Động viên con cá

Một phần của tài liệu 5 ngôn ngữ tình yêu dành cho trẻ em (Trang 90 - 91)

Một câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh thường băn khoăn là: “Làm thế nào đê động viên

con cái?”.

Chúng ta chỉ có thể động viên được con trẻ sau khi đã làm đầy “khoang tình cảm” của trẻ và dạy cho trẻ cách kiểm soát ccm giận dữ. Nếu thất bại trong việc thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng này, chúng ta sẽ không thể động viên đưực con trẻ. (Bạn sẽ hiểu rõ hon về con giận dữ và thái độ chống đối ngầm của trẻ trong chưong tiếp theo). Việc động viên con cái là một nhiệm vụ rất khó thực hiện, trừ phi trẻ cảm thấy đưực yêu thưong thực sự. Nếu “khoang tình cảm” trống rỗng, trẻ sẽ có thái độ chống đối ngấm ngầm, nghĩa là trẻ sẽ làm ngược lại điều cha mẹ mong muốn.

Một bí quyết khác có thể giúp bạn động viên đưực con trẻ là để trẻ chịu trách nhiệm về hành động của bản thân. Nếu không biết sống trách nhiệm, trẻ sẽ khó có động lực để làm tốt một việc gì đó.

Khuyến khích sfr thích của trẻ

Bạn có thể giúp cho con sống có tinh thần trách nhiệm (và nhờ đó có động lực cần thiết) bằng hai cách. Cách thứ nhất là kiên nhẫn quan sát để tìm hiểu sở thích của con. Sau đó, bạn hãy động viên khích lệ con đi theo hướng đó. Chẳng hạn, nếu bạn thấy con thích thú vói âm nhạc, hãy động viên con đi theo sở thích đó. Tuy nhiên, điều then chốt là bạn hãy để con tự đưa ra ý kiến. Nếu bạn chủ động đề nghị trẻ học âm nhạc, có thể trẻ sẽ chẳng còn thích thú vói điều đó nữa.

Đe con chịu trách nhiệm vê sáng kiến của mình

Cách thứ hai để tạo động lực cho con là để con chịu trách nhiệm về hành động của mình. Bạn cần nhớ rằng bạn và con không thể chịu trách nhiệm cho cùng một vấn đề ở cùng một thòi điểm. Nếu bạn cho phép con đưa ra sáng kiến và thực hiện nó, con bạn sẽ có động lực để thực hiện điều này vì trẻ chính là người chịu trách nhiệm về điều đó. Nhưng nếu bạn đưa ra gọi ý và cố gắng thuyết phục con làm điều đó thì chính bạn sẽ phải đảm nhận trách nhiệm. Và trẻ sẽ khó có động lực thực hiện.

Bạn hãy thử áp dụng điều này khi giúp đỡ con làm bài tập về nhà. Phần lớn trẻ em đều trải qua giai đoạn mà việc làm bài tập về nhà thật sự là gánh nặng. Điều này đặc biệt đúng khi trẻ có các biểu hiện chống đối ngấm ngầm. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng đối vói trẻ từ 13 đến 15 tuổi thì một số hành vi chống đối ngấm ngầm đưực xem là bình thường.

Hành vi chống đối ngấm ngầm ở trẻ thường nhằm mục đích làm cho các bậc phụ huynh bực mình. Ở đa số gia đình, mối quan tâm chính của cha mẹ chính là điểm số. Và trẻ thê hiện hành vi chống đối ngấm ngầm của mình bằng cách không chịu làm bài tập về nhà. Cha mẹ càng chú trọng đến việc học của trẻ, trẻ lại càng có khuynh hướng chống lại điều đó.

Và bạn hãy ghi nhớ điều này: Bạn không được làm bài tập về nhà giùm con vì nếu không,

trẻ sẽ không có trách nhiệm vó i chính bài tập về nhà của mình. Và càng không cảm nhận

được trách nhiệm của mình, trẻ càng ít có động lực để hoàn thành bài tập.

Nếu muốn nâng cao trách nhiệm và động lực học tập của con cái, bạn phải thừa nhận một thực tế rằng làm bài tập về nhà là trách nhiệm của con, chứ không phải của bạn. Làm sao bạn làm được điều này? Hãy thể hiện để con bạn biết rằng bạn rất vui đưực giúp đỡ con làm bài tập về nhà. Nhưng để trẻ có trách nhiệm đối vói việc học của mình, bạn không làm bài tập giùm con mà hãy để con tự làm.

Chẳng hạn, nếu con bạn đang bế tắc trước một bài toán khó, bạn không nên làm hộ con mà hãy giảng giải để con hiểu cách xử lý dạng bài tập này. Sau đó, hãy để con tự nghiền ngẫm và tìm ra cách giải bài toán đó.

Dĩ nhiên, sẽ có lúc bạn phải làm sáng tỏ những điểm mà con bạn chưa hiểu hoặc cho con thêm thông tin. Điều này là cần thiết, miễn sao bạn không nhận lãnh trách nhiệm mà con bạn phải gánh vác. Nếu bạn thấy mình tham gia quá nhiều vào việc giải bài tập về nhà của con, hãy tìm cách chuyển trách nhiệm này sang cho con. Có thể điểm số của con bạn tạm thòi bị sụt giảm nhưng điều đáng quý chính là khả năng nhận lãnh trách nhiệm và sự tự lập của trẻ sẽ tăng lên. Khi đó, bạn có thể cùng con khám phá những điều thú vị khác trong cuộc sống thay vì chỉ tập trung vào việc học hành.

Cho đến nay, việc động viên trẻ bằng cách để em đưa ra sáng kiến và chịu trách nhiệm về hành vi của mình dường như vẫn còn là một điều xa lạ đối vói nhiều bậc phụ huynh. Phần lớn trẻ đều được đặt vào tình huống là bố mẹ hoặc thầy cô giáo đưa ra sáng kiến và đảm nhận luôn trách nhiệm học tập của em. Chúng ta làm điều này vì ta thực sự quan tâm chăm sóc trẻ và tin tưởng rằng điều đó sẽ giúp con em mình nhiều hon. Tuy nhiên, đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm.

Một phần của tài liệu 5 ngôn ngữ tình yêu dành cho trẻ em (Trang 90 - 91)