Trách nhiệm kỷ luật

Một phần của tài liệu cam kết bảo vệ môi trường thực trạng và giải pháp áp dụng trên địa bàn huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 46 - 49)

5. Cấu trúc của đề t ài

2.4.4 Trách nhiệm kỷ luật

Trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự là những hình thức xử phạt thường được áp dụng cho các tổ chức, cá nhân là chủ thể chịu sự quản lý của nhà nước mà có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nói chung và vi phạm cam kết bảo vệ môi trường nói riêng. Riêng trách nhiệm kỷ luật là hình thức sẽ được áp dụng đối với cán bộ, công chức có trách nhiệm quản lý môi trường nói chung có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường và theo quy định phải bị xử lý kỷ luật.

Theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008 kỷ luật được hiểu là việc hội đồng kỷ luật ra quyết định áp dụng một trong số các hình thức kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm, hạ bậc lương, giáng chức, buộc thôi việc đối với cán bộ công chức có hành vi vi phạm pháp luật nói chung và trong lĩnh vực môi trường nói riêng. Tuy nhiên, tùy vào tính chất và mức độ vi phạm các hình thức kỷ luật được áp dụng như sau:

- Hình thức khiển trách: đây là hình thức kỷ luật nhẹ nhất trong các hình thức kỷ luật, được áp dụng đối với cán bộ công chức có hành vi vi phạm kỷ luật lần đầu tiên và ở mức độ nhẹ.

- Hình thức cảnh cáo: áp dụng đối với cán bộ công chức đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng khuyết điểm có tính chất thường xuyên hoặc tuy vi phạm lần đầu tiên nhưng có tính chất tương đối nghiêm trọng; vi phạm liên quan đến tư cách, phẩm chất của cán bộ, công chức làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị, tác phong của cán bộ, công chức; hành vi làm giả hồ sơ, lí lịch và sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp nhưng chưa gây hậu quả…

- Hình thức hạ bậc lương: áp dụng đới với công chức vi phạm nghĩa vụ công chức đang trong thời gian bị kỷ luật cảnh cáo mà tái phạm; liên quan đến đạo đức công vụ và vi phạm kỷ luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định; làm giả hồ sơ, lý lịch và sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp để được nâng bậc lương hoặc nâng ngạch; vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ…

- Hình thức cách chức: Chỉ áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ có hành vi vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng không thể tiếp tục đảm nhiệm chức vụ được giao.

- Hình thức giáng chức: là việc công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ xuống chức vụ thấp hơn, chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

- Hình thức bãi nhiệm: là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ.

- Hình thức buộc thôi việc: áp dụng đối với cán bộ, công chức phạm tội bị Tòa án phạt tù giam, trường hợp này cán, bộ công chức đương nhiên buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.

Theo quy định tại Điều 127 Luật bảo vệ môi trường 2005điều chỉnh về xử lý vi phạm về môi trường thì ngoài các đối tượng là cán bộ, công chức thì những người đứng đầu tổ chức là viên chức cũng có thể bị áp dụng trách nhiệm kỷ luật này. Họ là nhữngngười được bổ nhiệm giữ chức vụ có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức. Trong một số trường hợp do tính chất quan trọng của công việc như giám sát, thẩm định, đánh giá bản cam kết bảo vệ môi trường, xác định thiệt hại do hành vi vi phạm cam kết bảo vệ môi trường, cơ quan lãnh đạo chuyên môn về môi trường cần phải có sự hợp tác – hỗ trợ với các đơn vị sự nghiệp chuyên môn về môi trường để giúp việc. Nhưng trong khi thực hiện công việc họ vi phạm các quy định như: Không tuân thủ quy

trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng; Không chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền mà không có lý do chính đáng, gây ảnh hưởng đến công việc chung của đơn vị; Viên chức quản lý không thực hiện đúng trách nhiệm quản lý, để viên chức thuộc quyền quản lý, phụ trách vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp… thì phải bị áp dụng trách nhiệm kỷ luật theo quy định. Về hình thức kỷ luật, viên chức không giữ chức vụ quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ bị áp dụng một trong ba hình thức kỷ luật: Khiển trách; cảnh cáo; buộc thôi việc. Viên chức quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm bị áp dụng một trong 4 hình thức kỷ luật: Khiển trách; cảnh cáo; cách chức; buộc thôi việc.32

Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng kể từ thời điểm có hành vi vi phạm, khi hết thời gian này thì cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức không quá 02 tháng được tính từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Trong trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật của cán bộ, công chức có thể kéo dài, nhưng tối đa không quá 04 tháng. Tuy nhiên, cán bộ, công chức có thể được miễn trách nhiệm kỷ luật khi phải chấp hành quyết định trái pháp luật của cấp trên nhưng đã báo cáo người ra quyết định trước khi chấp hành và do bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

Tóm lại, quy định của pháp luật về Cam kết bảo vệ môi trường là tất cả các quy định liên quan đến việc xác định đối tượng, chủ thể lập và quản lí, nội dung của bản cam kết bảo vệ môi trường và trách nhiệm pháp lí của các tổ chức, cá nhân khi có hành vi vi phạm cam kết bảo vệ môi trường. Thực hiện tốt các quy định trên là cách thức hữu hiệu để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững song song với bảo vệ môi trường. Nhưng tại địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang công việc triển khai thực hiện cam kết bảo vệ môi trường bên cạnh những kết quả đạt được còn gặp không ít khó khăn.

32

Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 6 tháng 4 năm 2012 quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức, Điều 9.

CHƯƠNG 3

THỰC TIỄN VIỆC THỰC HIỆN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ GIẢI PHÁP ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỤNG HIỆP

Một phần của tài liệu cam kết bảo vệ môi trường thực trạng và giải pháp áp dụng trên địa bàn huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)