Định hƣớng nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nƣớc huyện Nghĩa

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 84 - 86)

3.1. Định hƣớng nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nƣớc huyện Nghĩa Đàn huyện Nghĩa Đàn

Nhƣ đã nêu ở trên, ngân sách huyện Nghĩa Đàn là một bộ phận cấu thành nên ngân sách Nhà nƣớc. Từ thực tế ngân sách huyện Nghĩa Đàn còn nhiều khó khăn, chƣa tạo đƣợc nguồn thu cơ bản, ổn định và đảm bảo cho bộ máy hành chính huyện hoạt động hiệu quả. Do vậy trong định hƣớng phát triển đến năm 2020, huyện Nghĩa Đàn cần phải xác định: "Phải tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật ngân sách. Ngân sách Nhà nƣớc phải đƣợc quản lý tập trung thống nhất trong toàn huyện và xác định rõ nhiệm vụ thu, chi ngân sách ở mỗi cấp trên cơ sở thực hiện chi ngân sách Nhà nƣớc theo nguyên tắc tiết kiệm trong tiêu dùng, mở rộng hình thức: ""Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm" để có phần tích lũy ngày càng tăng cho đầu tƣ phát triển".

Từ đánh giá và định hƣớng trên, vấn đề hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách huyện sao cho phù hợp đã trở thành một trong những yêu cầu bức thiết đối với toàn huyện Nghĩa Đàn. Do vậy ngân sách huyện Nghĩa Đàn phải luôn không ngừng cải cách mới nhằm góp phần tạo nên một ngân sách Nhà nƣớc để phát triển nền kinh tế quốc dân. Muốn thực hiện đƣợc mục tiêu đó, cần phải vƣơn tới những định hƣớng sau:

Thứ nhất: Tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới theo quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc. Đó là phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, liên kết đầu tƣ phát triển với các địa phƣơng khác trong và ngoài tỉnh. Ra sức cần kiệm để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả kinh tế đầu tƣ.

79

Thứ hai: Thực hiện cụ thể hóa các chính sách tài chính - tiền tệ, kết hợp với tình hình kinh tế địa phƣơng tạo động lực góp phần phát triển sản xuất ngày càng tăng, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện phát triển công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn.

Thứ ba: Huy động đến mức cao nhất mọi nguồn lực nhằm tăng trƣởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững. Mặt khác thực hiện phân bổ các nguồn lực một cách có hiệu quả, chú trọng cho đầu tƣ xây dựng cơ bản kết hợp với phát triển văn hóa giáo dục. Thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, đồng thời động viên đƣợc mọi thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng một nền tài chính lành mạnh và an toàn.

Thứ tƣ: Chấp hành hệ thống pháp luật tài chính đảm bảo phát huy vai trò kiểm tra giám sát của tài chính nhằm tăng cƣờng trật tự, kỷ cƣơng tài chính, chống tham nhũng, lãng phí làm thất thoát tài sản, tiền vốn của Nhà nƣớc và nhân dân.

Thứ năm: Đẩy mạnh quá trình đa dạng hóa hình thức huy động vốn, khuyến khích hình thành các quỹ đầu tƣ, quỹ tín dụng để huy động các nguồn vốn của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cƣ cho đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội phục vụ đầu tƣ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện có hiệu quả chính sách động viên nhằm khai thác các nguồn thu thông qua thuế, phí và lệ phí.

Thứ sáu: Đẩy mạnh công tác chống thất thu thuế nhằm tăng thu ngân sách, tạo nguồn thu vững chắc. Khuyến khích nhân dân và các tổ chức bỏ vốn đầu tƣ kinh doanh, tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ, định hƣớng đầu tƣ các ngành nghề mà địa phƣơng có lợi thế tƣơng đối so với nơi khác. Đồng thời có chính sách tài chính ƣu đãi cho các doanh nghiệp địa phƣơng tăng khả năng tích lũy, sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tƣ và mở rộng sản xuất kinh

80

doanh, ổn định và tăng nguồn thu cho ngân sách. Quan tâm đầu tƣ cho các vùng nông thôn để đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm sự chênh lệch về mức sống giữa các xã, thị trấn trong toàn huyện. Thực sự tạo ra bƣớc chuyển nhanh chóng kinh tế nông nghiệp theo định hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn dựa trên quy hoạch tổng thể kinh tế, xã hội huyện.

Thứ bảy: Chấp hành nghiêm chỉnh Luật ngân sách Nhà nƣớc ở tất cả các cấp ngân sách và các đơn vị dự toán trong tất cả các khâu từ xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và điều hành quản lý đến khâu thực hiện cấp phát, thanh kiểm tra, kiểm toán, quyết toán ngân sách. Thực hiện thu, chi ngân sách theo đúng luật. Đẩy mạnh xã hội hóa một số nội dung chi sự nghiệp nhƣ: Chi giáo dục - đào tạo, chi y tế, xã hội...

Thứ tám: Đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống doanh nghiệp Nhà nƣớc. Phân loại và định hƣớng bƣớc đi để thực hiện Cổ phần hóa doanh nghiệp, đa dạng hóa hình thức sở hữu.

Thứ chín: Nâng cao năng lực và hiệu quả của bộ máy hành chính, tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý tài chính xuống tận xã, thị trấn. Quy định rõ chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của từng tổ chức trong hệ thống tài chính.

Thứ mƣời: Đầu tƣ phát triển tổng lực từ nhiều nguồn, trong đó nguồn lực tại chỗ chiếm vị trí quan trọng cho tốc độ phát triển. Khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên để nâng cao tính năng động của nền kinh tế cho phù hợp với đặc điểm của huyện. Đồng thời coi trọng và tranh thủ nguồn lực ngoài tỉnh, ngoài nƣớc để đẩy nhanh tốc độ phát triển.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)