Vị trí địa lý huyện Nghĩa Đàn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 42 - 45)

Nghĩa Đàn là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An. Trƣớc khi chia tách, Nghĩa Đàn có tổng diện tích tự nhiên 73.000 ha với hơn 19 vạn dân, có 32 xã và thị trấn; là khu vực trung tâm của vùng Phủ Quỳ giàu tiềm năng và lợi thế phát triển, là đầu mối giao thƣơng đến mọi miền đất nƣớc. Sau khi thực hiện việc chia tách địa giới hành chính để thành lập thị xã Thái Hoà theo Nghị định 164/NĐ-CP ngày 15/11/2007 của Chính phủ, huyện Nghĩa Đàn (đƣợc tổ chức lại và chính thức hoạt động từ 10/5/2008) có diện tích tự nhiên là 61.785 héc ta; 24 xã với 308 thôn, bản; dân số 129.000 ngƣời, trong đó có khoảng 1/3 là đồng bào dân tộc ít ngƣời; có gần ¼ dân số theo đạo thiên chúa giáo; toàn huyện có 9 xã đặc biệt khó khăn và hơn một nửa số xã có xóm, bản đặc biệt khó khăn. Thực hiện Nghị quyết số 96/NQ-CP ngày 11/10/2011 của Chính Phủ, về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã để thành lập Thị trấn huyện Nghĩa Đàn. Đến nay toàn huyện có 25 đơn vị hành chính (24 xã, 01 thị trấn).

Ví trí địa lý: Huyện Nghĩa Đàn có tọa độ địa lý 105018’ - 105018’ kinh độ Đông và 19013’ - 19033’ vĩ độ Bắc. Dân số (đến 01/01/2014) là 139.986 ngƣời, gồm 3 dân tộc Kinh, Thái và Thổ. Nghĩa Đàn có đƣờng giáp ranh chung với các huyện: - Huyện Nhƣ Xuân và Nhƣ Thanh (tỉnh Thanh Hóa) phía Bắc - Huyện Tân Kỳ phía Nam, - Huyện Quỳnh Lƣu phía Đông - Huyện Quỳ Hợp, Quỳ Châu phía Tây Và bao quanh toàn bộ Thị xã Thái Hòa ở giữa. Với vị trí địa lý của mình, huyện Nghĩa Đàn giữ vai trong quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An

37

Địa hình: Địa hình khá thuận lợi so với các huyện trung du, miền núi của tỉnh. Huyện có đồi núi không cao, thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, gồm nhiều dãy đồi bát úp thấp và thoải, xen kẽ giữa chúng là các thung lũng bằng phẳng với độ cao trung bình từ 50 m đến 70 m.

Với đặc điểm địa hình bề mặt của huyện Nghĩa Đàn có 8,0% diện tích tự nhiên là đồng bằng thung lũng, 65% là đồi núi thấp thoải, 27% là núi tƣơng đối cao đã tạo cho địa phƣơng nhiều vùng đất thoải bằng với quy mô diện tích lớn, thuận lợi để phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp kết hợp có hiệu quả cao.

Thời tiết và Khí hậu: Huyện Nghĩa Đàn chịu ảnh hƣởng của khí hậu vùng Bắc Trung bộ và vùng Tây Bắc Nghệ An, có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhìn chung, khí hậu thời tiết ở Nghĩa Đàn phù hợp cho cây trồng, vật nuôi phát triển.

Tài nguyên thiên nhiên chính:

-Đất đai Nghĩa Đàn thuộc huyện vùng núi thấp, địa hình ít phức tạp. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 61.785 ha. Trong đó, diện tích sông suối, mặt nƣớc chuyên dùng và núi đá 4.363 ha, diện tích đất còn lại 57.422 ha. Tài nguyên đất của huyện Nghĩa Đàn rất phong phú, thích hợp với nhiều loại cây trồng nhất là các loại cây công nghiệp và cây ăn quả.

- Tài nguyên rừng: Nghĩa Đàn không phải là huyện có nhiều tiềm năng về rừng so với các huyện miền núi khác của tỉnh. Toàn huyện có 22.302.65 ha đất lâm nghiệp (chiếm 36,1% diện tích tự nhiên của huyện, khoảng 5,2% diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh).

-Tài nguyên khoáng sản: Vùng Phủ Quỳ là nơi có nhiều loại khoáng sản quý hiếm nhƣ: Thiếc, vàng, đá trắng, đá Bazan… riêng Nghĩa Đàn chỉ có một số loại: - Đá Bazan với tổng trữ lƣợng khoảng khoảng 100- 170 triệu tấn, Mỏ sét chỉ khoảng trên 1 triệu m3, đá xây dựng trữ lƣợng khoảng 50- 60 triệu m3.

38

Nhìn chung tiềm năng khai thác khoáng sản ở Nghĩa Đàn không nhiều nhƣ một số huyện khác.

Dân cƣ: Dân cƣ Nghĩa Đàn đƣợc định cƣ tƣơng đối ổn định và tập trung trên 307 thôn (bản), bao gồm 3 dân tộc cùng chung sống là Kinh, Thái và Thổ.

Lao động và đời sống: Toàn huyện có 91.023 lao động trong độ tuổi (chiếm 61,79% dân số chung), trong đó lực lƣợng lao động chính 85.295 ngƣời. Lao động trong các ngành KTQD: 80.124 ngƣời, chiếm 93,13 % dân số. Trong đó: Lao động công nghiệp - XD là 9.020 ngƣời, chiếm 12,86 %; Lao động nông- lâm- thuỷ sản 58.276 ngƣời, chiếm 83,1% lao động; Lao động dịch vụ 2.828 ngƣời, chiếm 4,03%. Tỷ lệ hộ đói nghèo còn lớn, chiếm 23,12%, trong đó trên 67% là ngƣời dân tộc thiểu số.

Y tế: Toàn huyện cũ trƣớc đây có hệ thống cơ sở y tế khá đầy đủ từ tuyến huyện đến xã. Bao gồm 2 bệnh viện huyện và khu vực, 32 trạm y tế xã. Sau khi thành lập huyện Nghĩa Đàn, huyện Nghĩa Đàn chỉ còn 24 trạm y tế xã đều là nhà cấp 4, đƣợc xây dựng từ năm 1997 – 1998, nay đã xuống cấp.

Giáo dục: Hệ thống trƣờng học của huyện đến nay sau chia tách còn 02 trƣờng PTTH, có 21 trƣờng THCS, 24 trƣờng tiểu học và 24 trƣờng mầm non, trong đó có 12 trƣờng tiểu học và 2 trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia.

Văn hóa: Trong những năm gần đây công tác văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình đang từng bƣớc đƣợc kiện toàn. Hệ thống cơ sở vật chất ở các làng, thôn, bản, xóm. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, các hoạt động văn hóa phục vụ các ngày lễ lớn, lễ kỷ niệm.

Thể thao: Hoạt động thể dục thể thao trên địa bàn huyện đang từng bƣớc có những phát triển mới, phong trào thể dục thể thao đang hoạt động hết sức sôi nổi. Cơ sở vật chất của ngành ngày càng đƣợc củng cố 24/24 xã, thị trấn có sân thể thao.

39

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)