Đảm bảo tính khả th

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 70)

- Các trường có đủ điều kiện tổ chức cho học sinh được học tin học là môn tự chọn Trong quá trình dạy học môn Tin học, giáo viên có thể triển kha

3.1.3. Đảm bảo tính khả th

“Khả thi” theo Từ điển Tiếng Việt - Hoàng Phê (chủ biên) có nghĩa là: “Tính chất (hay khả năng) có thể thực hiện được. Các biện pháp đề xuất cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường Trung học cơ sở phải là các biện pháp mang tính khả thi tức là các biện pháp đó có thể thực hiện được, vẫn áp dụng được vào quá trình dạy học và quản lí dạy học phù hợp hoàn cảnh Việt Nam. Nhận thức, hiểu biết của đội ngũ nhà giáo và CBQL để vận dụng CNTT vào dạy học hiện nay trên thế giới là rất cao nhưng ở VN còn hạn chế; cơ sở hạ tầng, trang bị CNTT cho công tác giáo dục cũng còn nhiều thiếu thốn và chưa đồng bộ. Công tác quản lí ứng dụng CNTT vẫn còn những yếu kém, bất cập... Do đó, các biện pháp đề xuất phải được xem xét để cân đối được giữa yêu cầu và thực tiễn, phải bám sát vào yêu cầu của việc ứng dụng cũng như khả năng đáp ứng với yêu cầu đó để lựa chọn những mức độ phù hợp trong từng giai đoạn và phù hợp với các mức độ ứng dụng CNTT đã trình bày trong chương 1. Có như vậy, biện pháp đó mới đảm bảo tính khả thi, đồng nghĩa với việc có thể thực hiện ứng dụng CNTT vào dạy học một cách có kết quả.

Tóm lại, ba nguyên tắc đề xuất biện pháp là đảm bảo tính đồng bộ, tính thực tiễn và tính khả thi phải được tuân thủ. Nếu thiếu một trong ba nguyên tắc trên thì biện pháp đưa ra sẽ khó hoặc không thể phát huy tác dụng.

3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lí ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở các trƣờng trung học cơ sở thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)