Chủ thể lập cam kết bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu cam kết bảo vệ môi trường thực trạng và giải pháp áp dụng trên địa bàn huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 28 - 30)

5. Cấu trúc của đề t ài

2.2.1 Chủ thể lập cam kết bảo vệ môi trường

Các dự án, các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải lập cam kết bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 29, Khoản 4 Điều 35 của Nghị định 29/2011/NĐ-CP và Điều 45 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT thì chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có trách nhiệm tiến hành việc lập và đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi tiến hành hoạt động hoặc trước khi đề nghị cấp giấy phép hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy pháp luật không có quy định, nhưng trên thực tế vẫn xuất hiện một số dịch vụ hỗ trợ, làm thuê cam kết bảo vệ môi trường. Một điều hiển nhiên là tổ chức đó không thể hiểu hết từng chi tiết của dự án, dẫn đến nội dung tư vấn đôi khi không thống nhất, thậm chí không phù hợp với nội dung của dự án, từ đó không thể dự trù và giảm thiểu được hết các tác động đến môi trường. Việc này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng của bản cam kết bảo vệ môi trường.

2.2.2 Chủ thể quản lí việc lập và đăng ký cam kết bảo vệ môi trường

Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 29/2011/NĐ-CP thống nhất quản lí việc tổ chức đăng ký cam kết bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có trách nhiệm tổ chức đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường. Theo đó, Phòng tài nguyên và môi trường là cơ quan chuyên môn sẽ hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ trên.

Trong trường hợp, dự án đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn từ hai huyện trở lên thì chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh được quyền chọn một Ủy ban nhân dân cấp huyện trong số các Ủy ban nhân dân cấp huyện mà dự án đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh mình tọa lạc để thuận tiện cho việc thực hiện đăng ký cam kết bảo vệ môi trường và đối với một số dự án được thực hiện trên vùng biển chưa xác định được trách nhiệm quản lí hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện nào, thì chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện việc đăng ký cam kết bảo vệ môi trường tại Ủy ban nhân nhân cấp huyện nơi đăng ký xử lý và thải bỏ chất thải. Trong trường hợp dự án không có chất thải hoặc chất thải đó được đưa vào đất liền để tái chế, tái sử dụng hoặc xử lí, thải bỏ thì không cần phải thực hiện đăng ký cam kết bảo vệ môi trường.18

Ngoài ra, trong hai trường hợp sau Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc đăng ký cam kết bảo vệ môi trường và việc ủy quyền này phải được thực hiện bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.4 Thông tư 26/2011/TT-BTNMT. Trường hợp thứ nhất là hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn một xã và không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư. Vì hoạt động sản xuất này tương đối đơn giản, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ tổ chức việc đăng ký cam kết bảo vệ môi trường theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp thứ hai Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký cam kết bảo vệ môi trường nếu là dự án đầu tư nằm trên địa bàn một xã và không phát sinh chất thải trong quá trình triển khai thực hiện.19

Trong giai đoạn đầu thực hiện Luật bảo vệ Môi trường 1993, thống nhất việc quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường chỉ được thực hiện ở cấp Trung ương và cấp tỉnh. Đến khi Luật bảo vệ môi trường 2005 ra đời thay thế Luật bảo vệ môi trường 1993 thì cấp

18

Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, điều 32, khoản 3-4.

19

Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, điều 32, khoản 2.

huyện mới chính thức được giao trách nhiệm quản lý về bảo vệ môi trường tại địa phương và giao luôn trách nhiệm tổ chức việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường và tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các nội dung đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường. Đến đây, cơ quan chuyên môn là Phòng tài nguyên và môi trường có trách nhiệm giúp việc cho Ủy ban nhân dân cấp huyện trong lĩnh vực môi trường. Nhưng trong giai đoạn Luật bảo vệ môi trường 2005 mới vừa ra đời,ở cấp huyện hầu như chưa có cán bộ chuyên môn phụ trách, rất thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, bên cạnh đó bản thân của Ủy ban nhân dân cấp huyện cũng chưa có kinh nghiệm trong tổ chức việc đăng ký cam kết bảo vệ môi trường. Tại một số nơichưa có cán bộ được đào tạo chính quy về môi trường ở một số huyện khác tuy có cán bộ được đào tạo về môi trường nhưng chưa hoặc rất ít được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ về cam kết bảo vệ môi trường. Trong khi cấp huyện vẫn chưa đủ năng lực để tổ chức việc đăng ký cam kết bảo vệ môi trường thì việc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã lại gặp nhiều trắc trở hơn. Vì thế trong giai đoạn đầu thực hiện cam kết bảo vệ môi trường đã gặp không ít khó khăn và ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng phê duyệt bản cam kết bảo vệ môi trường. Cho đến nay qua gần 10 năm thực hiện luật mới, ở cấp huyện đội ngũ cán bộ môi trường ngày càng đông và đã được đào tạo qua kiến thức chuyên môn thì công việc tổ chức đăng ký và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường mới trở nên dễ dàng và có nhiều bước tiến, cũng như kết quả khả quan hơn.

Một phần của tài liệu cam kết bảo vệ môi trường thực trạng và giải pháp áp dụng trên địa bàn huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)