Những nhược điểm chính và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 65 - 69)

- Các trường có đủ điều kiện tổ chức cho học sinh được học tin học là môn tự chọn Trong quá trình dạy học môn Tin học, giáo viên có thể triển kha

2.3.2. Những nhược điểm chính và nguyên nhân

2.3.2.1. Những nhược điểm chính

Bên cạnh những ưu điểm trong công tác quản lí hoạt động dạy học vẫn còn một số nhược điểm cần khắc phục, đó là:

- Một số Hiệu trưởng quản lí hoạt động dạy học theo kiểu hành chính sự vụ dẫn đến thiếu chủ động, không đảm bảo kế hoạch hoạt động dạy học trong thời gian dài như vậy tất yếu dẫn đến xáo trộn, chất lượng dạy và học không cao.

- Trong quá trình quản lí hoạt động dạy học, Hiệu trưởng hay ủy quyền cho cán bộ cấp dưới, nhưng Hiệu trưởng lại không xác định quyền hạn trách nhiệm cho mỗi thành viên, trong từng công việc, vì vậy kết quả thiếu chiều sâu.

- Các biện pháp quản lí hoạt động học tập trong môi trường CNTT vẫn còn nhiều hạn chế, từ việc lập kế hoạch chiến lược, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và tổ chức kiểm tra đánh giá kế hoạch đầu tư xây dựng môi trường CNTT, thúc đẩy ứng dụng CNTT, bồi dưỡng đào tạo, kiểm tra đánh giá các hoạt động có ứng dụng CNTT trong giáo viên và học sinh, chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT đổi mới PPDH chưa thật đồng bộ và chưa được thực hiện tốt ở đa số các trường THCS trong toàn Thị xã.

- Nhận thức về vai trò của CNTT trong trường học chưa thật sự đồng đều, vì vậy việc đầu tư và ứng dụng CNTT trong quản lí chưa thực sự đem lại hiệu quả.

- Việc quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật về CNTT ứng dụng CNTT và đào tạo nguồn nhân lực CNTT là công tác thường xuyên và lâu dài của

ngành Giáo dục, nhưng việc này không được làm thường xuyên ở đơn vị các trường. Hiệu trưởng các trường chưa xây dựng được kế hoạch chiến lược theo từng giai đoạn 5 năm hay 10 năm, mà mới chỉ dừng ở mức độ thời gian một năm học. Việc sử dụng hệ thống gmail chưa tốt, kết nối mạng tốc độ chậm; việc tổ chức họp giao ban, hội thảo, giảng dạy, tập huấn và liên kết đào tạo từ xa qua mạng giáo dục chưa thực hiện được; việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học lồng ghép việc sử dụng các công cụ CNTT vào quá trình dạy các môn học của mình nhằm tăng cường hiệu quả dạy học qua các phương tiện nghe nhìn, kích thích sự sáng tạo và độc lập suy nghĩ, tăng cường khả năng tự học, tự tìm tòi của người học còn hạn chế, chưa tổ chức được thường xuyên diễn đàn trên mạng để giáo viên và học sinh thảo luận bài học một cách tích cực, chủ động; việc thiết lập và sử dụng hệ thống e-mail, kết nối giáo

dục bằng công nghệ 3G chưa tốt; việc tổ chức cuộc thi thiết kế bài giảng e-Learning do Bộ GD&ĐT kết hợp với quỹ Laurence S.Ting tổ chức với khẩu

hiệu chung “Trong mỗi học kỳ, mỗi giáo viên xây dựng ít nhất một bài giảng điện tử” chưa sâu rộng đến đông đảo đội ngũ CBGV. Việc đầu tư hạ tầng cho CNTT còn chậm. Nhìn chung Hiệu trưởng các trường THCS thị xã Phúc Yên chưa thực sự xây dựng được môi trường học tập hấp dẫn - môi trường học tập điện tử để thu hút học sinh đến trường và phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những nhược điểm

- Đại đa số các Hiệu trưởng tuy có trình độ chuyên môn chuẩn, được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí, nhưng làm việc còn mang tính sự vụ, bằng chủ nghĩa kinh nghiệm nhận thức và đề ra và thực hiện các biện pháp quản lí trong môi trường CNTT phát triển còn chậm.

- Trình độ tin học, kỹ năng ICT của cán bộ quản lí, giáo viên đã được bồi dưỡng thường xuyên nhưng kỹ năng thực hành và ứng dụng chưa tốt.

- Một bộ phận giáo viên do tuổi cao ngại đổi mới, khả năng học hỏi về CNTT hạn chế, thiếu nhiệt tình vì vậy không có khả năng ứng dụng CNTT hoặc

kỹ năng ứng dụng CNTT kém. Một bộ phận giáo viên trẻ tiếp cận với CNTT nhanh chóng nhưng dễ lạm dụng do vậy hiệu quả chưa ứng dụng chưa cao

- Tuy cơ sở vật chất đã được đầu tư nhưng còn thiếu và yếu chưa bảo đảm chất lượng, chưa đáp ứng được với yêu cầu của dạy học hiện nay.

- Đội ngũ giáo viên mất cân đối về bộ môn, việc vận dụng đổi mới PPDH đặc biệt là các PPDH tích cực còn lúng túng, tiến độ đổi mới chậm.

- Một bộ phận học sinh chưa có ý thức động cơ học tập đúng đắn. Trong môi trường CNTT, một bộ phận này chưa xác định được đúng động cơ và thái độ học tập, văn hoá Internet chưa thực sự trở thành nếp sống của mỗi học sinh, một bộ phận không nhỏ học sinh chỉ coi CNTT là phương tiện giải trí chứ không phải là phương tiện để học tập.

- Về cơ chế chính sách của Nhà nước, hành lang pháp lý về CNTT đối với giáo dục chưa được cởi mở, thông thoáng.

- Về quản lí của người Hiệu trưởng: mâu thuẫn giữa ý thức trách nhiệm quản lí của người Hiệu trưởng THCS với vai trò, vị trí chức năng nhiệm vụ của người Hiệu trưởng trong môi trường giáo dục thế kỉ XXI.

Kết luận chƣơng 2

Trong chương 2, tác giả đã nêu và đánh giá chất lượng học sinh của các trường THCS thị xã Phúc Yên qua kết quả rèn luyện và học tập của học sinh, trình độ CNTT, ứng dụng CNTT của giáo viên và học sinh; về tình trạng cơ sở vật chất nói chung, cơ sở vật chất cho môi trường CNTT nói riêng.

Tác giả đã trình bày các biện pháp xây dựng phát triển môi trường CNTT của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, Phòng GD&ĐT Phúc Yên. Đã có 100 CBQL và giáo viên gồm 12 Hiệu trưởng, 20 Phó Hiệu trưởng, 12 tổ trưởng chuyên môn, 12 tổ phó chuyên môn và 12 giáo viên tham gia khảo sát về thực trạng các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trong môi trường CNTT. Kết quả khảo sát chung cho thấy:

Từ Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, Phòng GD&ĐT Phúc Yên thường xuyên có những biện pháp chỉ đạo các trường thực hiện các nhiệm vụ CNTT trong từng

năm học. Hiệu trưởng các trường THCS thị xã Phúc Yên đều thực hiện các nhiệm vụ CNTT đã đề ra và thực hiện các biện pháp quản lí hoạt động dạy học trong môi trường CNTT có nhiều điểm khác với các biện pháp quản lí hoạt động truyền thống. Đến nay, môi trường CNTT đã được hình thành việc ứng dụng CNTT đã dần đi vào các hoạt động trong các nhà trường. Qua tìm hiểu thực trạng cho thấy tuy môi trường CNTT đã được hình thành nhưng vẫn còn nhiều hạn chế thể hiện: Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho CNTT; việc bồi dưỡng, đào tạo về dạy học có ứng dụng CNTT; việc kiểm tra đánh giá, khuyến khích các hoạt động có ứng dụng CNTT... của Hiệu trưởng các trường THCS chưa đồng bộ và chưa thường xuyên. Chính vì lẽ đó mà môi trường CNTT, kiến thức, kỹ năng, năng lực ICT của CBGV và học sinh còn yếu, chưa đáp ứng được với yêu cầu của việc giảng dạy và học tập. Cần phải có những biện pháp quản lí hoạt động dạy phù hợp trong môi trường CNTT để giúp Hiệu trưởng các trường THCS đạt được đích cuối cùng là tạo môi trường học tập cởi mở, thân thiện, dễ tiếp xúc, dễ gần, thuận tiện cho việc hợp tác, tương tác và không có các tác động xấu dẫn đến sự căng thẳng hay các đe dọa bạo lực có các mối quan hệ mang tính tích cực, hỗ trợ lẫn nhau và có sự liên kết chặt chẽ với cộng đồng. Môi trường học tập đó được phát triển trong môi trường CNTT, để nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu dạy học hiện nay.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)