Mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý Ngân sách huyện Nghĩa Đàn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 86 - 88)

Ngân sách cấp huyện thể hiện tiềm lực kinh tế - tài chính của địa phƣơng; tiềm lực đó phải đủ mạnh để có thể đáp ứng đƣợc các yêu cầu về kinh tế, văn hóa, xã hội của toàn địa bàn huyện. Nhiệm vụ của các nhà lãnh

81

đạo, quản lý ở địa phƣơng là phải không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý Ngân sách huyện, xuất phát từ các mục tiêu sau:

Thứ nhất: nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách là nhằm nâng cao nguồn thu ngân sách.

Hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân không tự nộp thuế cho Nhà nƣớc mà luôn tìm cách trốn thuế. Trong những năm qua, việc áp dụng thuế GTGT khuyến khích xuất khẩu đã tạo điều kiện cho nhiều đơn vị, cá nhân lợi dụng chính sách hoàn thuế để rút ngân sách đến hàng trăm tỷ đồng. Do vậy nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách cũng có nghĩa là nâng cao nguồn thu ngân sách.

Thứ hai: nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách huyện nhằm đảm bảo việc sử dụng ngân sách đạt hiệu quả cao

Các đối tƣợng đƣợc ngân sách cấp phát chi thƣờng chi không đúng mục đích, gây lãng phí và thất thoát ngân sách. Chính vì vậy công tác quản lý ngân sách Nhà nƣớc nói chung và ngân sách cấp huyện nói riêng tất yếu nhằm đảm bảo việc sử dụng ngân sách đạt hiệu quả cao. Để đạt đƣợc điều đó đòi hỏi việc xây dựng, lập dự toán ngân sách phải chính xác, chi tiết, tránh thâm hụt.

Nhƣ đã nêu ở trên, lập dự toán là khâu đầu tiên của quá trình quản lý ngân sách. Chất lƣợng quản lý ngân sách phụ thuộc vào khâu lập dự toán. Lập dự toán là việc lên kế hoạch thu, chi ngân sách cho năm ngân sách tới. Toàn bộ các dự kiến về các khoản thu nhƣ thuế, phí, lệ phí và các khoản chi khác nhƣ chi thƣờng xuyên, chi đầu tƣ phát triển đều đƣợc định hình rõ nét yêu cầu khâu lập dự toán phải đạt đƣợc. Với tƣ cánh là khâu mở đầu, lập dự toán có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý ngân sách cũng nhƣ làm cho ngân sách đó có tính ổn định, an toàn và hiệu quả.

Hiểu đƣợc tầm quan trọng yêu cầu ngân sách huyện phải bắt đầu từ tổ, thôn, xóm đến Xã, thị trấn ; các phòng ban đến các đơn vị hành chính, các cơ

82

sở sản xuất kinh doanh lớn, nhỏ... Cần phải tránh tình trạng bỏ sót nguồn thu hoặc quên nhiệm vụ chi, vì khi các trƣờng hợp đó xẩy ra sẽ làm cho việc quản lý ngân sách dẫn đến bị động, ảnh hƣởng năm ngân sách và các năm sau đó.

Do vậy UBND huyện Nghĩa Đàn hàng năm phải căn cứ vào hƣớng dẫn và thông báo của UBND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của huyện để tiến hành lập dự toán thu, chi ngân sách.

Đầu tiên Chi cục thuế huyện lập dự toán thu ngân sách, sau đó Phòng Tài chính - Kế hoạch tiến hành lập và dự kiến phƣơng án phân bổ dự toán chi đầu tƣ xây dựng cơ bản cho từng đơn vị, dự án thuộc ngân sách địa phƣơng báo cáo cho UBND huyện. Các cơ quan quản lý ngân sách phải đôn đốc các doanh nghiệp căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, dự kiến các khoản phải nộp, số thuế giá trị gia tăng đƣợc hoàn lại gửi cơ quan thuế và cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ thu. Riêng các doanh nghiệp Nhà nƣớc, ngoài việc đăng ký nộp thuế và dự kiến số thuế GTGT đƣợc hoàn lại còn phải lập kế hoạch thu, chi tài chính và mức đề nghị bổ sung vốn lƣu động (nếu có nhu cầu), khoản ngân sách chi hỗ trợ theo chế độ quy định (nếu có). Đồng thời, các cơ quan quản lý ngân sách yêu cầu các đơn vịđại diện cấp ngân sách, kinh phí xem xét dự toán ngân sách của các đơn vị trực thuộc, tổng hợp lập dự toán thu, chi ngân sách theo mục lục NSNN và dự toán chi từ nguồn kinh phí uỷ quyền. Sau khi dự toán ngân sách đƣợc lập xong phải gửi lệ cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)