I KẾT LUẬN: TIẾP THU, VẬN DỤNG SÁNG TẠO, CHỌN LỌC NHỮNG

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số tư tưởng giáo dục việt nam trong giai đoạn lịch sử dân tộc từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 19 (Trang 46 - 60)

Nho giáo đã tồn tại trên đất nƣớc ta gần một nghìn năm. Ngày nay, đánh giá lại toàn bộ nền giáo dục cổ truyền phong kiến Việt Nam, không thiếu những quan niệm cực đoan hoặc đề cao quá mức, hoặc phủ nhận hoàn toàn. Tuy vậy vẫn có những học giả khách quan hơn, nhìn nhận vấn đề ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Chúng tôi nghĩ quan niệm thứ ba là hợp lý, bởi lẽ đó không phải là một sự dung hòa, khen một tí, chê một tí, mà là cách nhìn biện chứng, đặt sự vật vào đúng hoàn cảnh lịch sử đƣơng thời mà nhận định, phê phán.

Nhƣ trên đã nói, dân tộc ta vốn có một nền văn hiến lâu đời, tồn tại hàng ngàn năm trƣớc khi nho giáo du nhập vào đất nƣớc ta và trở thành quốc giám. Nền văn hiến đó đã tạo ra nhiều truyền thống quí báu nhƣ lòng yêu nƣớc, tinh thần nhân đạo, đoàn kết, cần cù, tự lực cánh sinh, lòng khoan dung v.v.. Mọi ý thức hệ tƣ tƣởng ngoại nhập đều phải biến đổi, hoà hợp với tƣ tƣởng bản địa mới có thể tồn tại về phát triển đƣợc (Phật, Đạo, Nho); trong đó học thuyết nho giáo trở thành nòng cốt trong suốt chiều dài lịch sử chế độ phong kiến nƣớc ta.

Chúng ta có thể đề cập, phê phán nhiều mặt hạn chế, tiêu cực của nho giáo , song khó ai có thể không nhận thấy kết quả rõ ràng, cụ thể của nho giáo trƣớc đây :

- Con cháu trong gia đình đƣợc giáo dục trở thành con cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, biết tôn kính ngƣời già, biết cƣ xử với họ hàng, trong xóm ngoài làng; lớn lên biết cần cƣ xử với họ hàng, trong xóm ngoài làng; lớn lên biết về cộng đồng , quê hƣơng, đất nƣớc.

- Kẻ sĩ đƣợc học hành, nếu đỗ đạt thì gánh vác việc đời, giúp dân phò vun, cứu nƣớc, nếu không công thành danh

toại cũng trở về sống mẫu mực theo đạo lý thánh hiền trong cộng đồng làng xã.

Từ cái học nho giáo đó đã xuất hiện bao danh sĩ, danh tƣớng, dũng sĩ, những con ngƣời tài đức vẹn toàn thể hiện trên mọi lĩnh vực, chính trị, quân sự, ngoại giao, thể hiện ở biết bao" di sản tinh thần, vật chất, trong các tác phẩm triết học, văn học nghệ thuật và cả trong giáo dục.

Không phải mọi thành quả đều qui công cho giáo dục, song rõ ràng, giáo dục nho giáo đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quí giá mà ngày nay vẫn có thể tiếp thu, vận dụng một cách sáng tạo, có chọn lọc.

1.Coi trọng giáo dục, đặt giáo dục ở một vị trí quan trọng có ý nghĩa tồn vong của đất nƣớc là một quan niệm, một tƣ tƣởng sâu xa, nhất quán và xuyên suốt các triều đại từ Lý đến Nguyễn.

Tƣ tƣởng đó dƣợc quán triệt về thực thi trên mọi mặt có giáo dục từ mục tiêu đào tạo đến đãi ngộ, sử dụng. Giáo dục đƣợc coi trọng chính vì nhiệm vụ cơ bản của nó là phục vụ chính trị, phục vụ giai cấp.

Từ Cách mạng tháng 8.1945 đến nay, Đảng, Chính phủ và nhân dân ta lúc nào cũng đặt giáo dục ở vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nƣớc. Mặc dù, trong điều kiện cực kỳ khó khăn trải qua mấy chục năm kháng chiến, giáo dục đã góp phần tích cực trong việc nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nhiều thế hệ sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa và cộng hòa xã hội chủ nghĩa.

Từ 1986 đến nay, đất nƣớc ta bƣớc vào thời kỳ đổi mới. Đảng, Chính phủ đã coi "giáo dục là quốc sách hàng đầu". Nhiệm vụ của giáo dục càng nặng nề hơn trong sự nghiệp "nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài" nhằm đƣa nƣớc ta từng bƣớc tiến lên công nghiệp hoá, hiên đại hoá, xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, công bằng và văn minh.

đang đƣợc và sẽ đƣợc kể thừa và phát triển một cách sáng tạo, phù hợp với yêu cầu mới, hoàn cảnh mới.

2. Sự coi trọng giáo dục trƣớc hết biểu hiện ở tƣ tƣởng coi trọng hiền tài.

Quan niệm của giai cấp phong kiến "hiền tài là nguyên khi của quốc gia" chứng tỏ mẫu ngƣời cần đào tạo không những phải có tài "kinh báng tế thế" mà còn phải trung thành với vua và gánh vác đƣợc mọi công việc của đất nƣớc. Bởi vậy việc tuyển chọn rất ngặt nghèo theo yêu cầu của triều đình phong kiến qua việc học tập và thi cử nho giáo.

Việc sử dụng hiền tài Ở những chức vụ cao thấp chắc nhau tùy thuộc vào trình độ; thứ bậc đỗ đạt qua các kỳ thi. càng đỗ cao càng đƣợc đãi ngộ nhiều cả về vật chất lẫn tinh thần. Điều đó là một trong những động lực thúc đẩy kẻ sĩ vƣợt lên mọi thử thách để học tập kiên trì đến thành đạt đồng thời cũng là biện pháp khiến hiền tài tuyệt đối trung thành, phục vụ vƣơng triều.

Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, sự nghiệp xây dựng công nghiệp hoá, hiện hại hoá đất nƣớc đòi hỏi chúng ta phải có một đội ngũ trí thức vô cùng đông đảo trên mọi lĩnh vực một đội ngũ cán bộ đồng bộ từ cao đến thấp vừa có trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật vững vàng, vừa có phẩm chất cách mạng cao quí.

Toàn Đảng, toàn dân ta đang ra sức chăm lo vấn đề này trong đó giáo dục mang trên vai mình một trách nhiệm nặng nề.

Bài học "Chiêu hiền đãi sĩ" của cha ông ta chắc chắn đƣa lại những kinh nghiệm quí báu để nhà nƣớc ta có một chính sách tối ƣu đối với việc đào tạo, sử dụng và đãi ngộ trí thức, nhân tài trong giai đoạn mới.

3. Không thể phủ nhận rằng nho giáo Việt Nam xƣa- cái cốt lõi vẫn là từ Trung Quốc truyền vào. Trong điều kiện bình thƣờng, sự giáo lƣu văn hoá giữa hai dân tộc là một

chuyện tất yếu. Huống chi, trong trƣờng kỳ lịch sử, đất nƣớc ta - một nƣớc nhỏ bé trƣớc một quốc gia khổng lồ phƣơng Bắc - luôn phải đƣơng đầu với một sức ép ghê gớm. Lịch sử xen kẽ hàng nghìn năm, lúc bị nội thuộc, lúc tiễn hành chiến tranh vệ quốc, lúc độc lập... vậy mà không bi diệt vong không bị đồng hoá đã là điều quá phi thƣờng.

Tuy vậy, trong khi tiếp nhận, ảnh hƣởng của nền văn hoá ngoại lai , nhân dân ta một mặt không bài ngoại, mặt khác vẫn giữ vững đƣợc bản sắc riêng của dân tộc mình. Cũng nhƣ mọi ý thức hệ tƣ tƣởng, nho giáo vào Việt Nam phải biến dạng, khúc xạ di và trở thành nho giáo Việt Nam.

Tƣ tƣởng xây dựng một nền giáo dục dân tộc không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu các phê phán chọn lọc nội dung tƣ tƣởng nho giáo Trung quốc mà còn mong muốn cách tân cả nội dung, cả chữ viết, tiến tới xây dựng một nền giáo dục mới vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Những tƣ tƣởng tiến bộ đó, tiếc thay cũng không có điều kiện vƣợt qua những hẹn chế của lịch sử đƣợc. Sự đổi mới quá trì trệ đó đã dẫn đến những hậu quả tai hại trƣớc sự xâm nhập của chủ nghĩa tƣ bản nhƣ thế nào, chúng ta đều biết rõ. Bởi vậy, bài học đổi mới trong giai đoạn hiện nay chúng ta vẫn tìm thấy trong quá khứ. Không bài ngoại, sẵn sàng và kịp thời tiếp nhận mọi trào lƣu văn hoá, giáo dục trên thế giới.

Song tiếp nhận cái mới không có nghĩa là phủ nhận sạch trơn cái cũ, cả cái tiêu cực lẫn cái tích cực - Phải biết kế thừa, phát huy cái tích cực cũ thành cái tích cực mới. Không phải mới cái mới đều là ƣu việt - Không phải mọi thứ ngoại nhập đều là tốt đẹp.

Chúng tôi cho rằng sự đổi mới giáo dục nƣớc ta hiện nay trƣớc hết phải bắt đầu từ sự đổi mới nền giáo dục thực có trong nƣớc, căn cứ vào yêu cầu chính trị, kinh tế - xã hội đang đặt xa khi bƣớc vào thế kỷ XXI. Trên cơ sở đó, chúng ta tìm hiểu, tham khảo những kinh nghiệm giáo dục tiên tiến của thế giới, vận dụng nó một cách sáng tạo, phù hợp với hoàn.

cảnh của mình. Mặt khác, trong điều kiện mở cƣa và cơ chế thị trƣờng, nhiều trào lƣu tƣ tƣởng phản động, đồi trụy đang tìm mọi cơ hội du nhập vào nƣớc ta, tìm cách phá hoại tâm hồn thế hệ trẻ chúng ta. Các tệ nạn xã hội ( ma túy, aids, mại dâm, cờ bạc, bạo lực ...) đang có chiều hƣớng gia tăng đến mức báo động. Nó không chỉ gây tác hại trong xã hội mà đang bí mật từng, bƣớc len lỏi vào trong nhà trƣờng phổ thông, đại học, trong mỗi già đình nếu chúng ta mất cảnh giác, bỏ trống trận địa này. Ở đây "đức trị" và "pháp trị" phải đi đối với nhau. Chúng tôi nghĩ rằng hơn bao giờ hết, trong quá trình hội nhập, "làm bạn với tất cả mọi ngƣời", mọi gia đình, mỗi nhà trƣờng cũng nhƣ toàn xã hội phải là "những pháo đài" vững chắc bảo vệ đất nƣớc, bảo vệ xã hội chủ nghĩa". Sẵn sàng bắt tay với bè bạn châu, "tứ hải giai huynh đệ", song kiên quyết ngăn chặn sự xâm nhập của bọn "quỉ xa tăng ", "phù thủy", "giu - da" ... không lúc nào muốn từ bỏ âm mƣu "diễn biến hoà bình" và nhuộm đen tâm hồn các thế hệ trẻ chúng ta. Bài học đổi mới có chọn lọc vững bản sắc dân tộc của cha ông xƣa - cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực - vẫn giữ nguyên tính thời sự nóng bỏng của nó.

4. Cái cốt lõi của nền, giáo dục xƣa là bồi dƣỡng" tƣ tƣởng nhân nghĩa" trong quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, đào luyện và đòi hỏi con ngƣời ở mọi lúc, mọi nơi phải tuyệt đối đề cao và thực hiện "ngũ luân, ngũ thƣờng". Gạt bỏ những yếu tố giai cấp, những thái độ khe khát, cực đoan của học thuyết nho giáo (gia trƣởng, coi rẻ phụ nữ, toả chiết sự phát triển cá nhân trƣớc ích của cộng đồng v.v..), ngày nay vẫn rất cần kế thừa, phát huy những đạo đức truyền thống của dân tộc về những mặt tích cực của đạo đức phong kiến. Trong gia đình, những lời dạy, lời khuyên "phụ từ, tử hiếu" - ông bà, cha mẹ dù ở thời đại nào, chế độ nào, cháu hiếu thảo, có trách nhiệm với ông bà, cha mẹ dù ở thời đại nào, chế độ nào, chắc chắn không si không mong muốn đƣợc duy trì, phát triển. Trong

cộng đồng xã hội, chắc ai cũng muốn sống có tình nghĩa, biết kính trên, nhƣờng dƣới, có tình cảm "thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân", "nhiễu điều phủ lấy giá gƣơng"... Trong nhà trƣờng phổ thông, đại học hiện nay, chúng ta mong muốn có một quan hệ dân chủ, thƣơng yêu giữa thầy trò, song nhƣ Bác Hồ đã dạy không thể "cá đôi bằng đầu" mà "thầy phải ra thầy," trò phải ra trò...".

Trong cơ chế thị trƣờng mới đặt ra những chuẩn mực, những thang, giá trị mới đòi hỏi phải đánh giá lại nhiều điều xƣa cũ, nay đã lạc hậu, không phù hợp, cần phải loại bỏ - Song đạo đức mới theo phép biện chứng - không hề loại bỏ những hạt nhân tích cực cũ, cũng nhƣ không thể tiếp thu xô bồ những "cái giá trị" mới không có sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với con ngƣời, với xã hội Việt Nam.

5. Nền giáo dục Việt Nam ở cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI đang đứng trƣớc những đòi hỏi lớn lao, cấp bách. Đảng, nhà nƣớc, ngành giáo dục đào tạo cũng nhƣ toàn xã hội đang xây dựng những chiến lƣợc về giáo dục, về con ngƣời.

Về cơ bản, nền giáo dục mới, nhà trƣờng mới khác với nền giáo dục và nhà trƣờng phong kiến xƣa - không thể kỳ vọng gì nhiều ở một nền giáo dục đã lỗi thời, song trong phạm vi nhất định; vẫn có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm mà ngày hôm nay chúng ta vẫn thấy bổ ích, cập nhật. Trong rất nhiều vấn đề, có thể nêu ra đây một vài bài học nổi bật sau:

5.1. Về hệ thống giáo dục, trong nền giáo dục phong kiến xƣa, nhà nƣớc chỉ quan tâm tổ chức trƣờng công đến lộ, phủ với số lƣợng hết sức ít ỏi. Sự đầu tƣ chủ yếu chỉ là trƣờng Quốc Tử giám nhằm chủ yếu phục vụ cho con cái vua quan quí tộc.

Trƣờng lớp ở xã do dân tự lo liệu. Số lƣợng trƣờng lớp ở mỗi thời kỳ không có tài liệu, sách vở nào ghi cả, song

chắc chắn là khá nhiều vì không mấy làng xã không có lớp học của các thầy đồ. Trừ một số ít trƣờng tƣ nổi tiếng có đông học trò theo học, đa số là trƣờng lớp qui mô nhỏ, có k khi chỉ có dăm ba học trò. Tuy thế, hệ thống trƣờng lớp dân lập rộng lớn này Nhà nƣớc không phải cung cấp cơ sở vật chất, tiền bạc, lƣơng bổng gì mà vẫn có nguồn học sinh đông đảo để tuyển chọn lên các bậc học cao hơn.

Hệ thống giáo dục hiện nay là một hệ thống hoàn chỉnh cả về chiều dọc lẫn chiều ngang. Hơn 50 năm qua, cơ cấu hệ thống đƣợc thay đổi nhiều lần qua các cuộc cải cách giáo dục, ngày một đa dạng và hoàn thiện hơn. Nó đƣợc sự quản lý thống nhất của nhà nƣớc, trực tiếp là Bộ Giáo dục - Đào tạo.

Trong hoàn cảnh mấy chục năm vừa kháng chiến vừa kiến quốc, mặc dù rất quan tâm đến sự phát triển giáo dục, tỷ lệ ngân sách đầu tƣ cho giáo dục còn rất thấp so với yêu cầu thực tế.

Thực tế, bên cạnh ngân sách nhà nƣớc cấp, nhân dân đã góp công, góp của cực kỳ lớn lao cho giáo dục, từ cơ sở vật chất đến tiền bạc, từ việc giáo dục con em trong gia đình đến tạo dƣ luận khen chế trong cộng đồng.

Đa dạng hoá các loại hình giáo dục, xã hội hoá giáo dục hiện đang có đà phát triển thuận lợi, hỗ trợ có hiệu quả cho ngành giáo dục. Tuy nhiên, ở một đối cực khác, việc mở rộng cửa với nƣớc ngoài, nền kinh tế nhiều thành phần trong cơ chế thị trƣờng cũng đang tạo ra nhiều bi kịch trong gia đình, tệ nạn xã hội đang gia tăng trong xã hội về tìm cách len lỏi, bắt rễ vào nhà trƣờng xã hội chủ nghĩa của chúng ta, điều mà chúng ta cần có biện pháp đấu tranh đồng bộ kịp thời ngăn chặn.

5.2. Việc tổ chức thi cử nghiêm mật từ đầu đến cuối của các kỳ thi thời phong kiến xƣa cũng là một bài học quí giá để chống lại nạn gian lận trong thi cử ngày nay. Mặc

dù Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cấp hàng năm vẫn có những qui chế chắt chẽ vì thi cử song chỗ này, chỗ khác vẫn có những chuyện "lộ đề thi", "thi hộ" và nhất là nạn quay cóp ("phao") đã trở thành phổ biến, chuyện tiêu cực trong coi thi, chấm thi;.. khiến cho dƣ luận bất bình, việc tuyển chọn, đỗ đạt không đảm bảo chất lƣợng đầu vào, đầu ra.

Tóm lại, cải tiến việc học tập, thi cử vẫn là vấn đề cấp bách và quan trọng trong việc phát triển và nâng cao chất lƣợng giáo dục.

Cũng nhƣ mọi lĩnh vực khác, giáo dục sắp bƣớc vào thế kỷ XXI, đòi hỏi phải có sự đổi mới toàn diện. Trong sự đổi mới lớn lao này, việc kế thừa những tƣ tƣởng giáo dục tích cực, những kinh nghiệm quí báu của cha ông xƣa phải đƣợc coi nhƣ là một thành tố quan trọng, không thể bỏ qua để xây dựng đƣợc một nền giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiên tiến, đồng thời giữ vững đƣợc bản sắc dân tộc của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I-SÁCH THAM KHẢO :

1. Bùi Văn Nguyên - "Nguyễn Bỉnh Khiêm" Nhà xuất "bản Hải Phòng, 1986. 2. Cao Xuân Dục - "Quốc triều hƣơng khoa lục" NXB TP Hồ Chí Minh, 1993.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số tư tưởng giáo dục việt nam trong giai đoạn lịch sử dân tộc từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 19 (Trang 46 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)