Tình hình thực hiện công tác tổ chức đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của

Một phần của tài liệu cam kết bảo vệ môi trường thực trạng và giải pháp áp dụng trên địa bàn huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 49 - 65)

5. Cấu trúc của đề t ài

3.1.1.Tình hình thực hiện công tác tổ chức đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị

(Khóa XI) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

tiếp tục phát huy hiệu quả của các công cụ bảo vệ môi trường nói chung và Cam kết bảo

vệ môi trường nói riêng được khẳng định trong bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ tài

nguyên và môi trường Nguyễn Minh Quang.33 Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hậu Giang đã cùng chung tay, quyết tâm bảo vệ môi trường bền vững trong tình hình ô nhiễm môi trường đang ngày một nghiêm trọng như hiện nay. Ra sức phối hợp với các các ngành liên quan như Đài Phát thanh, Báo Hậu Giang, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân và các đoàn thể khác tổ chức phổ biến, tuyên truyền kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, nâng cao kiến thức cho cán bộ, chính quyền cơ sở thông qua phương tiện truyền thông đại chúng, tổ chức các buổi tập huấn kiến thức pháp luật bảo vệ môi trường, tổ chức hội thi. Qua đó, nâng cao công tác quản lí và điều hành có hiệu quả hơn công tác bảo vệ môi trường trên toàn địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Nghiêm chỉnh chấp hành tinh thần trên, Ủy ban nhân dân huyện Phụng Hiệp cũng ra sức tuyên truyền pháp luật về môi trường cho người dân hiểu và chấp hành đúng theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, công tác phòng ngừa và ngăn chặn tác động của con người, của các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng được chú trọng. Điển hình là việc triển khai tốt các công cụ bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện. Theo số liệu thống kê từ Phòng tài nguyên và môi trường huyện Phụng Hiệp, tính đến thời điểm hiện tại Ủy ban nhân dân huyện Phụng Hiệp đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho 467 trên tổng số 482 cơ sở thuộc đối tượng

33

123doc, Bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang tại Hội nghị quốc gia về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môitrường và cam kết bảo vệ môi trường,

http://123doc.vn/document/134190-bai-phat-bieu-cua-bo-truong-bo-tai-nguyen-va-moi-truong-ve-danh-gia-moi- truong-chien-luoc-danh-gia-tac-dong-moi-truong-va-cam-ket-bao-ve-moi-truong.htm, [Truy cập ngày 26-11-2014]

phải lập cam kết bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo quy định của pháp luật.34 Chiếm tỉ lệ trên 96% cho việc thực hiện triển khai công tác này. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại 15 cơ sở sản xuất kinh doanh đã tiến hành quá trình hoạt động nhưng vẫn chưa có giấy chứng nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường. Các cơ sở này nằm rải rác trên địa bàn các xã, thị trấn sau: Phụng Hiệp, Tân Long, Long Thạnh, Tân Bình, Bình Thạnh, Hòa An, mỗi đơn vị có 1 cơ sở sản xuất kinh doanh không có bản cam kết bảo vệ môi trường; các đơn vị: Phương Bình, Phương Phú, Hòa Mỹ mỗi đơn vị có 2 cơ sở; xã Tân Phước Hưng có 3 cơ sở không có bản cam kết bảo vệ môi trường. Nhìn chung, đây cũng là số ít các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ không chấp hành đúng tinh thần của pháp luật, đòi hỏi phải có những biện pháp khuyến khích hoặc trừng trị thích hợp để công tác đăng ký cam kết bảo vệ môi trường được thực hiện triệt để hơn.

3.1.2. Tình hình thực hiện cam kết bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn

Nhìn chung công tác triển khai và tổ chức đăng ký cam kết bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Phụng Hiệp được thực hiện một cách có hiệu quả. Các chủ thể thuộc đối tượng phải lập cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản đều chấp hành nghiêm chỉnh công tác đăng ký theo đúng yêu cầu của pháp luật. Tuy nhiên, qua việc thống kê số liệu báo cáo của Đoàn kiểm tra Ủy ban nhân dân huyện Phụng Hiệp về lĩnh vực tài nguyên và môi trường cho thấy: Trong thời gian qua, đa số các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ khi đi vào hoạt động đều có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, phần lớn là vi phạm các quy định về cam kết bảo vệ môi trường.35 Cụ thể trong giai đoạn 2011 – 2014, qua bốn năm thực hiện và qua 14 lần kiểm tra, giám sát Đoàn kiểm tra Ủy ban nhân dân huyện phụng hiệp phát hiện tổng số 111 hành vi vi phạm cam kết bảo vệ môi trường, điển hình hai hành vi chính là thực hiện không đầy đủ một trong những nội dung đã cam kết trong bản cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận và hành vi không có bản cam kết bảo vệ môi trường. Hành vi vi phạm cụ thể qua từng năm như sau:

Năm 2011, qua ba đợt kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện tổng số 22 hành vi vi phạm quy định cam kết bảo vệ môi trường. Trong đó, có 7 hành vi thực hiện không đầy đủ nội dung trong bản cam kết bảo vệ môi trường và 15 hành vi đã đi vào hoạt động nhưng không có bản cam kết bảo vệ môi trường. Đợt 1 kiểm tra địa bàn 4 xã, thị trấn: Phụng

34

Nguồn: Thông tin khảo sát thực tế tại Phòng tài nguyên và môi trường, Ủy ban nhân dân huyện Phụng Hiệp.

35

Xem phụ lục I, Bảng xử lí số liệu công tác kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Phụng Hiệp , tỉnh Hậu Giang.

Hiệp, Tân Long, Long Thạnh, Thạnh Hòa phát hiện 10 hành vi vi phạm. Đợt 2 kiểm tra địa bàn 3 xã, thị trấn:Tân Bình, Kinh Cùng, Hòa Mỹ phát hiện tất cả 5 hành vi vi phạm. Đợt 3 kiểm tra địa bàn 3 xã, thị trấn: Cây Dương, Phương Bình, Phương Phú phát hiện 7 hành vi vi phạm.

Năm 2012, số hành vi vi phạm cam kết bảo vệ môi trường nâng lên con số 37 trường hợp. Trong đó, có 16 hành vi thực hiện không đầy đủ nội dung trong bản cam kết bảo vệ môi trường và 21 hành vi đã đi vào hoạt động nhưng không có bản cam kết bảo vệ môi trường. Đợt 1 Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra trên địa bàn 4 xã, thị trấn: Phụng Hiệp, Tân Long, Long Thạnh, Thạnh Hòa phát hiện 16 hành vi vi phạm. Đợt 2 kiểm tra địa bàn 4 xã, thị trấn: Tân Bình, Phương Bình, Hòa An, Kinh Cùng phát hiện tất cả 12 hành vi vi phạm. Đợt 3 kiểm tra địa bàn 3 xã, thị trấn: Búng Tàu, Hiệp Hưng, Phương Phú phát hiện 6 hành vi vi phạm. Đợt 4 kiểm tra địa bàn 3 xã, thị trấn: Cây Dương, Hòa Mỹ, Bình Thành phát hiện 3 hành vi vi phạm.

Năm 2013, qua bốn đợt kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện tổng số 33 trường hợp vi phạm quy định cam kết bảo vệ môi trường. Trong đó, có 23 hành vi thực hiện không đầy đủ nội dung trong bản cam kết bảo vệ môi trường và 10 hành vi đã đi vào hoạt động nhưng không có bản cam kết bảo vệ môi trường. Đợt 1 Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra trên địa bàn 4 xã, thị trấn: Tân Long, Long Thạnh, Phương Bình, Hòa An phát hiện 5 hành vi vi phạm. Đợt 2 kiểm tra địa bàn 3 xã, thị trấn: Phụng Hiệp, Phương Phú, Búng Tàu phát hiện tất cả 12 hành vi vi phạm. Đợt 3 kiểm tra địa bàn 3 xã, thị trấn: Kinh Cùng, Hòa Mỹ, Cây Dương phát hiện 11 hành vi vi phạm. Đợt 4 kiểm tra địa bàn 3 xã, thị trấn: Kinh Cùng, Cây Dương, Hòa An phát hiện 5 hành vi vi phạm.

Năm 2014, qua ba đợt kiểm tra con số vi phạm chỉ còn 19 trường hợp. Trong đó, có 13 hành vi thực hiện không đầy đủ nội dung trong bản cam kết bảo vệ môi trường và 6 hành vi đã đi vào hoạt động nhưng không có bản cam kết bảo vệ môi trường. Đợt 2 Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra trên địa bàn 3 xã, thị trấn: Hòa Mỹ, Hiệp Hưng, Cây Dương phát hiện 5 hành vi vi phạm. Đợt 3 kiểm tra địa bàn 2 xã: Thạnh Hòa, Tân Bình phát hiện 6 hành vi vi phạm. Đợt 4 kiểm tra địa bàn 3 xã, thị trấn: Kinh Cùng, Búng Tàu và Tân Phước Hưng phát hiện 8 hành vi vi phạm.

Cũng theo nhận xét của Đoàn kiểm tra, đa số các cơ sở sản xuất trên địa bàn đều có hành vi vi phạm nhưng nhìn chung các hành vi vi phạm ở mức độ hậu quả không nghiêm trọng, các cơ sở này có tin thần hợp tác, thành thật thừa nhận thiếu sót, hứa sẽ khắc phục. Do đó Đoàn kiểm tra chỉ buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh khắc phục và thực hiện

đúng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường chứ không xử phạt đối với các cơ sở có hành vi vi phạm trên.

3.2. Hạn chế, nguyên nhân tồn tại hạn chế trong thực hiện Cam kết bảo vệ môi trường và Bài học kinh nghiệm trong công tác tổ chức đăng ký Cam kết bảo vệ môi trường

3.2.1. Hạn chế và nguyên nhân tồn tại hạn chế trong thực hiện Cam kết bảo vệ môi trường

Qua việc phân tích báo cáo về tình hình thực hiện cam kết bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân huyện Phụng Hiệp vừa được trình bày ở phần trên cho thấy bên cạnh kết quả đạt được trong công tác triển khai đăng ký cam kết bảo vệ môi trường, trên thực tế vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Đó là một bộ phận nhỏ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt động nhưng vẫn chưa tiến hành đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường và đa số các cơ sở có đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường nhưng khi đi vào hoạt động lại không thực hiện đầy đủ những nội dung đã cam kết trong bản cam kết bảo vệ môi trường. Đây là hai hạn chế nổi cộm còn tồn tại trong thực trạng thực hiện cam kết bảo vệ môi trường tại địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

Ngày qua ngày thực trạng một số cơ sở sản xuất kinh doanh đi vào hoạt động nhưng chưa có giấy chứng nhận cam kết bảo vệ môi trường vẫn còn tồn tại xuất phát từ hai nguồn lí do sau:

- Lí do thứ nhất, xuất phát từ ý chí chủ quan của chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh, đa phần các cơ sở mới đi vào hoạt động nên việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường còn lơ là và thiếu quan tâm. Bên cạnh đó còn một bộ phận nhỏ chủ thể không am hiểu quy định của pháp luật. Họ nghĩ rằng lĩnh vực và quy mô kinh doanh của họ không buộc phải lập cam kết bảo vệ môi trường và lâm vào tình trạng đi vào hoạt động nhưng không có bản cam kết bảo vệ môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lí do thứ hai, xuất phát từ yếu tố khách quan của việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong thời gian qua, văn bản liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường, đặc biệt là các văn bản điều chỉnh vấn đề Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường và Cam kết bảo vệ môi trường cứ thay đổi liên tục, cho nên việc cập nhật và chấp hành gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là trường hợp Công văn số 1670/BTNMT- TCMT của Bộ tài nguyên và môi trường được ban hành ngày 7/5/2013, thì đến thời điểm sau ngày 5/6/2013 cơ quan có thẩm quyền không tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết, Đề án bảo vệ môi trường đơn giản được quy định

tại Khoản 3, Điều 9 Nghị định 29/2011/NĐ-CP cho nên đến nay tình trạng một số cơ sở sản xuất, kinh doanh vẫn chưa có giấy chứng nhận đã lập đề án bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định 29/2011/NĐ-CP vẫn còn tồn tại.

Bên cạnh đó, đa số cơ sở có đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường nhưng khi đi vào hoạt động lại không thực hiện đầy đủ những nội dung đã cam kết trong bản cam kết bảo vệ môi trường. Thực trạng này xuất phát từ các lí do:

- Chất lượng của bản cam kết bảo vệ môi trường còn thấp. Nhiều nội dung cam kết, nhiều biện pháp xử lý môi trường thiếu tính khả thi. Xuất phát từ tâm lý chung của người lập bản cam kết, nhiều đơn vị cố gắng cam kết và đề ra thật nhiều biện pháp để cơ quan có thẩm quyền chấp nhận, để thuận lợi hơn trong giai đoạn đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường. Nhưng khi đi vào hoạt động ổn định thì một số cơ sở lại buông lỏng việc đầu tư cũng như các biện pháp bảo vệ môi trường. Mặt khác, việc bỏ vốn để đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường phải tốn rất nhiều kinh phí, đôi khi một số biện pháp vượt quá khả năng của chủ dự án nên cũng ảnh hưởng tới các biện pháp bảo vệ môi trường, dẫn đến tình trạng thực hiện không đầy đủ các nội dung, điển hình như: không xây lắp, xây lắp không đúng hoặc các công trình xử lí khi vào vận hành không đảm bảo chất lượng như đã cam kết…

- Ngoài nguyên nhân từ ý chí chủ quan của các cơ sở sản xuất kinh doanh vừa được nêu, thực trạng này cũng xuất phát từ phía cơ quan quản lí. Hiện tại trên địa bàn Phụng Hiệp có hơn 450 cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, trong khi đó mỗi một năm Đoàn kiểm tra chỉ có thể tiến hành 4 đợt kiểm tra. Chính vì thế tần suất lặp lại của các cơ sở hầu như không có. Có thể trong một năm chỉ bị kiểm tra một lần, từ đó tác động tiêu cực đến suy nghĩ của các chủ cơ sở, họ ỷ lại không thực hiện hết tất cả các nội dung như đã cam kết.

- Ngoài ra, trong 4 năm thực hiện công tác kiểm tra hầu như tất cả các trường hợp vi phạm đều được xét miễn xử phạt vi phạm hành chính, do mức độ nguy hiểm và hậu quả không đáng kể. Chính vì thế, các chế tài phạt vi phạm cũng không được áp dụng, do đó không thể phát huy sức mạnh, không thể găng đe chủ thể có hành vi vi phạm cam kết bảo vệ môi trường.

Từ những nguyên nhân trên mà thực trạng này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, cần phải có những giải pháp khắc phục để công tác kiểm tra và việc thực hiện công cụ Cam kết bảo vệ môi trường đạt kết quả tốt hơn.

3.2.2. Bài học kinh nghiệm trong công tác tổ chức đăng ký Cam kết bảo vệ môi trường

Đạt được kết quả gần như tuyệt đối trong việc tổ chức đăng ký và cấp giấy chứng nhận cam kết bảo vệ môi trường cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng phải lập cam kết bảo vệ môi trường trên địa bàn. Đây là kết quả của sự kết hợp nhiều yếu tố:36

Yếu tố đầu tiên, nhờ vào kinh nghiệm quản lí và đội ngũ đông đảo cán bộ, công chức có kiến thức chuyên môn. Phòng tài nguyên và môi trường là bộ phận được giao nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trướcỦy ban nhân dân huyện Phụng Hiệp về việc tổ chức, quản lí và thanh tra lĩnh vực môi trường. Với lực lượng cán bộ hăng hái, thường xuyên được đào tạo kiến thức chuyên môn đã giúp công tác bảo vệ môi trường nói chung và công cuộc quản lí pháp luật về cam kết bảo vệ môi trường nói riêng đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Đây chính là tiền đề, là bước đệm thuận lợi và là nhân tố quyết định cho sự

Một phần của tài liệu cam kết bảo vệ môi trường thực trạng và giải pháp áp dụng trên địa bàn huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 49 - 65)