- Các trường có đủ điều kiện tổ chức cho học sinh được học tin học là môn tự chọn Trong quá trình dạy học môn Tin học, giáo viên có thể triển kha
3.2.1. Biện pháp 1: Biện pháp bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục về việc ứng dụng CNTT vào dạy học
lí giáo dục về việc ứng dụng CNTT vào dạy học
3.2.1.1. Mục đích của biện pháp
Mục đích của biện pháp đưa ra là nâng cao hơn nữa nhận thức của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí về việc ứng dụng CNTT và dạy học ở cấp
trung học cơ sở. Trong đó, các đối tượng trên phải thấy được tầm quan trọng, vai trò, vị trí cũng như sự cần thiết của CNTT đối với việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi mà CNTT đang phát triển như vũ bão và có vai trò gần như không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội thì việc ứng dụng CNTT vào quản lí giáo dục và giảng dạy là con đường mà chúng ta phải đặt chân tới.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp bồi dưỡng giáo viên
+ Tiếp tục xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí theo hướng chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấuthực hiện các hoạt động tuyên truyền về tác dụng của ứng dụng CNTT trong dạy học cho đội ngũ CBQL nhà trường và giáo viên; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền.
+ Làm rõ các yêu cầu chuyên môn và các kỹ năng dạy học sử dụng CNTT mà giáo viên cần có để giáo viên nắm bắt và thực hiện. Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong thời kỳ mới nói chung và các kỹ năng ứng dụng CNTT nói riêng.
- Các nhà trường rà soát lại chất lượng đội ngũ của mình về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Lập kế hoạch cho việc bồi dưỡng nâng cao trình độ. Trong kế hoạch đó có thể hiện rõ số lượng cán bộ, giáo viên. Cần được đào tạo bồi dưỡng: thời gian đi học, kế hoạch cần khoa học để không làm xáo trộn các hoạt động trong nhà trường. Với số lượng giáo viên thiếu hụt so với yêu cầu có thể đề nghị UBND thị xã điều động, tuyển dụng hoặc cho phép Hiệu trưởng k y hợp đồng lao động.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của CNTT và yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy bằng một số hoạt động như:
+ Cung cấp các văn bản pháp luật (Luật CNTT, chỉ thị, nghị định...) cho các đơn vị trường học tổ chức học tập, quán triệt đến từng cán bộ, giáo viên.
+ Giới thiệu, trưng bày những sản phẩm, thành tựu, kết quả trong ứng dụng CNTT vào dạy học của Thị xã thông qua việc tổ chức các “Ngày hội Công nghệ thông tin” của Thị xã.
+ Cử những giáo viên có trình độ và thành tích trong ứng dụng CNTT là báo cáo viên trong các hội thảo chuyên đề ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở các bộ môn.
- Phát động sâu rộng thành phong trào ứng dụng CNTT trong toàn ngành và đề ra yêu cầu cụ thể số tiết ứng dụng CNTT tối thiếu đối với mỗi giáo viên, để chính họ qua áp dụng thấy được hiệu quả và sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, đặc biệt là đối với đổi mới phương pháp dạy học.
Qua công tác tuyên truyền làm cho CBQL, giáo viên thấy rõ hiệu quả và nhu cầu mang tính tất yếu của việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy. Việc tuyên truyền phải gắn với việc triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT về ứng dụng CNTT trong dạy học. Công tác truyên truyền cần được làm thường xuyên, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của trưởng tổ nhóm: thông qua hội thảo chuyên đề; thông qua dự giờ, thăm lớp và qua việc triển khai các cuộc thi có ứng dụng CNTT do ngành tổ chức...
- Sự vào cuộc và chỉ đạo của Phòng GD&ĐT:
+ Phòng GD&ĐT tham mưu với Thị xã bổ sung, hoàn thiện về đội ngũ nhà giáo ở các cơ sở giáo dục.
+ Tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo về công tác ứng dụng CNTT vào dạy học.
+ Lập kế hoạch tuyên truyền về tác dụng của dạy học sử dụng CNTT trong dạy học.
+ Khuyến khích viết bài, tuyên truyền những tiết dạy học, các kinh nghiệm sử dụng CNTT trong dạy học.
+ Lực lượng đôn đốc, kiểm tra đánh giá về ứng dụng CNTT là đội ngũ chuyên viên Phòng GD&ĐT kết hợp với CBQL, giáo viên cốt cán từ các nhà trường.
Tại các trường trung học cơ sở là:
+ Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, đội ngũ giáo viên cốt cán về CNTT.
+ Đảm bảo cơ sở vật chất về CNTT để giáo viên tiếp cận, khai thác, sử dụng.
+ Bố trí thời gian dành cho việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, đào tạo và bồi dưỡng về kỹ năng ứng dụng.