5. Cấu trúc của đề t ài
2.1.1. Đối tượng phải lập cam kết bảo vệ môi trường
Theo quy định tại Điều 24 Luật bảo vệ môi trường 2005, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ với quy mô hộ gia đình và không thuộc quy định tại Điều 14 và Điều 18 của Luật này thì phải có bản cam kết bảo vệ môi trường. Theo Điều 14 các đối tượng phải lập đánh giá môi trường chiến lược bao gồm những chiến lược, quy hoạch, kế hoạch nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội cấp quốc gia, phát triển ngành - lĩnh vực trên quy mô cả nước và những chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Bên cạnh đó, các quy hoạch sử dụng đất, rừng và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng, quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm và quy hoạch tổng hợp lưu vực sông quy mô liên tỉnh là những đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược. Theo quy định tại Điều 18, các dự án các công trình quan trọng quốc gia, dự án xây dựng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung, cụm làng nghề và các dự án công trình sử dụng nước dưới lòng đất với quy mô lớn, sử dụng phần đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, di tích lịch sử, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc gây ảnh hưởng xấu đến nguồn
nước lưu vực sông, vùng ven sông, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ, dự án có tiềm năng tác động xấu đến môi trường thì phải lập đánh giá tác động môi trường. Theo quy định trên, thì các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ với quy mô hộ gia đình nếu không thuộc danh mục các đối tượng nêu trên thì phải có bản cam kết bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường cũng có quy định về nội dung này, theo đó các đối tượng sau phải có bản cam kết bảo vệ môi trường:
Đối tượng đầu tiên là những dự án đầu tư có tính chất, quy mô, công suất không thuộc hoặc dưới mức quy định của danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Phụ lục II Nghị định 29/2011/NĐ-CP thì phải lập cam kết bảo vệ môi trường. Danh mục này quy định các nhóm dự án và mức giới hạn về quy mô, công suất cụ thể cho từng dự án, nếu một dự án thuộc danh mục quy định và có quy mô, công suất đúng với đối tượng của đánh giá tác động môi trường thì phải lập đánh giá tác động môi trường, nếu các dự án khác không thuộc danh mục hoặc thuộc danh mục các nhóm dự án nhưng có quy mô hoặc công suất nhỏ hơn quy định phải đánh giá tác động môi trường thì thuộc đối tượng phải lập cam kết bảo vệ môi trường.
Đối tượng thứ hai là các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất. Với quy định này, nghĩa là tất cả các cơ sở hoạt động mà không có dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất, đều phải thực hiện cam kết bảo vệ môi trường. Với quy định thì tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đều phải lập cam kết bảo vệ môi trường, vì mọi hoạt động sản xuất đều có phát sinh chất thải. Đây cũng là mục đích của các nhà làm luật, quy định như vậy sẽ hạn chế sự bỏ sót các chủ thể kinh doanh, đòi hỏi phải có các dự trù và hạn chế tác động đến môi trường trước khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, quy định này chỉ đề cập đến các loại chất thải – tức là chỉ đề cập đến các tác động do chất thải gây ra mà không đề cập gì đến các tác động khác không phải do chất thải gây ra, vì trên thực tế có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ khi tiến hành hoạt động có tiềm năng gây ra những tác động liên quan không nhiều đến chất thải như: xói mòn, sụt lún, chấn động…, các tác động này nguy hại hơn nhiều so với chất thải. Chính vì thế, quy định này cần phải bổ sung thêm các tác động dạng này.
Ngoài ra, các dự án, đề xuất cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động đã được đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo
vệ môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường nhưng chưa tới mức lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 10 Thông tư 26/2011/TT-BTNMT cũng là đối tượng phải lập cam kết bảo vệ môi trường.17 Nghĩa là các dự án, đề xuất cải tạo nêu trên nhưng chưa tới mức phải lập đánh giá tác động môi trường tương ứng với các đối tượng từ mục 1 đến mục 143 của Phụ lục II Nghị định 29/2011/NĐ-CP cũng phải lập cam kết bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 4 Điều 35 Nghị định 29/2011/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 45 Thông tư 26/2011/TT-BTNMT thì chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ phải lập và đăng ký lại bản cam kết bảo vệ môi trường trong một số trường hợp sau:
- Trường hợp đầu tiên là thay đổi địa điểm thực hiện dự án hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh. Do đặc thù của môi trường, mỗi một khu vực – mỗi một địa điểm thì tiêu chí môi trường đặt ra cũng khác nhau. Ví dụ như những tiêu chí về khí thải, độ rung và tiếng ồn đặt ra giữa khu vực thành thị và nông thôn là hoàn toàn khác biệt. Một khi chủ cơ sở sản xuất, dịch vụ thay đổi địa điểm thực hiện tức đã làm thay đổi nơi chịu ảnh hưởng của các dự trù trong bản cam kết bảo vệ môi trường. Vì thế phải lập và đăng ký lại bản cam kết bảo vệ môi trường.
- Trong từng giai đoạn thì tiêu chí về chất lượng môi trường cũng thay đổi và có sự khác nhau giữa các thời kì. Vì thế khi dự án hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh đã đăng kí xong bản cam kết bảo vệ môi trường nhưng không triển khai thực hiện trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày bản cam kết bảo vệ môi trường được đăng ký thì phải đăng ký lại bản cam kết bảo vệ môi trường.
- Trong trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ thay đổi quy mô, công suất, công nghệ làm gia tăng mức độ hoặc phạm vi chịu tác động của môi trường do chính những thay đổi này gây ra thì chủ cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ cũng phải lập lại bản cam kết bảo vệ môi trường. Vì việc thay đổi trên sẽ làm gia tăng tổng lượng chất thải gây hại, gia tăng phạm vi gây tác hại, gia tăng thành phần gây ô nhiễm cao hơn trước hoặc phát sinh chất thải gây hại mới… Với sự thay đổi này đòi hỏi chủ cơ sở sản xuất kinh doanh phải lập và đăng ký lại bản cam kết bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nếu thay đổi tính chất hoặc quy mô của dự án đến mức tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác
17
Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, điều 45, khoản 1, điểm b.
động môi trường thì chủ dự án, chủ cơ sở phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường gửi cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định.