Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự (Trang 39)

5. Bố cục đề tài

2.2.1 Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự

Để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tố tụng, cũng như để phù hợp với từng trường hợp cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự, pháp luật tố tụng dân sự hiện hành quy định nhiều phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự khác

nhau. Cụ thể, theo quy định tại Điều 149 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì có ba phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự: Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua người thứ ba được ủy quyền; Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự niêm yết công khai; Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Việc lựa chọn phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự phù hợp hay không của cơ quan tiến hành tố tụng là một công việc quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự.

2.2.1.1 Phương thức trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua người thứ ba được ủy quyền

Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua người thứ ba được ủy quyền. Trong đó phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp bao gồm hai hình thức: Hình thức cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp cho cá nhân và hình thức cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp cho cơ quan, tổ chức. Đây là phương phương thức đầu tiên được xem xét đến khi cơ quan tiến hành tố tụng giao cho người có trách nhiệm thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cho đương sự, người tham gia tố tụng khác và cá nhân, cơ quan và tổ chức có liên quan. Khi được giao trách nhiệm cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự, họ xem xét đến những vấn đề cụ thể như: Loại văn bản tố tụng cần được cấp, tống đạt, thông báo là gì; Tính quan trọng, cấp thiết của văn bản tố tụng đó; Thời hạn cho đối tượng nhận văn bản tố tụng thực hiện nội dung yêu cầu; Đối tượng được nhận văn bản tố tụng ở đâu; Ý thức chấp hành, thực hiện của đối tượng khi nhận văn bản tố tụng như thế nào. Để áp dụng phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp, qua bưu điện hay qua người thứ ba được ủy quyền theo quy định của pháp luật cho phù hợp.

Tuy nhiên, phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự qua người thứ ba được ủy quyền, pháp luật tố tụng dân sự hiện hành vẫn chưa quy định rõ ràng về trình tự thủ tục mà chỉ quy định hình thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự qua trung gian. Cụ thể, chỉ quy định hình thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự qua người thân thích, qua tổ trưởng tổ dân phố, qua Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã. Việc quy định như vậy đã gây nhiều khó khăn cho người có trách nhiệm cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự, cũng như ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người có quyền được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Có thể dẫn tới vi phạm quy định của pháp luật về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự.

Không chỉ phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự qua người thứ ba được ủy quyền chưa được pháp luật tố tụng dân sự hiện hành quy định rõ ràng về trình tự, thủ tục. Mà còn phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự qua bưu điện pháp luật tố tụng dân sự cũng chưa quy định rõ ràng về trình tự, thủ tục. Nên

việc áp dụng phương thức này vẫn đang còn gập nhiều khó khăn. Hiện nay phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự qua bưu điện gồm hai hình thức: Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thường và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự chuyển phát nhanh. Trong mỗi hình thức được chia ra hai cách thức là báo kết quả và không báo kết quả. Tuy nhiên, các văn bản thể hiện việc chuyển giao giữa cơ quan tiến hành tố tụng và bưu điện do bưu điện lập sẵn áp dụng cho mọi đối tượng, không có phần nội dung để cơ quan tiến hành tố tụng có thể ghi số hiệu, ngày, tháng ban hành văn bản tố tụng cũng như ghi thời gian triệu tập, mời đương sự, người tham gia tố tụng khác và cũng không có mục nhân viên bưu điện phải giao tận tay cho đối tượng được cấp, tống đạt, thông báo. Hơn nữa, công việc của bưu điện trong việc nhận, chuyển và giao thư được thực hiện qua nhiều giai đoạn với nhiều nhân viên thực hiện, nên nhân viên giao tận tay cho đối tượng được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng có thể không phải là nhân viên nhận văn bản từ cơ quan tiến hành tố tụng ban đầu. Chính vì vậy, các văn bản tố tụng dân sự chỉ chuyển đến địa chỉ mà cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định trên bao thư còn việc người có tên trên bao thư ký nhận hay không, không được nhân viên bưu điện quan tâm. Và ta có thể đơn cử xét một trường hợp như sau:

Sáng ngày 17 tháng 04 năm 2007, phiên xét xử phúc thẩm lần ba vụ tai nạn giao thông thảm khốc do Phạm Hồng Quân gây ra trên đường cao tốc Láng – Hòa Lạc hồi cuối năm 2001, làm chết hai nữ sinh Phạm Phương Linh và Phạm Anh Thư trường trung học cơ sở Lương Thế Vinh, đã được mở tại Tòa án Nhân nhân tối cao. Tuy nhiên, một trong hai đại diện gia đình nạn nhân là bà Nguyễn Phương Dung mẹ của Phạm phương Linh đã vắng mặt tại tòa với lý do bà Dung không nhận được giấy triệu tập bà đến dự phiên tòa do chính bà đồng đệ đơn kháng cáo. Về vấn đề này, Hội đồng xét xử khẳng định đã chuyển giấy triệu tập cho bà dung qua đường bưu điện và được phía bưu điện xác nhận. Còn đại diện gia đình nạn nhân còn lại là ông Phạm Công Hoan cho biết, giấy triệu tập của ông được bưu điện gửi qua khe cửa rơi vào đúng “máng ăn” của con chó nhà ông và tờ giấy triệu tập đã bị chó gặm nham nhở 28.

Ở đây, việc tống đạt giấy triệu tập của Tòa án qua đường bưu điện chưa được thực hiện một cách hiệu quả do nhân viên bưu điện thực hiện chưa tốt công việc, còn xem nhẹ trách nhiệm của mình. Khi nhân viên bưu điện đến địa chỉ nhà ông Hoan đại diện gia đình nạn nhân thực hiện công việc của mình là giao thư, hay nói cách khác là người có trách nhiệm tống đạt giấy triệu tập của Tòa án cho ông Hoan theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011. Khi đó

28 Hồng Vân, Tạm dừng phiên tòa vì gia đình bị hại chưa nhận được giấy triệu tập, Báo điện tử Hà Nội mới, 2007,

http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Phap-luat/126777/t7841%3Bm-d7915%3Bng-phien-toa-vi-m7897%3Bt-gia- 273%3Binh-b7883%3B-h7841%3Bi-ch432%3Ba-nh7853%3Bn-273%3B432%3B7907%3Bc-gi7845%3By- tri7879%3Bu-t7853%3Bp, [ngày truy cập 10-09-2014].

nhân viên bưu điện này chỉ đưa giấy triệu tập vào khe cửa nhà ông Hoan, ông Hoan không hay và tất nhiên nhân viên bưu điện không hề đưa cho ông biên bản giao nhận giấy để ký xác nhận. Đến khi ông hay thì giấy triệu tập của Tòa án gửi tới đã bị chó gặm nham nhở. Rõ ràng ở đây, nhân viên bưu điện không hề quan tâm ai sẽ là người nhận được giấy triệu tập cũng như việc ký xác nhận, nhân viên bưu điện chỉ chuyển đến địa chỉ ghi trên bì thư là hoàn thành công việc hay trách nhiệm của mình. Nhân viên bưu điện thực hiện không tốt công việc, xem nhẹ trách nhiệm của mình là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng ở đây, một phần là do phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự qua đường bưu điện chưa có quy định rõ ràng về trình tự, thủ tục. Cho nên, rất nhiều trường hợp đối tượng khác nhận thay, nhưng nhân viên bưu điện không ghi rõ đối tượng nhận là ai, quan hệ như thế nào với đối tượng được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Điều này dẫn tới việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự của cơ quan tiến hành tố tụng không hiệu quả, vi phạm quy định của pháp luật về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Khi nhân viên bưu điện vi phạm quy định về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự, vấn đề đặt ra ở đây là xác định trách nhiệm theo quy định của pháp luật có khả thi hay không.

2.2.1.2 Phương thức niêm yết công khai

Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự niêm yết công khai, đây là phương thức tiếp đến được xem xét khi cơ quan tiến hành tố tụng giao cho người có trách nhiệm thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cho đương sự, người tham gia tố tụng khác và cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Theo quy định tại khoản 1 Điều 154 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, thì phương thức này được áp dụng khi “không rõ tung tích của người được cấp, tống đạt, thông báo hoặc không thể thực hiện được việc cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp”. Như vậy, điều kiện để áp dụng phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng niêm yết công khai là khi không rõ tung tích của người được cấp, tống đạt, thông báo và khi không thực hiện được phương thức cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp. Tuy nhiên, việc quy định điều kiện áp dụng của phương thức này đã gây không ít khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng khi quyết định áp dụng phương thức. Bởi khi nào là không thực hiện được phương thức cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng trực tiếp, cơ quan tiến hành tố tụng vẫn chưa xác định được điều này. Vì hiện nay pháp luật tố tụng dân sự hiện hành vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể. Điều này đã làm cho cơ quan tiến hành tố tụng hiểu sai về quy định hoặc áp dụng không đúng quy định này. Vậy nên cần sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, để cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đúng đắn quy định này của pháp luật nhằm phát huy tối đa vai trò và ý nghĩa của nó.

2.2.1.3 Phương thức thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng

Đây là phương thức sau cùng được xem xét đến khi cơ quan tiến hành tố tụng giao cho người có trách nhiệm thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cho đương sự, người tham gia tố tụng khác và cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Theo quy định tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì phương thức này được áp dụng “khi pháp luật có quy định hoặc có căn cứ xác định là việc niêm yết công khai không bảo đảm cho người được cấp, tống đạt, thông báo nhận được thông tin về văn bản cần được cấp, tống đạt hoặc thông báo. Việc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng có thể được thực hiện nếu có yêu cầu của các đương sự khác. Lệ phí thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng do đương sự có yêu cầu thông báo phải chịu”. Như vậy, ta có thể hiểu các trường hợp phải thực hiện phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng bao gồm: Khi pháp luật có quy định; Khi có căn cứ xác định việc niêm yết công khai không bảo đảm cho người được cấp, tống đạt, thông báo nhận được thông tin từ văn bản cần được cấp, tống đạt hoặc thông báo; Có thể thực hiện nếu có yêu cầu của đương sự khác.

Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành đã quy định trình tự thủ tục tiến hành đối với phương thức này một cách cụ thể, nhưng trên thực tế có rất ít cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng. Bởi vì, theo quy định tại khoản 1 Điều 155 nêu trên thì đương sự phải chịu chi phí đăng trên phương tiện thông tin đại chúng khi họ là người yêu cầu. Trong trường hợp họ không yêu cầu mà khi pháp luật có quy định, trong trường hợp có căn cứ xác định việc niêm yết công khai không bảo đảm cho người được cấp, tống đạt, thông báo nhận được thông tin từ văn bản cần được cấp, tống đạt hoặc thông báo thì đương sự không phải chịu chi phí đăng trên phương tiện thông tin đại chúng. Vậy, trong trường hợp này thì cơ quan tiến hành tố tụng có phải chịu chi phí đăng trên phương tiện thông tin đại chúng hay không, nếu phải chịu thì cơ quan tiến hành tố tụng phải quyết toán vào đâu, hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn.

Thêm nữa là, trong một số trường hợp người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự vắng mặt do bỏ địa phương hay cố tình lẩn tránh nên việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng trực tiếp sẽ không đạt hiệu quả. Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng cũng sẽ không có cơ sở để người được cấp, tống đạt, thông báo biết được thông tin về văn bản tố tụng cần được cấp, tống đạt, thông báo. Điều này làm cho việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự kéo dài, có thể dẫn tới vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử.

Chính vì lẽ đó, trên thực tế cơ quan tiến hành tố tụng chỉ dừng lại ở mức niêm yết công khai, việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng chỉ được thực hiện khi đương sự có yêu cầu. Vì vậy, cần phải có

hướng dẫn cụ thể hay sửa đổi quy định theo hướng cụ thể hơn, để đảm bảo việc áp dụng quy định một cách sâu rộng trên thực tế.

2.2.2 Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự

Để cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng một cách thuận lợi các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Pháp luật tố tụng dân sự hiện hành cũng đã quy định thủ tục đối với từng phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Cụ thể là: Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp, bao gồm thủ tục trực tiếp cho cá nhân và trực tiếp cho cơ quan, tổ chức; Thủ tục niêm yết công khai; Thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Lần lược được quy định tại các Điều: 151, 152, 153, 154, 155 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011.

2.2.2.1 Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp

Theo quy định tại Điều 151 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định chung về thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp. Đã xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của người thực hiện thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp là “phải trực tiếp chuyển giao cho người được cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng có liên quan”. Đồng thời cũng quy định rõ nghĩa vụ của người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng qua thủ tục trực tiếp là “phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận văn bản tố tụng”. Bên cạnh đó cũng quy định thời

Một phần của tài liệu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)