5. Bố cục đề tài
3.1.1.2 Kiến nghị hoàn thiện
Để thêm hoàn thiện cũng như khắc phục sự thiếu sót và bất cập trên, theo quan điểm cá nhân của tác giả trong bài viết này thì nên sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 149 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 thành hai phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Cụ thể như sau:
“Điều 149 Các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng được thực hiện bằng các phương thức sau đây:
1. Cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp;
2. Cấp, tống đạt, thông báo qua trung gian gồm: Người thân thích, tổ trưởng tổ dân phố, Ủy ban nhân dân cấp xã, công an cấp xã và qua bưu điện;
3. Niêm yết công khai;
4. Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.”
Bên cạnh đó Tòa án nhân dân tối cao, Bộ thông tin và truyền thông cần ban hành văn bản liên tịch về việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự qua đường bưu điện. Theo đó văn bản cần phải thể hiện các nội dung chính sau đây:
Thứ nhất, cần hướng dẫn mẫu văn bản chuyển giao văn bản giữa Tòa án với nhân viên bưu điện;
Thứ hai, hướng dẫn mẫu văn bản chuyển giao văn bản giữa nhân viên bưu điện với người cần được cấp, tống đạt hoặc thông báo;
Thứ ba, hướng dẫn rõ trường hợp nhân viên bưu điện chuyển giao văn bản tố tụng trực tiếp cho người được cấp, tống đạt hoặc thông báo, qua người thân thích, qua chính quyền địa phương cũng như trường hợp không thực hiện được việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng.
Cùng với đó Tòa án nhân dân tối cáo, Bộ tư pháp cần ban hành văn liên tịch về việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng. Theo đó văn bản phải thể hiện các nội dung chính sau đây:
Thứ nhất, hướng dẫn rõ ràng hơn về trình tự, thủ tục cấp, tống đạt văn bản tố tụng dân sự qua trung gian;
Thứ hai, quy định rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã, công an cấp xã, tổ trưởng tổ dân phố trong việc thực hiện thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng qua trung gian;
Thứ ba, quy định về chế độ bồi dưỡng của những người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng qua trung gian để kích thích họ hực hiện tốt công việc.
3.1.2 Bất cập và kiến nghị hoàn thiện về phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn
bản tố tụng dân sự niêm yết công khai
3.1.2.1 Bất cập
Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự niêm yết công khai được áp dụng khi “không rõ tung tích của người được cấp, tống đạt, thông báo hoặc không thể thực hiện được việc cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp”. Việc quy định điều kiện áp dụng phương thức này đã gây không ít khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng khi áp dụng phương thức. Khó khăn không nằm ở việc xác định khi nào là không rõ tung tích của người cần được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng mà khó khăn nằm ở việc xác định khi nào là không thể thực hiện được phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp. Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự không thể thực hiện được khi
“người được cấp, tống đạt, thông báo vắng mặt mà không rõ thời điểm trở về hoặc không rõ địa chỉ”. Nhưng qua thực tiễn áp dụng ta thấy trong trường hợp người được cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng không có người thân thích cùng cư trú có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc có nhưng họ không chịu nhận hộ văn bản tố tụng. Thì người có trách nhiệm thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng, họ có thể chuyển giao văn bản tố tụng cho tổ trưởng tổ dân phố, Ủy ban nhân dân cấp xã, công an cấp xã nơi người được cấp, tống đạt hoặc thông báo cư trú. Yêu cầu những người này cam kết giao lại tận tay cho người được cấp, tống đạt hoặc thông báo. Những người này “phải thông báo ngay kết quả việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho Tòa án hoặc cơ quan
ban hành văn bản tố tụng đó”32. Nhưng, những người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Ủy ban nhân dân cấp xã, công an cấp xã hay tổ trưởng tổ dân phố, thường những người này am hiểu về các quy định cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự còn hạn chế. Do đó, khi họ thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng còn sai sót và thực hiện không đúng theo quy định của pháp luật. Những sai sót họ thường mắt phải là: Không trực tiếp giao cho người được cấp, tống đạt hoặc thông báo mà gửi người khác đưa giúp nên văn bản thường bị thất lạc, giao trực tiếp nhưng không lập biên bản giao nhận, hay có lập biên bản giao nhận nhưng lại giao luôn cho người được cấp, tống đạt hoặc thông báo. Và đặc biệt hơn hết khi đó, đa số các trường hợp họ không thông báo lại kết quả việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cho Tòa án hoặc cơ quan ban hành văn bản tố tụng đó. Điều này đã gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xác định có thực hiện được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp hay không. Để có thể áp dụng phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự niêm yết công khai. Như vậy sớm cần có giải pháp hoàn thiện để để cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng phương thức này một cách thật hiệu quả và thuân lợi hơn.
3.1.2.2 Kiến nghị hoàn thiện
Để hoàn thiện quy định về phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự niêm yết công khai, mà cụ thể ở đây là qua thực tiễn áp dụng đã bộc lộ ra bất cập về điều kiện áp dụng phương thức cần có giải pháp hoàn thiện. Như vậy, để hoàn thiện quy định về điều kiện áp dụng phương thức này, theo quan điểm cá nhân của tác giả thì giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ tư pháp cần có văn bản liên tịch có nội dung về vấn đề này. Như đã trình bày ở mục 3.1.1.2 Kiến nghị hoàn thiện, để hoàn thiện phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua ngươi thứ ba được ủy quyền thì tác giả cũng có kiến nghị hoàn thiện là giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ tư pháp đã có văn bản liên tịch. Tiếp theo văn bản liên tịch đó ở phần này, tác giả xin bổ sung thêm một nội dung để hoàn thiện phương thức cấp tống đạt thông báo văn bản tố tụng dân sự niêm yết công khai:
Thứ tư, những người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự của Ủy ban nhân dân cấp xã, công an xã, tổ trưởng tổ dân phố phải thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và quy định của văn bản này.
32
3.1.3 Bất cập và kiến nghị hoàn thiện về phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng bản tố tụng dân sự thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng
3.1.3.1 Bất cập
Điều kiện để áp dụng phương thức cấp, tống đạt, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng là khi pháp luật có quy định, khi có căn cứ xác định việc niêm yết công khai không bảo đảm cho người được cấp, tống đạt, thông báo nhận được thông tin từ văn bản cần được cấp, tống đạt hoặc thông báo và có thể thực hiện nếu có yêu cầu của đương sự khác. Nhưng qua thực tế áp dụng có rất ít cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng phương thức này và chỉ dừng lại ở phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự niêm yết công khai. Bởi “lệ phí đăng trên phương tiện thông tin đại chúng do đương sự có yêu cầu thông báo phải chịu”. Còn nếu trong trường hợp họ không yêu cầu mà khi pháp luật có quy định, trong trường hợp có căn cứ xác định việc niêm yết công khai không bảo đảm cho người được cấp, tống đạt, thông báo nhận được thông tin từ văn bản cần được cấp, tống đạt hoặc thông báo thì đương sự không phải chịu chi phí đăng trên phương tiện thông tin đại chúng. Vậy, trong trường hợp này thì cơ quan tiến hành tố tụng có phải chịu chi phí đăng trên phương tiện thông tin đại chúng hay không, nếu phải chịu thì cơ quan tiến hành tố tụng phải quyết toán vào đâu. Cùng với đó, trong một số trường hợp “người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự vắng mặt do bỏ địa phương hay cố tình lẩn tránh” nên việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng trực tiếp sẽ không đạt hiệu quả. Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng cũng sẽ không có cơ sở để người được cấp, tống đạt, thông báo biết được thông tin về văn bản tố tụng cần được cấp, tống đạt, thông báo. Điều này làm cho việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự kéo dài, có thể dẫn tới vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử. Do đó, chúng ta cần sửa đổi quy định về điều kiện áp dụng phương thức này cũng như quy định một số văn bản chỉ nên dừng lại ở việc cấp, tống đạt, thông báo không được ở các phương thức trước.
3.1.3.2 Kiến nghị hoàn thiện
Để phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng được thêm hoàn thiện và áp dụng sâu rộng vào trong thực tế. Theo quan điểm cá nhân của tác giả thì có một số kiến nghị hoàn thiện sau:
Thứ nhất, quy định về các văn bản tố tụng dân sự chỉ nên dừng lại phương thức cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp, qua trung gian và phương thức niêm yết công khai văn bản tố tụng dân sự. Cụ thể, sửa đổi, bổ sung Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 như sau:
“Điều 147 Các văn bản tố tụng phải được cấp, tống đạt hoặc thông báo 1. Bản án, quyết định của Tòa án.
3. Giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời trong tố tụng dân sự.
4. Biên lai thu tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và các chi phí khác.
5. Các văn bản tố tụng khác mà pháp luật có quy định.
6. Đối với các văn bản về hoạt động thu thập tài liệu, chứng cứ của Tòa án thì không áp dụng thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.”
Thứ hai, sửa đổi, bổ sung quy định về điều kiện áp dụng phương thức tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 như sau:
“1. Việc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng chỉ được thực hiện khi pháp luật có quy định hoặc có yêu cầu của đương sự. Lệ phí thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng do đương sự có yêu cầu thông báo phải chịu.”
3.2 Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự
Quy định của pháp luật về thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự là một trong những quy định quan trọng. Cũng là một trong những cơ sở để người có trách nhiệm thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự áp dụng vào trong thực tiễn cấp, tống đạt, thông báo. Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự của những người có trách nhiệm có thuận lợi, hiệu hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào những quy định về thủ tục này. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng những quy quy định về thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp và niêm yết công khai còn bộc lộ ra những bất cập, thiếu sót ảnh hưởng đến việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự của người có trách nhiệm. Đồng thời ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người có quyền được cấp, tống đạt, thông báo, cũng như ảnh hưởng đến quá trình tố tụng dân sự. Như vậy, cần có hướng khắc phục những bất cập, thiếu sót để thêm hoàn thiện quy định về thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trực tiếp và niêm yết công khai.