Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004

Một phần của tài liệu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự (Trang 28 - 29)

5. Bố cục đề tài

1.4.2 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khóa VIII khẳng định tiếp tục cải cách cách tư pháp, trong đó chú trọng cải cách thủ tục tố tụng25. Công cuộc cải cách tư pháp nước ta có thực hiện thành công hay không phụ thuộc một phần rất lớn vào công cuộc cải cách thủ tục tố tụng. Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp, bổ sung những thiếu sót trong thủ tục tố tụng dân sự, kinh tế, lao động, khắc phục sự tản mạn, trùng lấp, thiếu đồng bộ trong các quy trình của pháp luật tố tụng dân dự trước đây, đồng thời tạo điều kiện cho Tòa án giải quyết các vụ việc dân sự nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật. Ngày 15 tháng 06 năm 2004, Quốc hội khóa XI đã thông qua Bộ luật tố tụng dân sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại kỳ họp thứ năm, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2005.

Bộ luật tố tụng dân sự gồm bốn trăm mười tám điều được cơ cấu làm chín phần, ba mươi sáu chương. Chế định cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự nằm ở chương X trong phần thứ nhất những quy định chung, gồm mười một điều (từ Điều 146 đến Điều 156). Quy định nghĩa vụ, các văn bản tố tụng, người thực hiện, các phương thức, tính hợp lệ, thông báo kết quả cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng. Quy định về thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bao gồm: Thủ tục trực tiếp, thủ tục trực tiếp cho cá nhân, thủ tục trực tiếp cho cơ quan và tổ chức, thủ tục niêm yết công khai, thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có Bộ luật tố tụng dân sự và cũng lần đầu tiên một chế định về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự được quy định khá đầy đủ và chi tiết như vậy. Đây là một bước ngoặc phát triển của thủ tục tố tụng dân sự Việt Nam, tạo điều kiện cho Tòa án giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, dễ dàng. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho những người tham gia tố tụng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của pháp luật.

Chúng ta đã biết quá trình hình thành và phát triển của chế định cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cũng như thế nào là cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự, đặc điểm, ý nghĩa của nó và văn bản tố tụng dân sự nào được cấp, tống đạt, thông báo. Qua đó chúng ta đã có một cách nhìn khái quát về chế định này để hiểu và nhận dạng được nó. Nhưng để hiểu thêm toàn diện về chế định này cần có một cách nhìn khác, đó là cách nhìn dưới góc độ quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng. Và đây, qua những vấn đề cơ bản đặt dưới góc độ lý luận chung là tiền đề cho việc tìm hiểu chế định này dưới sự quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng.

25 Đảng cộng sản Việt Nam, văn kiện đại hội lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.56.

CHƯƠNG 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG DÂN SỰ

Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự là một công việc quan trọng góp phần giải quyết vụ việc dân sự đúng pháp luật nhằm thể hiện tính công bằng, dân chủ, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của các bên và bảo vệ chế độ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 đã quy định riêng một chương (chương X) về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Trong phần này pháp luật quy định về chủ thể, trình tự và thủ tục, hậu quả pháp lý của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự.

2.1 Chủ thể của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự

Chủ thể của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự là yếu tố cấu thành cơ bản của quan hệ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Chủ thể của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia vào quá trình tố tụng dân sự. Xét vào mục đích tham gia tố tụng, địa vị pháp lý và đặc biệt theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì các chủ thể của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự có thể chia các chủ thể thành: Các cơ quan có nghĩa vụ, những người có trách nhiệm cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự và những người có quyền được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Pháp luật đã quy định cho họ có các quyền và nghĩa vụ pháp lý phù hợp để thực hiện tốt mục đích tố tụng dân sự của mình.

Một phần của tài liệu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)