5. Cấu trúc của đề t ài
2.4.3. Trách nhiệm dân sự
Về mặt cơ bản trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường áp dụng đối với tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm cam kết bảo vệ môi trường chủ yếu dưới hình thức bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường chỉ được áp dụng khi và chỉ khi có thiệt hại xảy ra trên thực tế, do chính hành vi vi phạm cam kết bảo vệ môi trường gây ra.
Trách nhiệm này được quy định tại Khoản 4 Điều 5 Luật bảo vệ môi trường 2005 theo đó “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật” và
31
Mai Thoa, Công Lý (Cơ quan của Tòa án nhân dân tối cao), Tội phạm trong lĩnh vực môi trường: Vi phạm nhiều nhưng ít xử lý hình sự,
http://congly.com.vn/thoi-su/thoi-cuoc/toi-pham-trong-linh-vuc-moi-truong-vi-pham-nhieu-nhung-it-xu-ly-hinh-su- 28034.html, [Truy cập ngày 14-10-2014].
quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường cũng được quy định cụ thể tại Điều 624 Bộ luận dân sự 2005, nhấn mạnh “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm không có lỗi”. Tuy nhiên,
để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đòi hỏi phải có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại là tiền đề của trách nhiệm này, vì mục đích của việc bồi thường nhằm bù đắp khắc phục những tổn thất đã xảy ra cho chủ thể bị thiệt hại, do đó nếu không có thiệt hại thì cũng không phát sinh trách nhiệm bồi thường.
Các loại thiệt hại, căn cứ xác định thiệt hại và phương hướng giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định từ Điều 130 đến Điều 134 Luật bảo vệ môi trường 2005. Theo Điều 130 thì thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra bao gồm hai loại chính và cách thức xác định thiệt hại, bồi thường đối với từng loại thiệt hại cũng khác nhau, cụ thể như sau:
+ Thiệt hại làm suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, được biểu hiện qua ba cấp độ: Có suy giảm, suy giảm nghiêm trọng và suy giảm đặc biệt nghiêm trọng. Căn cứ tính toán trách nhiệm bồi thường cho thiệt hại này quy định tại Khoản 4 Điều 131 Luật bảo vệ môi trường 2005 theo đó mức tiền bồi thường thiệt hại được xác định từ chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của các thành phần môi trường; chi phí xử lí, cải tạo, phục hồi môi trường; chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại và thăm dò ý kiến của các đối tượng liên quan.
+ Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra. Căn cứ tính toán bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút; thu nhập thực tế của người bị thiệt hại và người chăm sóc người bị thiệt hại bị mất, bị giảm sút… Và kể cả khoản tiền chi cho việc khám bệnh, chữa bệnh đồng thời thu nhập của họ bị giảm sút do không tham gia lao động. Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Thiệt hại về vật chất của người bị thiệt hại như mất tài sản, bị giảm sút tài sản… nhưng nguyên nhân do chức năng, tính hữu ích của môi trường bị giảm sút. Khoản tiền bồi thường cho thiệt hại này là khoản tiền chi trả những chi phí cho việc sửa chữa, thay thế, ngăn chặn và phục hồi tài sản. Thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Đây là những thiệt hại mà người bị
thiệt hại phải gánh chịu do việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường đã bị suy giảm chức năng, tính hữu ích. Họ là những chủ thể được phép khai thác, sử dụng một cách hợp lý các thành phần môi trường để phục vụ cho các hoạt động của mình. Tuy nhiên, do các thành phần này đã bị ô nhiễm nên họ không thể tiếp tục khai thác, sử dụng hoặc phải khai thác, sử dụng một cách hạn chế, dẫn đến lợi ích vật chất của họ bị tổn hại.
Theo Điều 14 Nghị định 113/2010/NĐ-CP của Chính Phủ về xác định thiệt hại đối với môi trường quy định giải quyết bồi thường thiệt hại có thể được thực hiện với cách thức tự thỏa thuận, yêu cầu trọng tài giải quyết và cũng có thể khởi kiện tại Tòa án. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm, được quy định tại Điều 607 Bộ luật dân sự 2005. Tuy nhiên với thời hiệu “hai năm”cũng gây ra không ít khó khăn cho công tác yêu cầu bồi thường thiệt hại. Vì trong lĩnh vực môi trường, ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại không phải lúc nào cũng trùng với ngày phát sinh thiệt hại trên thực tế. Một số trường hợp điển hình như thiệt hại của con người khi nhiễm chất phóng xạ, nhiễm hóa chất độc hại… Đòi hỏi phải xác định thiệt hại gắn liền với ngày phát sinh thiệt hại trên thực tế và thời hạn nhiều hơn hai năm để thực hiện tốt hơn trách nhiệm này.