mình. Phần lớn trải nghiệm “đang yêu” của chúng ta đều kết thúc như thế.

Rõ ràng, giữa tình yêu thật sự và cảm giác “đang yêu” có sự khác biệt. “Đang yêu” là một dạng cảm xúc tạm thòi và có ít cơ sở vững bền. Tình yêu thật sự lại khác hẳn. Đó là dạng cảm xúc mà ta đặt nhu cầu của người mình yêu thương lên trên hết và mong muốn người ấy được hạnh phúc, thăng hoa. Tất cả chúng ta đều mong muốn được người bạn đòi của mình yêu thương thật sự. Nếu điều này xảy ra, chúng ta sẽ hạnh phúc tiếp nhận tình yêu của người ấy và nỗ lực đáp trả lại tình yêu của họ.

Tình yêu thật sự đòi hỏi chúng ta biết hy sinh cho người mình yêu thương. Phần lớn các cặp vợ chồng trải qua thời kỳ mất đi cảm xúc “rộn ràng” của thòi “đang yêu” và tự hỏi liệu mình có còn yêu người bạn đời của mình hay không. Đó là thòi điểm họ phải lựa chọn giữa nỗ lực vun đắp cho cuộc hôn nhân của mình hoặc để nó đến đâu thì đến.

Có thể bạn sẽ nghĩ rằng: “Có vẻ tình yêu sau hôn nhân khô khan quá nhỉ? Chẳng lẽ nó

chỉ được thê hiện bằng hành vi phù họp thôi sao?”. Một số người vợ/chồng thật sự mong

muốn được nhìn ngắm pháo hoa. Vậy còn những ngôi sao băng hay những quả bong bóng đầy màu sắc thì sao? Cảm giác hồi hộp, ánh mắt lấp lánh, nụ hôn nồng ấm hay sự đồng điệu trong quan hệ đôi lứa? Và cảm giác an toàn khi biết mình đứng vị trí số một trong lòng người bạn đòi của mình thì sao?

Dĩ nhiên, những cảm giác này không có gì sai trái. Thỉnh thoảng chúng trở thành sợi dây gắn kết mối quan hệ lứa đôi. Tuy nhiên, chúng ta lại mong muốn người bạn đòi biết cách làm đầy “khoang tình cảm” của mình. Và người bạn đòi của ta chỉ có thể làm được điều đó nếu người ấy học được cách sử dụng ngôn ngữ tình yêu cơ bản của ta.

Đây chính là điều Carla cảm thấy thiếu trong hôn nhân của cô. Một ngày, cô tâm sự với chị gái của mình:

- Em cảm thấy anh Rick không còn yêu em nữa. Mối quan hệ của chúng em thật nhàm chán và em thấy rất cô đơn. Em đã từng là ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống của anh ấy. Nhưng bây giờ, có lẽ em đã rơi xuống vị trí thứ 20 - sau công việc, đánh golf, bóng đá, các hướng đạo sinh, bố mẹ, xe hơi và nhiều thứ khác. Có thể Rick vui trước những điều em làm

nhưng dường như anh ấy xem điều đó là chuyện hiển nhiên. Anh ấy cũng mua cho em những món quà dễ thưong hoặc gửi hoa tặng em vào dịp quan trọng như lễ tình nhân, sinh nhật của em, kỷ niệm ngày cưới... Nhưng những món quà này chẳng nghĩa lý gì đối vói em hết.

Cô nói tiếp:

- Anh Rick chưa bao giờ dành thòi gian cho em. Chúng em chưa bao giờ đi choi cùng nhau, chưa bao giờ cùng làm việc chung và rất ít khi trò chuyện cùng nhau. Chỉ nghĩ đến điều đó là em đã cảm thấy tức giận. Một lần, em yêu cầu Rick dành cho em thòi gian chia sẻ thì anh ấy lại bảo rằng em đang phê phán anh ấy. Thậm chí Rick còn bảo em hãy để anh ấy được yên. Anh ấy nói rằng lẽ ra em phải biết on vì anh ấy làm việc chăm chỉ, không rượu chè và cũng không lừa dối em bất cứ điều gì. Nhung vói em, điều đó vẫn chưa đủ. Em muốn có một người chồng thưong yêu em thật sự và dành thòi gian chăm sóc em.

Rõ ràng, Rick chưa sử dụng đúng ngôn ngữ tình yêu cơ bản của Carla. Trong khi anh sử dụng ngôn ngữ tình yêu “quà tặng” thì Carla lại khao khát có được “thòi gian chia sẻ” của anh. Sau khi kết hôn, Carla nhận được nhiều quà tặng từ chồng và cảm nhận được tình yêu của anh. Nhưng do chồng cứ phớt lờ ngôn ngữ tình yêu cơ bản của Carla nên “khoang tình cảm” của cô dần trở nên trống rỗng. Lúc ấy, những quà tặng của anh không còn có ý nghĩa nhiều đối với cô nữa.

Nếu Carla và Rick có thể khám phá được ngôn ngữ tình yêu cơ bản của nhau và học cách sử dụng chúng thì cảm xúc nồng ấm trong tình yêu của họ có thể quay trở lại. Tất nhiên, đó không phải là cảm giác dam mê của giai đoạn “đang yêu” nữa, mà đó là một cảm xúc khác quan trọng hơn rất nhiều - cảm giác sâu lắng được chồng/vợ yêu thương. Họ sẽ biết rằng người bạn đời của mình thật sự yêu thương và tôn trọng mình. Đây là cuộc hôn nhân mà tất cả chúng ta đều mơ ước, và nó có thể trở thành hiện thực khi cả hai vợ chồng cùng học cách sử dụng ngôn ngữ tình yêu chính của nhau một cách thường xuyên. Làm được điều này, các cặp vợ chồng có thể nuôi dạy con cái tốt hơn, cùng nhau họp tác để mang đến cho con cảm giác an toàn và được yêu thương trọn vẹn.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem điều này xảy ra như thế nào với từng ngôn ngữ tình yêu nhé.

Một phần của tài liệu 5 ngôn ngữ tình yêu dành cho trẻ em (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)