Trách nhiệm hành chính

Một phần của tài liệu cam kết bảo vệ môi trường thực trạng và giải pháp áp dụng trên địa bàn huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 37 - 41)

5. Cấu trúc của đề t ài

2.4.1 Trách nhiệm hành chính

Trách nhiệm hành chính được xem là hình thức xử phạt phổ biến nhất đối với hành vi vi phạm cam kết bảo vệ môi trường. Về nguyên tắc chủ thể chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm pháp luật hành chính do pháp luật quy định.23 Như vậy, một cá nhân hoặc một tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính khi và chỉ khi có hành vi xâm phạm các mối quan hệ xã hội được pháp luật hành chính bảo vệ. Để buộc một chủ thể gánh chịu trách nhiệm hành chính thì người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính sẽ là người có trách nhiệm phải chứng minh vi phạm hành chính đó.24 Cũng vì thế, để xử phạt một chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, thì người có thẩm quyền phải chứng minh chủ thể này đã vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và thời hiệu xử phạt là 02 năm được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm đối với vi phạm hành chính đã kết thúc và được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm đối với hành vi đang được thực hiện.

Trước đây, khái niệm “vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường” được quy định cụ thể tại Khoản 2, Điều 1, Nghị định 117/2009/NĐ-CP của chính phủ theo đó “Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định tại Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính” tuy nhiên khái niệm này không còn giá trị pháp lí do Nghị định 117/2009/NĐ-CP hết hiệu lực thi hành. Đến ngày 14/11/2013 Nghị định 179/2013 được ra đời để thay thế cho Nghị định 117/2009 tiếp tục điều chỉnh vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, Nghị định này lại không nêu ra định nghĩa cụ thể thế nào là vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Dựa vào Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và một số hành vi được quy định trong Nghị định 179/2013/NĐ-CP khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được hiểu là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm quy định của

23

Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, điều 3, khoản 1, điểm d.

24

pháp luật hành chính về bảo vệ môi trường nhưng chưa đến mức là tội phạm và theo quy định phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó vi phạm hành chính trong cam kết bảo vệ môi trường được hiểu là lỗi của các tổ chức cá nhân thuộc đối tượng lập cam kết bảo vệ môi trường có hành vi vi phạm các quy định trong việc lập và thực hiện cam kết bảo vệ môi trường nhưng chưa đến mức là tội phạm và bị phải bị xử phạt vi phạm hành chính, đó có thể bao gồm các hành vi: Thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ một trong các nội dung đã cam kết trong bản cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận; có hành vi xây lắp không đúng, không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình xử lý môi trường theo quy định hoặc có hành vi không xây lắp, không vận hành đối với công trình xử lý môi trường theo quy định hoặc không thực hiện tất cả các nội dung cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

Những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nói chung sẽ phải bị xử phạt vi phạm hành chính bằng một trong hai biện pháp chính là: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức tối đa theo quy định hiện hành là 1.000.000.000 đồng (một tỷ đồng) đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng) đối với tổ chức25 và có thể bị áp dụng các hình thức phạt bổ sung và buộc khắc phục hậu quả. Còn xét riêng trong trường hợp vi phạm các quy định hành chính trong cam kết bảo vệ môi trường cũng sẽ bị xử phạt theo hai hình phạt chính là phạt cảnh cáo và phạt tiền với mức tiền tối thiểu là 500.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 100.000.000 đồng đối với tổ chức. Trách nhiệm hành chính của các chủ thể có hành vi vi phạm cam kết bảo vệ môi trường được quy định cụ thể tại Điều 8 Nghị định 179/2013/NĐ-CP của chính phủ. Tuy nhiên, hình thức và mức áp dụng tiền phạt đối với các hành vi vi phạm quy định trong cam kết bảo vệ môi trường còn phụ thuộc vào từng hành vi và tùy từng đối tượng vi phạm, thường được chia thành hai nhóm đối tượng sau:

Đối với chủ thể là các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư có hành vi vi phạm quy định về thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, được quy định như sau:

+ Đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận thì bị áp dụng hình phạt cảnh cáo. Quy định này không bao gồm trường hợp xây lắp không đúng, không vận hành

25

Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/11/2013 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, điều 4, khoản 1.

thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường theo quy định được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 8 Nghị định 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

+ Đối với hành vi thực hiện không đầy đủ một trong các nội dung cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoại trừ những hành vi không xây lắp, không vận hành đối với công trình xử lý môi trường theo quy định, trong trường hợp thải chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 8 Nghị định 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

+ Đối với hành vi xây lắp không đúng, không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường theo quy định thì bị phạt tiền với mức từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng. Ngoài ra, hành vi này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, buộc phải vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường, buộc tháo dỡ công trình xử lý môi trường được xây lắp không đúng quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường của cơ sở.

+ Đối với hành vi không xây lắp, không vận hành đối với công trình xử lý môi trường theo quy định, trong trường hợp thải chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc hành vi không thực hiện tất cả các nội dung cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, thì bị áp dụng mức tiền phạt lần lượt là 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đầu tiên và từ 2.000.000 đến 2.500.000 đồng cho hành vi thứ hai. Ngoài ra, hai hành vi trên còn bị áp dụng hình phạt bổ sung đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 01 đến 03 tháng và thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải xây lắp công trình xử lý môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Đối với những đối tượng phải lập dự án đầu tư có hành vi vi phạm quy định về thực hiện cam kết bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:

+ Đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, trừ trường hợp thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình quan trắc, giám sát môi trường và hành vi xây lắp không đúng, không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường theo nội dung cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác

nhận được quy định tại Điểm c và Điểm đ Khoản 2, Điều 8 Nghị định 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đầy đủ một trong các nội dung cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ trường hợp chủ thể đó không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định và hành vi không xây lắp, không vận hành đối với công trình xử lý môi trường theo nội dung cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhậnquy định tại Điểm d và Điểm e Khoản 2, Điều 8 Nghị định 179/2013/NĐ-CP.

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định (về vị trí, tần suất hoặc thông số giám sát môi trường).

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định.

+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp không đúng, không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường theo nội dung cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, ngoài ra buộc phải vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường, buộc tháo dỡ công trình xử lý môi trường được xây lắp không đúng quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo hình thức khắc phục hậu quả.

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp, không vận hành đối với công trình xử lý môi trường theo nội dung cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận và phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện tất cả các nội dung cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Ngoài ra, hai hành vi này còn bị áp dụng hình phạt bổ sung bị đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng và buộc phải xây lắp công trình xử lý môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức buộc khắc phục hậu quả.

+ Cũng theo quy định tại Điểm c, Khoản 4 Điều 8 Nghị định 179/2013/NĐ-CP, tất cả các hành vi vi phạm nêu trên ngoài việc áp dụng các hình phạt vừa nêu còn buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người

có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính để khắc phục hậu quả do mình gây ra.

Ngoài ra, đối với các dự án, các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải lập cam kết bảo vệ môi trường nhưng không có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với đối tượng không phải lập dự án đầu tư. Còn đối với các dự án, các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư mà không có bản cam kết bảo vệ môi trường thì bị phạt số tiền 40.000.000 đồng lên đến 50.000.000 đồng cho hành vi này.26 Tuy nhiên, mức phạt tiền áp dụng đối với các hành vi trình bày ở phần trên là mức phạt tiền áp dụng cho các hành vi vi phạm cam kết bảo vệ môi trường của cá nhân. Khi tổ chức có hành vi vi phạm thì áp dụng mức phạt gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân, theo quy định tại Điều 5, Nghị định 179/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu cam kết bảo vệ môi trường thực trạng và giải pháp áp dụng trên địa bàn huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)