I KẾT QUẢ NGHÊN CỨU 7
2. Một số tƣ tƣởng giáo dục cơ bản qua nghiên cứu nền giáo dục phong kiến Việt
2.6. Hiếu học một tƣ tƣởng giáo dục truyền thống của dân tộc 37
"Ngọc kia chẳng giữa, chẳng mài
Càng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi. Con ngƣời ta có khác gì
Học hành quí giá, ngu si hƣ đời".
Câu ca dao trên quen thuộc với mỗi nguời Việt Nam chúng ta. Nó là một lời khuyên song cũng thể hiện truyền thống hiểu học của nhân dân ta. Học trƣớc hết để làm ngƣời - con ngƣời chân chính - có đức, có tài; học để mong công thành danh toại, để đƣợc phong lƣu, phú quí.
Với khái niệm rộng, học để "làm ngƣời", để "nên thân ngƣời" bắt nguồn từ ca hai dòng giáo dục dân gian về giáo dục chính thống, còn học đẻ thì đỗ làm quan, công thành danh toại thì chất thiết phải theo trƣờng lớp, phải thi cử theo các qui định của nhà nƣớc phong kiến.
Đối với dòng thứ nhất, mỗi con ngƣời từ lúc ra đời tới lúc mất, ai cũng phải học, học trong cuộc sống, trong lao động, đấu tranh, học ở mọi lúc, mọi nơi.
Đối với dòng thứ hai - nho học - ngƣời học trò phải cần cù, bền bỉ ngày đêm hàng chục năm trời mới đủ sức thi Hƣơng, cửa ngõ đầu tiên để vƣơn tới công danh, sự nghiệp.
Việc tuyển chọn ngày xƣa rất khó khăn. Số ngƣời thi rất đông, song lấy đỗ chỉ có một tỷ lệ quá ít ỏi theo qui định của triều định. Cho nên có ngƣời suốt đời dùi mài kinh sử mà vẫn hỏng thi, không chiếm nổi cái danh hiệu tú tài.
Có thí sinh 80 tuổi vẫn lọm khọm lều chõng đến trƣờng thi. Gƣơng cần cù, hiếu học đó đƣợc khuyến khích, hỗ trợ của mọi ngƣời: sự khuyên răn của cha chú, sự hy sinh của các ba mẹ, ngƣời vợ tần tảo suốt đời nuôi chồng con ăn học đƣợc khích lệ của xóm làng, của dòng họ, địa phƣơng.
ở nhiều dòng tộc, nhiều làng xã nhƣ họ Vũ làng Mộ Trạch, hạt Đƣờng An, Hải Dƣơng có 4 gia đình có 6 đời tiến sĩ, 8 gia đình họ Nguyễn làng An Quyết, hạt Từ Liêm có 5 đời tiến sĩ; các làng Mộ Trạch ( Đƣờng An, Hải Dƣơng ), làng An Quyết ( làng Cót, hạt Từ Liêm, Hà Đông), Làng Đông Ngạc (Hà Nội), làng Tan Sơn(Bắc Ninh), v.v... đều có nhiều ngƣời đỗ đại khoa, tiến sĩ.
Nội dung học tập trong nhà trƣờng chính thống xƣa bao gồm các quan điểm triết học ( Thiên mệnh) , quan điểm chính trị (thuyết chính danh, thuyết đức trị, chính sách dƣỡng dân, giáo dân), nội dung xã hội ( tam cƣơng, ngũ thƣờng ). Cái cốt lõi là bồi dƣỡng cho ngƣời học đạo đức phong kiến.
Ngày nay nhìn lợi thấy rõ nho giáo có một nhƣợc điểm lớn là không quan tâm gì đến tri thức khoa học, tri thức kinh tế.
Dƣới triều Hồ, một vài kỳ thi đã đƣa môn Toán vào trƣờng 5 nhƣng rồi lại bị các triều đại sau bác bỏ. Việc dạy nghề, dạy lao động sản xuất, triều đình phó mặc các phƣờng hội , gia đình tự dạy dỗ, truyền thụ cho nhau. Chính vì vậy mà các nho sinh, sĩ tử chỉ chuyên chú vào việc học từ chƣơng, ƣa chuộng hƣ văn mà khinh thực nghiệp.
Tuy vậy, những tấm gƣơng hiếu học, nhƣng công tích và di sản ngƣời xƣa còn truyền lại đã chứng minh đƣợc phẩm chất tu dƣỡng, học tập công phu của họ. Một số khá đông những danh sĩ, danh nhân trƣớc khi thành đạt đã xuất thân từ cuộc sống lao động, nghèo hèn, lam lũ có ngƣời lúc nhỏ phải đi làm mƣớn, gánh thuê lấy tiền ăn học ( Trạng nguyên Trần Quốc Lặc đỗ 1256 ), có ngƣời phải đựng lều quét chợ rồi cũng đỗ Thái học sinh. (Lê Quát ). Bùi Xƣơng Trạch, vốn là một nông dân, ngƣời xã Định Công, huyện Thanh Trì, Hà Nội, thƣờng vừa đi cày ruộng vừa mang sách theo để học. Khi đƣợc tín đồ đệ tam gíap đồng tiến sĩ xuất thân, ông Vẫn còn đang cày ruộng ở ngoài đồng ... Có hàng trăm mẫu chuyện, những tấm gƣơng vƣợt khó để học hành nhƣ vậy. Không hiếm ngƣời có quan niệm học
để biết sâu đạo thánh hiền, để cách vật trí trị chứ không chỉ cốt chiếm lấy bảng vàng. Nguyễn Sĩ Duyên, Nguyễn Bạt Tụy, tuy đã đỗ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, nhƣng chƣa chịu vừa lòng, xin trả lại mũ áo về học tiếp để thi lại khoa sau.
Một điều nữa cũng khiến ngày nay khó chứng minh nhƣng rất đáng khâm phục. Nhƣ đã nêu, nhà trƣờng xƣa chủ yếu là dạy về đạo đức, luân lý. Nhƣng trong mọi thời kỳ lịch sử đều xuất hiện những nhân tài kiết xuất trên mọi lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, văn học, y học, nghệ thuật, kiến trúc v.v... Vậy thì ai đã đào tạo nên nhƣng nhà quân sự nhƣ Lê Hoàn, Lý Thƣờng Kiệt, Trần Hƣng Đạo, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Tran Nguyên Hãn, Quang Trung?
Ai đã bồi dƣỡng nên những Lê Văn Hƣu, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên, Nguyễn Thiếp, Ngô Thì Nhậm...?
Rồi Trần Nguyên Đan với kiến thức uyên bác về thiên văn lịch pháp; Hải thƣợng lãn ông Lê Hữu Trác, Tuệ Tĩnh là các bậc thần y; Đào Duy Từ với Hổ Trƣớng khu cơ và Lũy Thầy; Nguyễn Công Trứ với việc khai khẩn đất Kim Sơn, Tiền Hải; Lê Quý Đôn với kiến thức uyên bác của một học giả bách khoa ... Chƣa để đến một kho tàng đồ sộ về thơ văn Hán - Nôm qua tất cả các triều đại. Chắc hẳn những chiến tích, công tích, những di sản văn hóa vật chất, tinh thần đó không phải là kết quả duy nhất của kiến nho giáo trong nhà tƣờng.
Chỉ có thể lý giải đƣợc đó là kết quả của sự tự học, tự tu một cách tự giác, sáng tạo của các bậc danh sĩ đó. Khác hẳn với cách nói " Vặn ban giai sản phẩm, duy hữu độc thƣ cao" của nho giáo, chỉ hạn chế kiến thức của thánh hiền trong mấy bộ sách Tứ thƣ, ngũ kinh, cách học của các danh nhân trên mới thật sự là "cách vật trí tri" đsể trở thành "Sĩ khả bách vi" (Ngƣời học trò có thể làm trăm việc) vậy. Chính cái học bày mới giúp cho đất nƣớc ta trƣờng tồn, kẻ thù phải khiếp sợ.
Tóm lại, truyền thống hiếu học tự ngàn xƣa vẫn là tƣ tƣởng xuyên suốt ngàn năm cho đến tận hôm nay. Điều đó giúp chúng ta thêm tự hào, tin tƣởng và sẵn sàng tiếp thu các kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại mà không sợ làm mất đi bản sắc dân tộc Việt Nam.