Nguyên nhân dẫn đến việc người tố cáo không được bảo vệ toàn diện

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo (Trang 57 - 58)

Pháp luật hiện hành đã có nhiều quy định nhằm ngăn chặn các hành vi trả thù người tố cáo, song cho đến nay, công tác bảo vệ người tố cáo vẫn chưa được thực hiện một cách hoàn thiện, nhiều người tố cáo vẫn còn bị trả thù, trù dập, xâm phạm đến sức khỏe, danh dự và tài sản. vấn đề trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân chính vẫn là do những kẻ hở trong quy định của pháp luật về bảo vệ người tố cáo.

Thứ nhất, do đặc thù của việc tố cáo, người bị tố cáo thường là những người có chức vụ, quyền hạn nhất định trong xã hội nên hình thức trả thù của họ vô cùng tinh vi, không phải chỉ trước mắt mà còn về lâu dài, không phải chỉ bằng bạo lực mà còn bằng nhiều hình thức khác. Người tố cáo không chỉ có nguy cơ đe dọa về thân thể, tài sản mà còn có thể bị phân biệt đối xử hoặc bị quy kết làm mất đoàn kết, gây rối nội bộ, ít được các cấp chính quyền và xã hội tôn vinh, trong khi tình trạng né tránh, thái độ tiêu cực tập thể đối với người tố cáo vẫn còn rất phổ biến. Tất cả những tình trạng trên điều nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng cũng như những quy định của pháp luật nên tình trạng người tố cáo không được bảo vệ một cách toàn diện là điều không thể nào tránh khỏi.

Thứ hai, theo quy định của pháp luật, việc bảo vệ người tố cáo là nhiệm vụ của người giải quyết tố cáo, chính quyền địa phương, cơ sở và cơ quan chức năng; nhưng trong thực tiễn ở một số nơi, chính quyền địa phương, cơ sở và cơ quan chức năng, cán bộ trong các cơ quan, cơ sở đó lại chính là đối tượng bị tố cáo, do đó công tác bảo vệ người tố cáo vốn dĩ đã là một công việc phức tạp nay lại càng khó khăn hơn, bởi lẽ để hoàn thành tốt công tác bảo vệ cho người đứng ra tố cáo cơ quan, tổ chức hoặc thành viên trong cơ quan, tổ chức của mình thì mấy ai không gặp phải nhiều khó khăn, vướn mắc.

Thứ ba, hiện nay mọi người đều nhận thức rõ trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo vệ người tố cáo khỏi sự đe dọa, trả thù, trù dập từ phía người bị tố cáo, nhưng việc quy định các cơ quan có thẩm quyền hiện nay vẫn chưa được rõ ràng và cũng chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm, thủ tục, biện pháp và cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ cho công việc này, nên các cơ quan có thẩm quyền còn lúng túng trong việc quyết định và triển khai các biện pháp bảo vệ. Luật Tố cáo quy định, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết tố cáo có trách nhiệm phối hợp

49 “Tố cáo tham nhũng, thưởng cao không bằng bảo vệ tốt”, báo đời sống pháp luật,

http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/chong-tham-nhung-can-co-che-tai-bao-ve-nguoi-to-cao-tham-nhung- a30040.html.

với công an nhân dân các cấp hoặc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để bảo vệ cho người tố cáo, nhưng không quy định rõ các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan ở đây là cơ quan, tổ chức, cá nhân nào, nếu phối hợp thì cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đó có trách nhiệm gì, cụ thể ra sao? Điều này dễ gây nhầm lẫn trong việc xác định cũng như việc đùng đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân, dẫn đến việc ảnh hưởng tiêu cực đến công tác bảo vệ người tố cáo50. Nhìn chung cơ chế

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo (Trang 57 - 58)