5. Bố cục đề tài
2.2.2.3 Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thông báo trên
phương tiện thông tin đại chúng
Theo quy định tại khoản 2 Điều 155 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng được tiến hành như sau: “Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng phải được đăng trên báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương trong ba ngày liên tiếp”. Việc quy định trình tự thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng như vậy là khá đầy đủ và cụ thể. Nhưng trên thực tế hiện nay, trong một số trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng còn gặp khó khăn trong việc có nên áp dụng thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng hay không.
Ta có thể xét trong trường hợp, hiện nay có rất nhiều vụ án hôn nhân và gia đình, do bất đồng quan điểm trong cuộc sống dẫn tới mâu thuẫn hay vì một lý do nào khác một bên vợ hoặc chồng đã bỏ đi nơi khác. Vì không sống chung đã lâu nên muốn ly hôn với người vợ hoặc chồng đã bỏ đi để kết hôn với người khác hoặc vì nguyên nhân khác, người chồng hoặc vợ đã làm thủ tục tuyên bố mất tích người vợ hoặc chồng đã bỏ đi. Sau khi có quyết định tuyên bố vợ hoặc chồng mất tích, người còn lại làm thủ tục yêu cầu ly hôn với người mất tích. Sau khi thụ lý, Tòa án đã tiến hành cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp, qua bưu điện, qua người thứ ba được ủy quyền cũng như niêm yết công khai các văn bản tố tụng cho vợ hoặc chồng mất tích nhưng không thực hiện được. Tiếp sau đó, các Tòa án còn có quan điểm trái chiều nhau về việc có nên tiếp tục thực hiện thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng hay không:
Quan điểm thứ nhất, Tòa án tiến hành đưa vụ án ra xét xử mà không thực hiện thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thông báo trên phương tiện thông tin
đại chúng, bởi vì khi tiến hành thủ tuyên bố mất tích, đã làm thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng mà không có kết quả nên không cần áp dụng lại.
Quan điểm thứ hai, quyết định tuyên bố một người mất tích là được tiến hành theo thủ tục việc dân sự, còn việc một người khởi kiện yêu cầu ly hôn với người mất tích được tiến hành giải quyết theo thủ tục vụ án hôn nhân và gia đình. Chính vì vậy, cần phải tiếp tục thực hiện thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng dân sự trên phương tiện thông tin đại chúng.
Theo quan điểm của tác giả, đồng ý với quan điểm thứ hai vì quan điểm thứ hai là hoàn toàn có căn cứ. Bởi lẽ, căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 78 Bộ luật dân sự năm 2005 thì “trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”. Khi Tòa án thụ lý yêu cầu xin ly hôn với người mất tích thì Tòa án tiến hành giải quyết theo thủ tục vụ án hôn nhân và gia đình. Còn trước đó, Tòa án tuyên bố một người mất tích được tiến hành theo thủ tục giải quyết việc dân sự, hai thủ tục này là hoàn toàn khác biệt nhau. Như vậy, khi Tòa án thụ lý giải quyết yêu cầu này, phải tuân thủ trình tự thủ tục giải quyết vụ án hôn nhân gia đình, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất tích. Trong đó có thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Thêm nữa là, thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng không loại trừ áp dụng đối với bất kỳ vụ án nào.