Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 81 - 84)

Bên cạnh những thành tựu cần phát huy, công tác quản lý thu, chi ngân sách của huyện cũng còn nhiều hạn chế cần khắc phục và cải tiến triệt để. Để thực hiện đƣợc điều đó, trƣớc hết phải hiểu nguyên nhân của những hạn chế là do nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan nhƣ:

- Do cơ chế phân cấp hiện tại không tạo ra đƣợc thế chủ động trong công tác quản lý ngân sách mà đã làm cho ngân sách huyện luôn ở thế bị động. Những khoản thu phải chuyển giao cho cấp trên còn nhiều, các khoản thu trong điều tiết còn nhỏ. Điều này dẫn đến việc các khoản bổ sung từ ngân sách cấp trên nhiều, làm cho việc thực hiện chi chƣa kịp thời, chậm hơn so với yêu cầu.

- Hệ thống các chỉ tiêu, định mức đƣợc xây dựng và sử dụng trong nhiều năm; tính cứng nhắc, lạc hậu so với thực tế thị trƣờng biến động không phù hợp. Các quy trình thu còn rƣờm rà, chƣa gọn nhẹ, chƣa tạo ra cho đối tƣợng thu sự tự giác. Các quy trình về hóa đơn, chứng từ, sổ sách ghi chép còn một số chi tiết không còn phù hợp với hiện tại. Dự toán một số chƣơng trình mục tiêu tỉnh phân giao cho các địa phƣơng nhiều khi thiếu cơ sở thực tế về điều kiện nguồn lực các địa phƣơng nên cấp huyện thiếu cơ sở thực hiện; không phát huy hết hiệu quả sử dụng vốn.

76

- Trong công tác thu và khai thác thu còn bỏ sót nhiều, chƣa khai thác triệt để các khoản thu và chƣa có biện pháp xử lý mạnh đối với các đối tƣợng trốn lậu thuế và các khoản đóng góp khác. Ngoài ra việc nợ đọng thuế từ năm này qua năm khác còn tồn tại khá tự nhiên. Một số doanh nghiệp lớn đóng tại địa bàn nhƣng tỉnh quản lý thu, huyện thực hiện từ GPMB đến chuẩn bị mọi cơ sở hạ tầng và chịu ảnh hƣởng đến môi trƣờng; chơ chế phân cấp thu nhƣ vậy chắc chắn không khuyến khích sự quan tâm cao độ của địa phƣơng cấp huyện, cấp xã.

- Lập dự toán chi ngân sách Nhà nƣớc chƣa sát do còn dựa nhiều vào chỉ tiêu định mức của trên, chƣa mạnh dạn căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị để xây dựng dự toán. Mặt khác nguồn thu của địa phƣơng không ổn định, các cơ quan tham mƣu giúp việc chƣa đánh giá hết khả năng thu để tạo nguồn phục vụ các nhiệm vụ chi, vì thế công tác điều hành chi còn bị động theo tiến độ thu ngân sách.

- Các đơn vị thu hƣởng ngân sách chƣa có biện pháp cụ thể, thiết thực trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Các hoạt động còn mang tính chất phô trƣơng, hình thức.

- Công tác quản lý chƣa chặt chẽ từ khâu lập kế hoạch đến việc kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nƣớc dẫn đến một số khoản chi sai chế độ, định mức.

- Việc phổ biến, tuyên truyền thực hiện Luật ngân sách Nhà nƣớc, chế độ chính sách còn hạn chế, các chế độ chính sách, định mức chi còn lạc hậu so với thực tế, thƣờng xuyên thay đổi, thiếu đồng bộ, khó vận dụng.

- Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ chƣa sâu. Việc cập nhật chế độ chính sách chƣa thƣờng xuyên, chƣa đổi mới trong công tác quản lý, còn xa rời thực tế.

77

Qua phân tích thực trạng công tác quản lý và sử dụng ngân sách huyện Nghĩa Đàn, cho thấy trong thời gian qua huyện Nghĩa Đàn đã đạt đƣợc những thành tựu trong công tác quản lý và sử dụng ngân sách, cụ thể nhƣ sau:

- Kết quả thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn huyện đạt khá cao và toàn diện trên các lĩnh vực và tăng cao so với kế hoạch tỉnh giao. Đặc biệt là nguồn thu lệ phí trƣớc bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền thuê đất mặt nƣớc...

- Công tác quản lý nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản ngày càng đƣợc quan tâm. Các khoản chi ngân sách hầu nhƣ đều tăng cao so với năm trƣớc, kể cả chi trong cân đối và chi mục tiêu huyện. Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, trong thời gian qua công tác quản lý và sử dụng ngân sách huyện Nghĩa Đàn vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

Các chƣơng trình mục tiêu của huyện triển khai còn chậm. Nhiều chƣơng trình giải ngân chậm hoặc giải ngân không hết nên hiệu quả đạt chƣa cao.

Việc thu và quản lý khai thác các nguồn thu còn bỏ sót, chƣa tƣơng xứng với năng lực và tình hình kinh tế, xã hội của huyện nhƣ: Chƣa khai thác hết tiềm năng thu thuế từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thu phí bảo vệ môi trƣờng chƣa ổn định và ở mức thấp.

Để phát huy đƣợc những ƣu điểm và khắc phục những nhƣợc điểm còn tồn tại, trong thời gian tới huyện Nghĩa Đàn cần có những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách, tƣơng xứng với tiềm lực kinh tế của huyện.

78

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)