Trẻ yêu thương như thê nào

Một phần của tài liệu 5 ngôn ngữ tình yêu dành cho trẻ em (Trang 75 - 77)

Đê áp dụng các hình thức kỷ luật vói con một cách hiệu quả, trước tiên bạn cần tự hỏi mình hai câu hỏi sau:

1. Trẻ yêu thương như thế nào?

2. Con tôi cần gì khi cháu hành xử sai lệch?

Vói câu hỏi đầu tiên: “Trẻ yêu thương như thế nào?” thì câu trả lòi là: Trẻ yêu thương

theo cách thức bồng bột, không chín chắn. Trong khi đó, những người trưởng thành tìm kiếm tình yêu thương vô điều kiện. Tuy nhiên, chúng ta thường thất bại trong việc tìm kiếm này và rơi vào tình yêu có điều kiện. Chẳng hạn, John có tình cảm đặc biệt với Marcia. Vì muốn tình cảm đôi bên tiến triển tốt đẹp nên anh luôn hành xử hòa nhã, tử tế, tôn trọng và chăm sóc tận tình Marcia. Đây chính là tình yêu có điều kiện.

Thế nhưng, trẻ thường không yêu thương theo kiểu tình yêu vô điều kiện mà có khuynh hướng vì bản thân mình. Theo bản năng, trẻ ý thức được nhu cầu yêu thương của bản thân cũng như nhu cầu giữ “khoang tình cảm” của mình luôn đầy. Nhưng trẻ không biết rằng bố mẹ mình cũng có “khoang tình cảm” cần được làm đầy. Khi “khoang tình cảm” của trẻ sắp

cạn kiệt hoặc đã trống rỗng, trẻ sẽ lo sợ hỏi: “B ốm ẹ cố yêu con không?”. Cách trả lời của bố

mẹ sẽ ảnh hưởng rất lớn hành vi của trẻ bởi nguyên nhân chính dẫn đến hành vi sai trái ở trẻ chính là “khoang tình cảm” của em bị trống rỗng.

hành động của mình. Khi con trẻ hỏi bạn: “B ốm ẹ có yêu con không?” và câu trả lòi của bạn là: “Cố chứ, b ố mẹ yêu con” đồng thòi bạn có những hành động làm đầy “khoang tình cảm”

của con thì bạn đã loại bỏ đưực cảm giác bất an trong lòng trẻ. Khi ấy, bạn sẽ dễ dàng điều chỉnh hành vi của con hon. Tuy nhiên, nếu bạn yêu thưong con bằng tình yêu có điều kiện, bạn sẽ bực tức khi con mắc sai lầm mà không nhận ra nhu cầu tình cảm của con.

Có thể bạn không thích câu hỏi: “Bố/Mẹ có yêu con không?” của trẻ. Nếu không khéo,

có thể bạn sẽ khiến trẻ thất vọng và có những hành động không đúng đắn. Thật bất công nếu ta đòi hỏi trẻ phải hành xử đúng mực trong khi bản thân ta lại không mang đến cho trẻ cảm giác đưực yêu thương. Việc giữ cho “khoang tình cảm” của con luôn tràn đầy là trách nhiệm của cha mẹ. Và bạn sẽ làm đưực điều này bằng cách sử dụng tất cả các ngôn ngữ tình yêu, đồng thòi tập trung vào ngôn ngữ tình yêu cơ bản của con.

Câu hỏi thứ hai mà chúng ta cần đặt ra khi dạy dỗ con cái là: “Con tôi cần gì khi cháu

hành xử sai lệch?”. Thực tế, khi con trẻ hành động sai trái, các bậc phụ huynh lại đặt ra câu

hỏi: “Tôi có thê làm gì đê điều chỉnh hành vi của con?”. Câu trả lòi mà nhiều người thường nghĩ đến ngay sau đó là: “Áp dụng hình phạt”. Đây chính là lý do dẫn đến việc ngày nay,

nhiều người lạm dụng hình phạt trong việc nuôi dạy con. Nếu ngay từ đầu, ta đã sử dụng hình phạt thì về sau, ta sẽ khó hiểu được nhu cầu tình cảm thật sự của con. Trẻ sẽ không cảm nhận được tình yêu thương của ta nếu ta xử lý hành động sai trái của trẻ theo cách này.

Câu trả lời cho vấn đề “Trẻ cần gì?” \k các bậc phụ huynh hãy tìm ra phương pháp giáo

dục họp lý nhất vói con em mình và có những hành động đúng đắn. Sở dĩ trẻ có hành động sai trái là do một nhu cầu nào đó của trẻ chưa được đáp ứng. Nếu không nhận ra nhu cầu thực sự ẩn sau hành động sai trái của con, chúng ta sẽ khó giáo dục con đúng đắn. Câu hỏi:

“Tôi có thể làm gì đ ể sửa chữa hành vi sai trái của con?” thường dẫn đến những hình thức

trừng phạt tiêu cực và thiếu suy nghĩ.

Vì thế, hãy thay câu hỏi trên bằng câu hỏi: “Con tôi đang cần g ì?” để có thể đưa ra

những hành động đúng đắn và giải quyết vấn đề của trẻ một cách tốt đẹp.

Nguyên nhăn của hành vỉ sai trái & trẻ: “Khoang tình cảm” trống rỗng

Khi trẻ hành xử sai trái, bạn hãy tự hỏi bản thân: “Con mình đang cần gì?” và. “Mình có

cần làm đầy “khoang tình cảm” của con hay không?”. Những câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu

được nhu cầu yêu thương của con trẻ cũng như dễ đưa ra hình thức kỷ luật hơn. Khi đó, hãy làm đầy “khoang cảm xúc” của trẻ bằng cách áp dụng các ngôn ngữ tình yếu, đặc biệt là cử chỉ âu yếm, thời gian chia sẻ và hành động tận tụy cho trẻ.

Tất nhiên, ta không nên bỏ qua hành vi sai trái rõ ràng của trẻ. Nhưng nếu ta xử lý không đúng cách - nghĩa là quá nghiêm khắc hoặc quá nuông chiều - ta sẽ gặp nhiều rắc rối về sau trong việc dạy trẻ. Chính vì thế, điều chúng ta cần làm là hướng dẫn con cách hành xử đúng đắn và quá trình này không bắt đầu bằng hình phạt.

Ở lứa tuổi này, trẻ chưa tinh tế trong việc thể hiện yêu cầu tình cảm của mình vói cha mẹ. Các em thường tỏ ra ồn ào và đôi khi còn có những hành động không phù họp vói quan điểm của người lớn. Thông qua những hành động này, trẻ thể hiện mong muốn được cha

mẹ dành cho thòi gian chia sẻ, ôm ấp yêu thương và quan tâm chăm sóc. Hãy nhớ rằng dù sao con bạn vẫn là trẻ con và bạn phải có trách nhiệm làm đầy “khoang tình cảm” của con rồi mói dạy dỗ để con có đưực sự phát triển đúng đắn.

Một phần của tài liệu 5 ngôn ngữ tình yêu dành cho trẻ em (Trang 75 - 77)