5. Bố cục đề tài
2.1.1.1 Các cơ quan có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự
Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự có ý nghĩa về nhiều mặt. Trước hết, có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo đảm quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Qua việc nhận được hoặc biết được nội dung các văn bản tố tụng mà các đương sự biết và thực hiện được các quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ, nhờ đó có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp trước cơ quan tiến hành tố tụng. Có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết vụ việc dân sự. Ngoài ra còn đảm bảo giải quyết vụ việc dân sự được diễn ra công khai, minh bạch và dân chủ. Để phát huy được ý nghĩa nhiều mặt của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Pháp luật tố tụng dân sự quy định nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng thuộc về Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan Thi hành án. Cụ thể, theo quy định tại Điều 146 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011: “Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan Thi hành án có nghĩa vụ
cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác và cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của Bộ luật này”.
- Tòa án
Tòa án là cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện quyền lực Nhà nước trong việc giải quyết vụ việc dân sự. Theo Điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 thì Tòa án được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ, bao gồm ba cấp là Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện. Trong giai đoạn từ năm 2004 trở về trước Tòa án gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, do các quy định của pháp luật còn tản mạn, nằm ở các thời kỳ khác nhau. Trong đó có các quy định về nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự của Tòa án. Đến khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 thì việc giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa có nhiều tiến triển và gặp nhiều thuận lợi. Từ năm 2005 đến năm 2010 Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý 214.174 vụ việc, đã giải quyết 194.358 vụ việc, đạt một tỷ lệ khá cao 90,7 % 26. Một phần là nhờ Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã quy định cụ thể Tòa án là một trong số các chủ thể có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác, cá nhân, cơ quan và tổ chức có liên quan. Tòa án có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo những loại văn bản tố tụng tố tụng dân sự nhất định, theo phương thức, trình tự và thủ tục theo quy định của pháp luật. Các văn bản tố tụng mà Tòa án có nghĩa vụ cấp, tống đạt thông báo ở đây có thể là: Bản án, quyết định của Tòa án, các loại giấy mời, giấy báo, giấy triệu tập, đơn khởi kiện… Nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo các văn bản này của Tòa án được thực hiện bằng các phương thức như: Cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua người thứ ba được ủy quyền; Niêm yết công khai; Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đi kèm với các phương thức là các trình tự thủ tục được quy định cụ thể.
- Viện kiểm sát
Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện quyền lực Nhà nước trong việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tố tụng dân sự. Để Viện kiểm sát thực hiện tốt chức năng của mình đối với hoạt động giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự, thì hệ thống Viện kiểm sát cũng được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ như tổ chức hệ thống Tòa án. Theo đó, hệ thống tổ chức Viện kiểm sát gồm có: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự (theo Điều 30, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002). Để kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng dân sự, Viện
26 Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp đến 2020,
kiểm sát đã thực hiện những công việc cụ thể trong những giai đoạn nhất định với quyền và nghĩa vụ khác nhau theo quy định của pháp luật. Và ở đây, việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự được quy định là nghĩa vụ của Viện kiểm sát. Những loại văn bản tố tụng mà Viện kiểm sát có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo có thể là: Quyết định kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, thông báo kiểm sát viên tham gia phiên tòa hoặc phiên hợp… Nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Viện kiểm sát cũng được thực hiện theo phương thức, trình tự và thủ tục luật định.
- Cơ quan Thi hành án
Cơ quan Thi hành án dân sự là chủ thể tiến hành tố tụng thực hiện quyền lực nhà nước trong việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định về dân sự nhằm khôi phục hoặc bảo vệ trên thực tế quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Theo pháp luật hiện hành thì ở Việt Nam hệ thống cơ quan Thi hành án dân sự được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ, bao gồm cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh, cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện và cơ quan Thi hành án quân khu (theo Điều 13 Luật thi hành án dân sự). Nhằm đảm bảo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong hoạt động tố tụng, pháp luật quy định cơ quan Thi hành án dân sự có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng. Các văn bản tố tụng mà cơ quan Thi hành án có thể cấp, tống đạt, thông báo có thể là: Biên lai thu tiền tạm ứng án phí, biên lai thu tiền tạm ứng lệ phí, quyết định thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập của cơ quan Thi hành án… Nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của cơ quan Thi hành án được thực hiện theo phương thức, trình tự, thủ tục luật định.
Theo quan điểm của tác giả trong bài viết này, ngoài các cơ quan có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự nêu trên, thì tổ chức Thừa phát lại cũng có nghĩa vụ này. Bởi vì, xã hội hóa hoạt động tư pháp, trong đó có hoạt động của ngành Tòa án và Thi hành án dân sự là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Điều này đã được thể hiện trong Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Vấn đề xã hội hóa ngành Tòa án và Thi hành án dân sự đã được cụ thể hóa bằng việc thực hiện thí điểm mô hình Thừa phát lại ở một số địa phương trong cả nước. Công việc chính của tổ chức Thừa phát lại là thực hiện việc tống đạt một số loại văn bản tố tụng của Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự các cấp theo sự thỏa thuận, có thể là bằng hình thức hợp đồng, trên địa bàn cấp tỉnh nơi đặt văn phòng Thừa phát lại. Theo Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC- VKSNDTC-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2014 hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội. Thì Thừa phát lại được tống đạt những văn bản tố tụng sau: Giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời, quyết định đưa vụ án ra xét xử, bản án, quyết định xét xử trong trường hợp
vắng mặt đương sự của Tòa án, các quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập của cơ quan Thi hành án dân sự (trừ các văn bản tố tụng của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân tối cao). Trong trường hợp cần thiết Tòa án và cơ quan Thi hành án có thể thỏa thuận với văn phòng Thừa phát lại để tống đạt các văn bản, giấy tờ khác27. Như vậy, ở những địa phương có văn phòng Thừa phát lại, nghĩa vụ cấp, tống đạt thông báo văn bản tố tụng dân sự của Tòa án và cơ quan Thi hành án sẽ được chuyển giao một phần cho tổ chức Thừa phát lại. Hay nói cách khác, ở đây tổ chức Thừa phát lại gián tiếp có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Hay nói một cách tổng quát hơn tổ chức Thừa phát lại cũng có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự.
2.1.1.2 Những người có trách nhiệm thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự
Bên cạnh quy định nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thuộc về Tòa án, Viện kiểm sát và cơ quan Thi hành án dân sự, pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành cũng quy định những người có trách nhiệm thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự là: Người tiến hành tố tụng, người của cơ quan ban hành văn bản tố tụng, Ủy ban nhân cấp xã, cơ quan và tổ chức, đương sự, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, nhân viên bưu điện và những người khác. Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011: “Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự do những người sau đây thực hiện: Người tiến hành tố tụng, người của cơ quan ban hành văn bản tố tụng được giao nhiệm vụ cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng; Ủy ban nhân cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc khi Tòa án yêu cầu; Đương sự, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền lợi ích của đương sự trong những trường hợp do Bộ luật này quy định; Nhân viên bưu điện; Những người khác mà pháp luật có quy định.”
- Người tiến hành tố tụng và người của cơ quan ban hành văn bản tố tụng
Người tiến hành tố tụng là người nhân danh Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tố tụng dân sự. Theo khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, thì thành phần những người tiến hành tố tụng gồm có: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện
27
Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2014 hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội, Điều 3.
kiểm sát, Kiểm sát viên. Như vậy, những người này trong quá trình tố tụng có trách nhiệm cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng trong những trường hợp khác nhau. Đối với Thư ký Tòa án, đây là một trong những công việc, trách nhiệm thường xuyên trong quá trình tố tụng khi được Chánh án giao. Trong những trường hợp cần thiết thì Chánh án với vai trò là Thẩm phán hay Thẩm phán thực hiện công việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tố tụng cũng như việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự đạt hiệu quả cao nhất. Viện trưởng hay Kiểm sát viên sẽ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự do cơ quan mình ban hành.
Hiện nay theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, không quy định Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự và Chấp hành viên là người tiến hành tố tụng. Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, thì không quy định Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự và Chấp hành viên là người tiến hành tố tụng dân sự. Tuy nhiên, về bản chất thì những hoạt động của những chủ thể này gắn liền với hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước cũng như gắn liền với hoạt động tố tụng dân sự, thông qua việc thi hành các bản án, quyết định về dân sự. Do vậy, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự và Chấp hành viên là người tiến hành tố tụng dân sự. Và ở đây, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự và Chấp hành viên là người tiến hành tố tụng dân sự thì cũng có trách nhiệm cấp, tống đạt, thông báo những loại văn bản tố tụng do cơ quan mình ban hành.
Ngoài những người tiến hành tố tụng có trách nhiệm cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự được nêu ở trên, còn có những người được giao trách nhiệm cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự của các cơ quan ban hành văn bản tố tụng. Các cơ quan ban hành văn bản tố tụng dân sự bao gồm: Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan Thi hành án. Những người được giao trách nhiệm ở đây là các nhân viên văn phòng của các cơ quan này.
- Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan và tổ chức
Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan hành chính Nhà Nước của hệ thống hành chính Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đây là cơ quan thực thi pháp luật. Là cơ quan có trách nhiệm cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Việc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú, cơ quan và tổ chức nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc thực hiện trách nhiệm cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của mình là khi có sự yêu cầu của Tòa án. Tòa án có yêu cầu khi việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp không được hoặc qua bưu điện không có kết quả. Trách nhiệm cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc, đây cũng là một trong số nguyên tắc cơ bản của pháp luật luật tố tụng
dân sự Việt Nam hiện hành. Được ghi nhận tại khoản 2, Điều 22 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011: “Trong trường hợp Tòa án chuyển giao trực tiếp không được hoặc qua đường bưu điện không có kết quả thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc có trách nhiệm chuyển giao bản án, quyết định, giấy triệu tập, giấy mời và các giấy tờ của Tòa án có liên quan đến người tham gia tố tụng dân sự khi có yêu cầu của Tòa án và phải thông báo kết quả việc chuyển giao đó cho Tòa án biết”. Tuy nhiên, trên thực tế việc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú vẫn chưa thực hiện đúng trách nhiệm cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự của mình theo quy định của pháp luật, thiếu sự phối hợp giữa Ủy ban nhân dân cấp xã nơi