0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Trách nhiệm hình sự

Một phần của tài liệu CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG (Trang 41 -44 )

5. Cấu trúc của đề t ài

2.4.2 Trách nhiệm hình sự

Nếu trách nhiệm hành chính được xem là hình phạt phổ biến nhất thì trách nhiệm hình sự là hình phạt nghiêm khắc nhất đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Tội phạm môi trường nói chung ngoài việc bị xử phạt số tiền lên đến 500.000.000 đồng, người phạm tội còn phải chịu hình phạt tù với mức án cao nhất lên đến mười năm tù cho tội phạm môi trường khi thực hiện có tổ chức hoặc gây ra ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng hoặc hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra có thể bị áp dụng các hình phạt kèm theo như cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc sẽ làm một công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Tuy hình phạt có tính nghiêm khắc và răn đe nhưng tình trạng tội phạm môi trường ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, nguy hiểm hơn và đã gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường và đời sống kinh tế xã hội, trong khi đó việc xử lý hình sự các vụ vi phạm pháp luật về môi trường đang gặp không ít rào cản.

Để xác định tội danh, xác định hình phạt cho tội phạm môi trường thì khái niệm về tội phạm môi trường chiếm vị trí rất quan trọng. Theo giáo trình Đại học Luật Hà Nội thì “Các tội về phạm môi trường là các hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm các quy định của Nhà nước về môi trường, qua đó gây thiệt hại cho môi trường”.27 Ngoài ra, khái niệm tội phạm môi trường còn được tìm thấy trong quyển Bình luận khoa học Bộ luật hình sự

26

Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/11/2013 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, điều 12, khoản 1, điểm d và điều 12, khoản 2, điểm d.

27

1999 của PGS.TSKH Lê Cảm, ông định nghĩa: “Tội phạm về môi trường là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do những người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, xâm hại đến sự bền vững và ổn định của môi trường; xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường, gây ra những hậu quả xấu đối với môi trường sinh thái”.28 Nhìn chung các khái niệm trên đã nêu được bản chất cơ bản của loại hình tội phạm môi trường nhưng vẫn chưa thể hiện được đặc trưng và sự phân biệt rõ ràng với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Bên cạnh đó, Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định chỉ truy cứu hình sự đối với các cá nhân vi phạm, chứ không áp dụng cho các đối tượng là các tổ chức, công ty, tập đoàn cũng không thể quy ra phạm tội có tổ chức và cũng không được áp dụng đồng phạm đối với chủ thể có tư cách pháp nhân. Đây là "lỗ hổng" lớn nhất vì các cơ quan tố tụng không thể khởi tố hình sự và định tội các doanh nghiệp hay người đứng đầu doanh nghiệp khi họ là chủ thể các vi phạm môi trường như Bộ luật Hình sự đã định tội. Chương trình hợp tác phát triển Việt Nam – Đan Mạch trong lĩnh vực môi trường (DCE) cũng đã nhận định đã đến lúc cần phải có những cách tiếp cận và nhận thức mới hơn để hoàn thiện cơ sở pháp luật về tội phạm môi trường cũng như công tác giám sát thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam.29

Theo Luật sư Cao Minh Triết,Đoàn Luậtsư tỉnh Tiền Giang ông nhận định mặc dù quy định về tội phạm môi trường còn một số thiếu sót nhưngcơ bản là đủđể xử lý và đưa ra đề nghị “Nếu một doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng về môi trường thì không ai khác, người đứng đầu doanh nghiệp đó phải chịu trách nhiệm hình sự. Giải quyết theo hướng đó sẽ có kết quả chứ không phải cứ tự bó tay mình như hiện nay”. Đem người đứngđầu ra để xử lý, đó là mộthướng để giải quyết vấn đề và là đề nghị của Ông. Còn theo ông Phạm Văn Lợi, Viện trưởng Viện khoa học quản lý môi trường và ông Trần VănĐộ Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương có chung một quan điểm là cần phải sửađổi, bổ sung một cách cơ bản Bộ luật hình sự, phải thiết lập chếđịnh trách nhiệm hình sự của pháp nhân nhằm xử lý về mặt hình sự các hành vi vi phạm của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.30 Vì thực tế nhiều vụ pháp nhân vi phạm không xử lý được, điển hình là trường hợp công ty bột ngọt Vedan, ước

28

PGS.TSKH Lê Cảm, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999, 2001, NXB Công an nhân dân, trang 320.

29

Monre,Chương trình hợp tác phát triển Việt Nam – Đan Mạch , Xử lý hình sự vi phạm về môi trường: Nhìn nhận

từ khía cạnh pháp luật Việt Nam,

http://dce.mpi.gov.vn/tinnoibat/tabid/314/articleType/ArticleView/articleId/1177/Default.aspx, [Truy cập ngày 14- 10-2014].

30

Bình An, Bộ Tư Pháp, Thi hành Bộ luật Hình sự: Bất lực với tội phạm môi trường?,

lượng có thể xảnước thải ra sông Thị Vải tới 5.000 m3/ngày. Và việc xả thải này đã diễn ra từ năm 1994, khi Vedan mới bắtđầu hoạtđộng. Sau nhiều lần thanh kiểm tra, thương thảo,dư luận tốn không ít thời gian, công sức cho vụ việc này, cuối cùng Vedan mới chịu phạt hơn 200 triệu đồng và bị truy thu trên 120 tỷđồng phí bảo vệ môi trường. Suy cho cùng cũng chỉ dừng lại ở việc xử lý vi phạm hành chính. Đó là nhữngđề xuất và định hướng mới cho pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn mới,đồng thờiđể tiến triển phù hợp hơn với xã hội hiện nay, đặc biệt đối với tội phạm hình sự trong lĩnh vực môi trường.

Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 dành hẳn Chương XVII cho các tội phạm về môi trường. Tuy không có quy định cụ thể cho tội vi phạm cam kết bảo vệ môi trường nhưng một khi chủ thể có hành vi vi phạm cam kết bảo vệ môi trường vượt mức giới hạn trách nhiệm hành chính, gây ra ô nhiễm hoặc hậu quả ở mức nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Chi tiết quy định từ Điều 182 đến 191a, cụ thể như sau:

+ Nếu hành vi vi phạm cam kết bảo vệ môi trường là hành vi xả thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác thì phạm tội gây ô nhiễm môi trường và bị phạt tiền từ 50.000.000 đống đến 500.000.000 đồng cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Nếu như tội phạm này thực hiện có tổ chức hoặc làm môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm, có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

+ Tương tự như thế, nếu hành vi vi phạm cam kết bảo vệ môi trường là hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác thì phạm tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại, bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Nếu tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại thực hiện có tổ chức, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ hai đến bảy năm, nếu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì mức áp dụng hình phạt tù từ năm năm đến mười năm. Ngoài ra, có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

+ Trong trường hợp vi phạm cam kết bảo vệ môi trường về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường hoặc vi phạm quy định về ứng phó sự cố môi trường làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác thì phạm tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường và bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Nếu phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm năm.

Bên cạnh đó, những hành vi khác vi phạm cam kết bảo vệ môi trường là những hành vi đáng kể, gây ra các hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến con người và sinh vật, còn có thể phạm một trong các tội sau đây: Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam; Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, cho động vật, thực vật; Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản, hủy hoại rừng…

Tuy nhiên, từ khi ban hành Bộ luật hình sự 1999 đến nay việc khởi tố các hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường nói chung rất ít. Theo Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ công an) mỗi năm toàn lực lượng phát hiện gần chục ngàn vụ vi phạm pháp luật về môi trường. Tuy nhiên, việc xử lý hình sự chỉ dừng lại ở con số hơn trăm, thậm chí có năm chỉ là hàng chục.31 Hai tội phạm bị xử phạt nhiều nhất là tội hủy hoại rừng được quy định tại điều 189 và tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm được quy định tại điều 190. Từ đó cho thấy cần quan tâm và cụ thể hóa hơn nữa các tội phạm về môi trường để phù hợp hơn với thực tế như hiện nay.

Một phần của tài liệu CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG (Trang 41 -44 )

×