Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí đến mọi tầng lớp nhân dân để mọi ngƣời nâng cao ý thức chấp hành.
Tăng cƣờng mối quan hệ phối hợp chỉ đạo và thực thi nhiệm vụ của các cơ quan trong hệ thống tài chính, xây dựng các phƣơng pháp quản lý khoa học sát thực, nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý chi ngân sách nhà nƣớc.
Phối hợp chặt chẽ với kho bạc nhà nƣớc giám sát các khoản chi, giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết để tạo điều kiện cho các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ.
Tiếp tục sắp xếp lại tổ chức bộ máy các cơ quan đơn vị trong hệ thống tài chính theo hƣớng tinh giảm gọn nhẹ phù hợp với tình hình đổi mới của đất nƣớc. Xác định cụ thể hơn về chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan trong hệ thống tài chính, trong việc quản lý chi ngân sách nhà nƣớc, kiên quyết thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong giao dự toán, quyết toán ngân sách.
Thực hiện nghiêm pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, thống kê để các đơn vị sử dụng kinh phí chi từ ngân sách nhà nƣớc chi ngân sách nhà nƣớc, đảm bảo kịp thời gian và chất lƣợng. Bố trí hợp lý thời gian kiểm tra quyết toán các đơn vị cơ sở trƣớc khi quyết toán tổng hợp ngân sách.
Tổ chức tổng kết đánh giá việc chấp hành chế độ tự chủ về tài chính cho các cơ quan, đơn vị, công tác xây dựng và thực hiện chƣơng trình hành động thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Quản lý và sử dụng ngân sách nhà nƣớc nói chung, ngân sách nhà nƣớc cấp huyện núi riêng là một vấn đề lớn liên quan đến các cấp, các ngành từ trung ƣơng đến địa phƣơng, chịu ảnh hƣởng lớn bởi hệ thống pháp luật, các chế độ chính sách, các định mức chi tiêu. Nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng ngân sách nhà nƣớc là cực kỳ cấp thiết. Các hoat động quản lý ngân sách nhà nƣớc có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của các cơ chế và giải pháp quản lý kinh tế tài chính. Vì vậy, trong đề tài nghiên cứu về “Nâng cao hiệu quả quản lý Ngân sách nhà nƣớc huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An” tác giả nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về ngân sách và hiệu quả quản lý ngân sách; đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý ngân sách huyện Nghĩa đàn và đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Ngân sách nhà nƣớc trên cơ sở thực tế tình hình kinh tế - xã hội của huyện Nghĩa Đàn.
Trên cơ sở thực tế nghiên cứu, luận văn đƣa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng ngân sách huyện Nghĩa Đàn nhƣ sau:
1. Đổi mới quy trình, thủ tục và công nghệ, quan hệ phối hợp quản lý thu thuế
-Hệ thống chính sách, thủ tục và các mẫu biểu quy định về thuế cần đƣợc nghiên cứu cải tiến thống nhất, đơn giản, dễ hiểu, bên cạnh việc áp dụng công nghệ thông tin điện tử vào hoạt động quản lý, kê khai để các doanh nghiệp có thể thực hiện tự tính, tự kê khai thuế của mình một cách chính xác, đầy đủ và thuận tiện nhất. Cải tiến thủ tục hành chính và đầu tƣ hệ thống quản lý thu thuế, phát triển dịch vụ tƣ vấn thuế với chức năng tuyên truyền vận động, hƣớng dẫn, giải thích, trả lời các vƣớng mắc về chính sách cũng nhƣ các thủ
100
tục kờ khai, tính thuế để doanh nghiệp có thể thực hiện chế độ kê khai sổ sách chứng từ theo đúng luật.
Tổ chức sắp xếp lại bộ máy ngành thuế, tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng cho đội ngũ cán bộ thanh kiểm tra thuế. Tổ chức xử lý thật nghiêm những trƣờng hợp vi phạm chế độ kê khai thuế, chây ỳ , nợ thuế v.v.
Các ngành Tài chính, Tài nguyên môi trƣờng, Kho Bạc nhà nƣớc, Thuế Nhà nƣớc phối hợp quản lý trong tốt mọi hoạt động thu, chi trên địa bàn nhằm tăng cƣờng khai thác triệt để các nguồn thu của địa phƣơng.
2. Đổi mới và hoàn thiện chính sách quản lý đầu tƣ, quản lý giá trong đầu tƣ xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị
Tăng cƣờng quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản, quản lý giá bằng các hình thức thích hợp: Thực hiện nghiêm quy chế định giá, tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà cung cấp trong việc sử dụng nguồn vốn ngân sách đầu tƣ xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, tài sản để góp phần tiết kiệm chi ngân sách.
3. Hoàn thiện cơ chế chính sách, xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp
Chính Phủ chỉ đạo Bộ Tài chính và các ngành, tổ chức kiểm tra, rà soát các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu hiện hành, điều chỉnh, xóa bỏ các định mức, tiêu chuẩn chi lạc hậu không còn phù hợp với điều kiện hiện tại; ban hành các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu có tính khoa học và khả thi cần thiết cho quản lý tài chính, ngân sách trong thời kỳ mới.
Sở Tài chính và các ngành liên quan kịp thời tham mƣu để UBND tỉnh ban hành các văn bản quy định cụ thể định mức chi những nội dung trung ƣơng cho phép phù hợp với tình hình thực tế địa phƣơng.
4. Đổi mới quy trình quản lý chi ngân sách
Đổi mới quy trình quản lý chi ngân sách theo hƣớng tăng tính chủ động, tự quyết định, tự chịu trách nhiệm trong quản lý Ngân sách cho các đơn vị.
101
Nâng cao vai trò trách nhiệm của Kho bạc nhà nƣớc trong kiểm soát chi và thanh toán cho khách hàng- tiến tới thực hiện thanh toán qua hệ thống thông tin điện tử.
5. Thực hiện nghiêm quy định công khai tài chính ngân sách
Công khai tài chính Ngân sách là một nội dung quan trọng trong cải cách tài chính công. Công khai ngân sách nhằm kiểm tra, đánh giá việc quản lý sử dụng ngân sách một cách khách quan - ngăn chặn các hành vi tiêu cực, phát huy tối đa đƣợc hiệu quả quản lý sử dụng nguồn lực tài chính ngân sách.
Để thực hiện nội dung trên các đơn vị, địa phƣơng phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
-Các tổ chức, cá nhân phải thực hiện công khai nguồn lực tài chính, ngân sách của địa phƣơng đơn vị mình. Tổ chức công khai đúng nơi quy định; tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, công chức , viên chức và các tầng lớp nhân dân để mọi ngƣời thấy đƣợc quyền lợi và trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng Ngân sách nhà nƣớc.
-Thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện công khai tài chính của các đơn vị các địa phƣơng; xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân không chấp hành việc công khai. Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở kết hợp cùng với công khai Ngân sách để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra; thực hiện công bằng, dân chủ trong công tác quản lý Ngân sách nhà nƣớc; góp phần thực hành tiết kiệm chống tham nhũng và lãng phí.
6. Tăng cƣờng hoạt động kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý sử dụng Ngân sách
Kiểm toán, thanh tra là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nƣớc. Tầm quan trọng của hoạt động kiểm toán, thanh tra đƣợc thể hiện trên hai mặt; một mặt nhằm phát hiện ra những vi phạm về quản lý thu, chi tài chính ngân sách nhà nƣớc. Đồng thời qua kiểm
102
toán, thanh tra phát hiện và kiểm nghiệm tính phù hợp của các văn bản quy định về định mức, chế độ để tham mƣu nhà nƣớc kịp thời chỉnh lý, bổ sung, sửa đổi. Các địa phƣơng, đơn vị cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
-Các đơn vị tự tổ chức kiểm tra nội bộ thƣờng xuyên và đột xuất để phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm trong quản lý sử dụng ngân sách.
-Phối hợp hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan thanh tra nhà nƣớc và thanh tra tài chính. Kiện toàn tổ chức, nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
- Các đơn vị, địa phƣơng cần thực hiện nghiêm kết luận thanh tra, kiểm tra. Đồng thời phải xử lý nghiêm các vi phạm đƣợc phát hiện qua thanh tra, kiểm tra, kiểm toán..
103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ban chấp hành Đảng bộ Huyện Nghĩa Đàn (2005), Nghị quyết nhiệm kỳ 2006 -2010
2 Ban chấp hành Đảng Bộ Huyện Nghĩa Đàn (2010), Nghị quyết nhiệm kỳ 2011-2015
3 Bộ Tài chính (2003), Thông tƣ 59/2003/TT-BTC 4 Bộ Tài chính (2003), Thông tƣ số 60/2003/TT-BTC 5 Bộ Tài chính (2005) Thông tƣ 146/2011/TT-BTC. 6 Bộ Tài chính (2005), Thông tƣ số 21/2005/TT-BTC
7 Bộ Tài chính (2010) - Hƣớng dẫn lập, quản lý Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nƣớc và quy chế tài chính, sử dụng tài sản công.
8 Chi cục thống kê huyện Nghĩa Đàn(2010- 2014), Niên giám thống kê huyện Nghĩa Đàn
9 Chi cục thuế Huyện Nghĩa Đàn (2010 -2014), Báo cáo tổng kết hàng năm 10 Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
11 Chính phủ (2003), Nghị định số 73/2003/NĐ-CP
12 HĐND huyện Nghĩa Đàn (2010 -2014), Nghị Quyết phê duyệt Dự toán ngân sách nhà nƣớc
13 Phòng Tài chính- KH huyện (2010 -2014), Tổng hợp báo cáo quyết toán ngân sách nhà nƣớc
14 Phạm Thị Lan Anh, Trần Thị Minh Nguyệt (2009), giáo trình lý thuyết tài chính, nhà xuất bản Hà Nội
15 Phan Huy Đƣờng (2010), QLNN về kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 16 Phạm Văn Khoan (1999), Quản lý Tài chính nhà nƣớc, Nxb Tài chính 17 Quốc hội (1996), Luật ngân sách Nhà nƣớc
104 19 Quốc hội (2006), Luật quản lý thuế
20 Trần Văn Giao (2009), Giải đáp về Quản lý tài chính công, Nxb Chính QG 21 UBND huyện Nghĩa Đàn, báo cáo KT-XH huyện tại các kỳ họp HĐND
hàng năm
22 UBND huyện Nghĩa Đàn, Báo cáo thực hiện NSNN từ năm 2010- 2014 23 UBND Huyện Nghĩa Đàn (2010), Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội huyện Nghĩa Đàn - tỉnh Nghệ An đến năm 2020
24 UBND Huyện Nghĩa Đàn, Báo cáo tình hình thực hiện cải cách hành chính và phƣơng hƣớng nhiệm vụ hàng năm
25 UBND huyện Nghĩa Đàn (2011), Báo cáo thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định 130/2005NĐ-CP, Nghị định 43/2006/NĐ-CP.
26 Angie Mohr (2008), Financial management, Advan Tage Quest Publications.
27 Besley and Brigham (2009), Priciples of Finance, South - Western cengage learning.
28 Thomas M. Cappels (2009), Financilally Focused Project Management, J. Ross Purlishing. USA.
29 Jeff Madura (2009), International Financial Management, Thomson South Western.