Có trách nhiệm mà cố ý không chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo (Trang 54 - 56)

thẩm quyền xét và giải quyết tố cáo gây thiệt hại cho người tố cáo

Cố ý không chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết tố cáo gây thiệt hại cho người tố cáo là hành vi không chấp hành quyết định của các cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết tố cáo bao gồm cơ quan thanh tra, cơ quan bảo vệ pháp luật như Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, chính quyền các cấp gây hậu quả thiệt hại cho người tố cáo. Thiệt hại đó có thể là thiệt hại về vật chất, tinh thần hoặc danh dự, tự do, sức khỏe, tài sản... Hành vi của người phạm tội có thể là không chịu trả tự do cho người bị bắt giữ, giam oan sai, không cho người bị sa thải trở lại làm việc, không khôi phục Đảng tịch cho người tố cáo bị khai trừ Đảng không đúng quy định, không giao trả tài sản đã bị thu hồi trái pháp luật, không bồi thường thiệt hại cho người tố cáo…

Cũng như tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cản trở quyền tố cáo của, việc xét và giải quyết tố cáo hoặc việc xử lý người bị tố cáo, việc xử lý tội “Cố ý không chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết tố cáo gây thiệt hại cho người tố cáo” cũng được quy định tại tại điều 132 của Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, những người có trách nhiệm mà cố ý không chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết tố cáo gây thiệt hại cho người tố cáo sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Tuy nhiên, khi xem xét hành vi vi phạm này, chúng ta cần phải xem xét hậu quả do hành vi gây ra xem đã đến mức cần truy cứu trách nhiệm hình sự hay

47

Dương Minh, “Người hùng Hoài Đức tố nhân bản xét nghiệm bị tẩy chay”, Báo đời sống và pháp luật, 27/10/2013.

không, do điều luật chưa quy định rõ hậu quả gây ra bao nhiêu là xử phạt vi phạm hành chính và bao nhiêu là truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì thế, khi xem xét, chúng ta cần phải đánh giá cẩn trọng trong từng trường hợp cụ thể mà quyết định xử lý một cách chính xác.

Đáng lưu ý trong việc cố ý không chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết tố cáo gây thiệt hại cho người tố cáo là trường hợp của chị Trần Thị Ngọc Tuyền nhân viên trung tâm thể dục thể thao tại tỉnh Cà Mau. “Vào ngày 14/9/2014, chị Tuyền và anh Nguyễn Phương Đông (chồng chị Tuyền) bất ngờ nhận được quyết định kỷ luật sa thải của trung tâm do ông Trần Thế Giang – giám đốc trung tâm ký quyết định kỷ luật mà không hề nêu ra sai phạm và lý do kỷ luật. Được biết, quyết định nói trên được ký sau khi chị Tuyền gửi đơn đến cơ quan chức năng tố cáo những tiêu cực của lãnh đạo đơn vị và đăng lên facebook cá nhân nội dung của đơn tố cáo đã gửi. Trong đơn tố cáo nêu rõ ông Dương Huỳnh Khải (giám đốc sở VH- TT-DL tỉnh Cà Mau) và ông Trần Thế Giang (giám đốc TT TDTT) đã có dấu hiệu tham nhũng, sử dụng tiền của TT TDTT để đi dự khai mạc Sea Game 27 tại Myanmar và tiêu xài cá nhân. Khi phát hiện vụ việc, chị Tuyền đã gửi đơn tố cáo đến lãnh đạo tỉnh để nhờ giải quyết, sau đó UBND tỉnh lại gửi văn bản chỉ đạo giám đốc sở VH-TT- DL giải quyết. Tuy nhiên, theo chị Tuyền, trong quá trình thụ lý và giải quyết, tổ xác minh đã không có buổi làm việc nào hay điện thoại yêu cầu chị Tuyền cung cấp bằng chứng và thông tin liên quan. Chẳng những vụ việc tham nhũng không được giải quyết thỏa đáng mà chỉ một ngày sau khi chị Tuyền gửi đơn tố cáo, Hội đồng kỷ luật trung tâm đã tiến hành họp kỷ luật đối với vợ chồng chị với lý do gây mất trật tự tại đơn vị và ngay hôm sau, vợ chồng chị Tuyền lại nhận được thông báo tạm thời nghỉ việc do đơn vị thừa biên chế. Vấn đề gây bức xúc cho chị Tuyền ở đây là tại sao văn bản kỷ luật gửi cho vợ chồng chị điều là do ông Giang ký trong khi ông Giang là người chị đang tố cáo, mặc khác vợ chồng chị Tuyền bị đuổi việc là do trung tâm thừa biên chế nhưng tại sao ngay sau đó ông Giang lại tiếp tục ký hợp đồng với người mới là em của một vị lãnh đạo sở VH-TT-DL về làm việc thay vị trí của chị Tuyền. Chị Tuyền đã gửi đơn phản ánh vụ việc đến lãnh đạo tỉnh Cà Mau, UBND tỉnh cũng đã gửi quyết định yêu cầu khôi phục vị trí việc làm cho chị, tuy nhiên chuyện của chị Tuyền vẫn không được giải quyết. Được biết, chị Tuyền và anh Đông công tác trong ngành từ năm 2003, hiện có hai con nhỏ đang đi học, việc đuổi việc cả hai vợ chồng cùng lúc đã khiến gia đình chị rơi vào cảnh bế tắc”48.

48

Qua vụ việc trên, có thể thấy quyền lợi của người tố cáo hiện nay đang bị xâm phạm nghiêm trọng, phổ biến là hành vi trù dập, tự ý đuổi việc người tố cáo và cố ý không chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền về xét và giải quyết tố cáo, không khôi phục chức vụ, việc làm, gây thiệt hại cho người tố cáo. Theo người viết, các cơ quan chức năng cần phải có những biện pháp cứng rắn và áp dụng các chế tài cụ thể mang tính răn đe cao hơn nữa để những trường hợp bị cấp trên trù dập như chị Tuyền nói trên sẽ không còn xảy ra.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo (Trang 54 - 56)