Từ khi Luật Tố cáo năm 2011 cùng một số văn bản hướng dẫn được ban hành và có hiệu lực, tình hình tố cáo của người dân và công tác giải quyết tố cáo ở nước ta đã có nhiều thay đổi và chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, trong hai năm gần đây, tình hình tham nhũng và những vi phạm pháp luật khác ở nước ta ngày càng diễn biến phức tạp và có chiều hướng lan rộng nhưng tỷ lệ tố cáo của người dân lại rất thấp (dưới 1%)42. Cụ thể, theo báo cáo kết quả tiếp dân phục vụ cho kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII của Trụ sở Tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước, trong 09 tháng đầu năm 2013, tình hình tố cáo của công dân tại Trụ sở Tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước giảm về số lượng người so với cùng kỳ năm trước và cũng theo báo cáo của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh tại phiên họp thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2014, số lượt công dân đến các cơ quan hành chính nhà nước để tố cáo giảm 1,8% so với năm 2013, số vụ tố cáo thuộc thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước giảm 9,54%. Nhận định về tình hình khiếu nại, tố cáo trong thời gian qua, ông Trần Đình Long, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội cho rằng, mặc dù có giảm, song tình hình tố cáo nhìn chung vẫn còn diễn biến khá phức tạp. Nói về nguyên nhân, các đại biểu trong phiên họp nhìn nhận rằng, nguyên nhân chủ yếu là do công tác tiếp nhận và giải quyết tố cáo của các cơ quan có thẩm quyền còn tồn tại nhiều hạn chế, tình trạng về trả thù người tố cáo vẫn còn rất phổ biến và công tác bảo vệ người tố cáo của chúng ta vẫn chưa được hoàn thiện, người dân vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc tố cáo tiêu cực, tâm lý trọng tình nghĩa, chú trọng lợi ích nhóm của người dân còn phổ biến nên thường có xu hướng che giấu, bảo vệ những người có hành vi tiêu cực mà người thực hiện hành vi đó là người thân thiết, cấp trên hoặc đồng nghiệp của mình. Trong 2 năm 2013 và 2014, có rất nhiều vụ trả thù, trù dập người tố cáo gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe khiến cho công tác giải quyết tố cáo gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
42 Xem trên, www.vtvcantho.vn, “Khắc phục bất cập trong tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo”, [truy cập ngày 01/10/2014]
Điển hình như vụ nữ dược sĩ Trần Kiều Oanh ở tỉnh Bình Phước, vào năm 2012 nữ dược sĩ này đã gửi đơn tố cáo hiện tượng tiêu cực xảy ra tại phòng giám định y khoa nơi cô làm việc, theo tố cáo của dược sĩ Oanh: Ông Đoàn Đức Loát trưởng phòng giám định y khoa và một số nhân viên khác đã nhận tiền hối lộ của những đối tượng đến giám định tại phòng giám định y khoa để được công nhận hồ sơ hưởng các chế độ như: Chất độc hóa học, thương-bệnh binh, nghĩ hưu trước tuổi, tai nạn lao động…tất cả số tiền trên được chia cho ông Loát 1/3, còn lại chia điều cho các nhân viên, tuy nhiên chị Oanh không nhận và đứng ra tố cáo việc làm sai phạm trên. Vào ngày 30/5/2012 Ủy ban kiểm tra đảng ủy khối cơ quan dân-chính-Đảng đã kết luận tố cáo của chị Oanh là có cơ sở, nhưng khi Ủy ban kiểm tra sở Y tế tỉnh Bình Phước vào cuộc lại cho rằng tố cáo của chị là thiếu cơ sở, không chấp nhận kết luận thiếu khách quan chị Oanh tiếp tục khiếu nại lên cơ quan chức năng. Vụ việc chống tiêu cực của chị Oanh được người dân ủng hộ và nhiều lần được Đài truyền hình Việt Nam về quay phim và tôn vinh. Tuy nhiên, thay vì những cá nhân sai phạm phải bị xử lý thì những người này lại lợi dụng chức vụ và lạm quyền, ra quyết định đuổi việc chị Oanh. trước đó, chị Oanh đã nhiều lần bị người trong Trung tâm giám định y khoa nhục mạ, xúc phạm danh dự, đỉnh điểm là vào ngày 26/6/2012 chị Oanh đã bị Y sĩ Nguyễn Xuân Đô, một trong những người có hành vi nhận hối lộ bị chị Oanh tố cáo dùng ghế sắt đánh chị Oanh bị thương nặng phải nhập viện, trong lúc chị Oanh bị hành hung, có một số người trong trung tâm và cả ông Loát chứng kiến nhưng không hề ngăn cản mà còn tiếp tay dọn dẹp hiện trường để bảo vệ người sai phạm. Quá bất bình trước hành vi bất chấp pháp lý của ông Loát và một số người tiếp tay cho ông Loát, chị Oanh đã gửi đơn kêu cứu lên Thủ tướng, ngày 08/5/2013 Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có văn bản chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Phước xử lý và báo cáo vụ việc lên Thủ tướng. Ngoài vụ việc của chị Oanh, vụ Thượng tá Đỗ Văn Cai (nguyên Phó trưởng công an TP Thanh Hóa) cũng phức tạp không kém, sau khi tố cáo hàng loạt sai phạm của thủ trưởng đơn vị và một số cán bộ điều tra ông đã liên tục nhận được hàng loạt tin nhắn khủng bố, đe dọa sát hại cả gia đình. Ông Cai cho biết trong 2 năm (từ năm 2012 đến 2013) làm đơn tố cáo và chờ các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ, ông liên tục nhận được nhiều tin nhắn đe dọa khiến cuộc sống giai đình đảo lộn. Đề phòng bất trắc, đảm bảo an toàn cho người thân, ông phải đưa vợ con ra tỉnh ngoài tạm lánh. Ngôi nhà ông ở phải bao bọc kín bởi toàn bộ khung sắt. Con dâu và cháu nội ông đang ở Hà Nội phải chuyển lên Thái Nguyên, nơi đơn vị của con trai ông đóng quân vì quá hoảng sợ. Ông Cai bức xúc cho biết, từ năm 2012 đến 2014, trong khi cơ quan chức năng đang giải quyết đơn thư tố cáo thì vào tháng 5/2014, ông bất ngờ nhận được quyết định điều chuyển công tác. Hiện ông Cai giữ chức vụ Phó trưởng phòng Cảnh
sát môi trường, Công an tỉnh Thanh Hóa. “Họ muốn chuyển tôi đi để tôi không còn tố