Xử lý vi phạm của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự (Trang 57 - 60)

5. Bố cục đề tài

2.3 Xử lý vi phạm của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự

Để đảm bảo đảm việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tố tụng dân sự theo đúng quy định, cũng như để phát huy hiệu quả của chế định này. Pháp luật tố tụng dân sự đã xác định trách nhiệm pháp lý của những người có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng và những người có nghĩa vụ thi hành các văn bản tố tụng đó.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì “người có nghĩa vụ thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo mà

không làm đúng trách nhiệm của mình thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. Còn theo quy định tại khoản 2 Điều 150, xác định trách nhiệm pháp lý của những người đã được cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng thì “người có nghĩa vụ thi hành các văn bản tố tụng đã được cấp, tống đạt hoặc thông báo hợp lệ phải nghiêm chỉnh thi hành; Trong trường hợp không thi hành hoặc thi hành không đúng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Như vậy, người có nghĩa vụ thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng mà không cấp, tống đạt, thông báo hoặc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng không đúng theo trình tự và thủ tục quy định, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp người có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Còn người có nghĩa vụ thi hành các văn bản tố tụng đã được cấp, tống đạt, thông báo nếu không thi hành hoặc thi hành không đúng thì cũng bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo tính, mức độ vi phạm. Và phải bồi thường thiệt hại nếu gây ra thiệt hại. Thế nhưng để xử lý vi phạm của người có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cũng như người thi hành các văn bản này còn gặp nhiều khó khăn.

Đơn cử ta xét trường hợp cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự qua đường bưu điện, khi nhân viên bưu điện làm không đúng trách nhiệm của mình như đã trình bày ở mục 2.2.1.1 phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua người thứ ba được ủy quyền. Khi đó, theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, thì nhân viên bưu điện là người có nghĩa vụ thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Nhưng để xử lý hành vi, vi phạm của nhân viên bưu điện là một chuyện khó khăn vì giữa cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền và ngành bưu điện hiện chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể.

Việc người có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng và người thi hành văn bản tố tụng đó vi phạm đã cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án, ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ việc dân sự theo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam “vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật có hệ thống về việc xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án mà chỉ mới có một số quy định về việc xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự”31. Việc quy định xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự này, trong đó có xử lý hành vi vi phạm của người có nghĩa vụ

31 Tòa án nhân dân tối cao, Tờ trình về dự án pháp lệnh xử lý các hành vi cản trở hoạt độn tố tụng của Tòa án nhân dân.

cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự và người thi hành văn bản tố tụng. Nhưng chỉ mới dừng lại ở mức độ quy định là khi có hành vi vi phạm tùy theo tính chất, mức độ mà phải chịu kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại. Điều này dẫn tới việc áp dụng quy định này vào xử lý hành vi vi phạm của người có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng và người thi hành văn bản tố tụng được cấp, tống đạt, thông báo còn là một khoảng cách. Khi hành vi vi phạm xảy ra và tiến hành xử lý, việc xác định được hành vi đó là loại hành vi vi phạm nào, mức độ và tính chất ra sao để áp dụng hình thức xử lý kỷ luật hay hình thức xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự là một điều khó. Càng khó hơn khi xác định mức độ xử lý trong hình thức xử lý được áp dụng. Như vậy, theo quan điểm cá nhân của tác giả ở bài viết này, thì việc quy định về xử lý vi phạm của người có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự và người thi hành văn bản này vẫn chưa mang tính áp dụng cao. Chỉ mang tính chất dự trù cho việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật xử lý các hành vi vi phạm có liên quan khi được ban hành sau này.

Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự đã được quy định thành một chương trong Bộ luật tố tụng dân sự, bao gồm các quy định về chủ thể, về phương thức, trình tự, thủ tục, và trách nhiệm pháp lý. Đã góp phần không nhỏ vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự thêm thuận lợi. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng đã bộc lộ ra những vướng mắc, thiếu sót và nổi bật hơn hết là những bất cập, thiếu sót về phương thức, trình tự, thủ tục cần được tháo gỡ, để cho chế định cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thêm hoàn thiện và áp dụng một cách sâu rộng.

CHƯƠNG 3

BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN TRONG CHẾ ĐỊNH CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO

VĂN BẢN TỐ TỤNG DÂN SỰ

Qua tìm hiểu về những quy định của pháp luật cũng như qua thực tiễn áp dụng của chế định cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Chế định này đã bộc lộ những bất cập nhất định về phương thức và trình tự, thủ tục, đặt ra một nhu cầu cấp thiết là cần phải có giải pháp hoàn thiện. Đây cũng là nội dung chính được trình bày ở chương này và dưới đây tác giả đi vào những bất cập cụ thể, đồng thời cũng đưa ra những giả pháp hoàn thiện tương ứng.

3.1 Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự

Như ta đã tìm hiểu phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự được pháp luật tố tụng dân sự quy định cụ thể, rõ ràng thành ba phương thức: Thứ nhất, phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua người thứ ba ủy quyền; Thứ hai, phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự niêm yết công khai; Thứ ba, phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng qua thực tiễn áp dụng những phương thức này đã bọc lộ những thiếu sót, bất cập ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Chính vì lý do đó cần sớm có hướng giải quyết cụ thể đối với từng phương thức để khắc phục những thiếu sót, bất cập.

Một phần của tài liệu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)