Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở quyền tố cáo, việc xét và giải quyết tố

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo (Trang 52 - 54)

quyết tố cáo hoặc việc xử lý người bị tố cáo

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cản trở quyền tố cáo của người dân, việc xét và giải quyết tố cáo hoặc việc xử lý người bị tố cáo là hành vi phạm tội được thực hiện bởi những người được giao thẩm quyền và nhiệm vụ nhất định trong cơ quan Nhà nước, đoàn thể, tổ chức xã hội, những người này đã lợi dụng thẩm quyền và nhiệm vụ của mình để cản trở quyền tố cáo của người dân như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực không cho công dân gửi đơn, không nhận đơn; buộc người gửi đơn rút lại đơn tố cáo hoặc tuy nhận đơn nhưng không chỉ đạo giải quyết những nội dung đơn nêu ra. Ngoài ra, việc lợi dụng quyền hạn, chức vụ để cản trở quyền tố cáo của người dân còn được

biểu hiện qua các hành vi như hủy đơn, dìm đơn tố cáo, tiêu hủy các tài liệu chứng cứ có liên quan của đương sự, tiết lộ công việc điều tra gây khó khăn cho việc xử lý vụ tố cáo…hoặc vụ việc tố cáo đã được giải quyết, tuy nhiên người có thẩm quyền lại không tiến hành xử lý kỹ luật đối với người tố cáo cũng như xử lý kỷ luật đối tượng bị tố cáo không đúng với quy định của pháp luật.

Theo quy định tại điều 132 của Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, những người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cản trở quyền tố cáo của người dân, cản trở việc xét và giải quyết tố cáo hoặc việc xử lý người bị tố cáo sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Trường hợp người phạm tội nhận tiền, đồ vật hoặc lợi ích vật chất để cản trở việc tố cáo thì còn bị truy tố về tội nhận hối lộ theo Điều 279 Bộ luật Hình sự.

Nói về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cản trở quyền tố cáo của công dân, không thể không nhắc đến vụ việc nhân bản hơn 1000 bản kết quả xét nghiệm xảy ra tại bệnh viện đa khoa Hoài Đức (Hà Nội) vào tháng 5/2013 vừa qua. Theo như thông tin từ báo đời sống pháp luật đã đưa vào ngày 14/9/2013, vụ việc sai phạm trên được phát hiện và đưa ra ánh sáng phần lớn là nhờ vào sự tham gia tích cực của kỹ thuật viên trưởng Phan Thị Oanh. Cụ thể, chị Oanh là người photo tài liệu, hồ sơ và ghi chép kết quả xét nghiệm tại khoa xét nghiệm trong bệnh viện Hoài Đức, chính chị Oanh là người đã phát hiện ra vụ việc nhân bản phiếu huyết học và đặc máy quay lén để ghi lại những sai phạm. Với vai trò là kỹ thuật viên trưởng nên chị Oanh nắm rất rõ và có điều kiện để thu thập chứng cứ, sau khi thu thập xong chứng cứ, chị Oanh đã khẳng khái ký vào lá đơn tố cáo cùng với chị Nguyệt và 4 người cán bộ nữ đang làm việc tại bệnh viện. Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày nộp đơn tố cáo chị Oanh đã lên cơ quan xin rút lại đơn và cam kết sẽ không cung cấp thông tin ra bên ngoài, cũng chính vì thế mà khi vụ việc bị phanh phui chị Oanh từ một “người hùng” trở thành bị can bị khởi tố do bị tố ngược. Theo chị Nguyệt – một trong những đồng nghiệp đã dũng cảm cùng chị Oanh đứng ra tố cáo sai phạm chia sẻ về nguyên nhân chị Oanh rút đơn tố cáo: “sau khi đơn tố cáo được gửi, ngày hôm sau đã bị lộ, những người ký trong đơn lúc đó chịu áp lực rất lớn trước “mưu đồ phá hoại” việc khiếu kiện từ nguyên giám đốc bệnh viện Nguyễn Trí Liêm. Ông Liêm đã bố trí cán bộ về tận nhà những người đã ký đơn để tạo áp lực lên gia đình, buộc họ phải rút đơn. Riêng chị Oanh, bệnh viện cử một cán bộ nữ về tung tin cho rằng hành động của chị Oanh đã phá hoại tập thể, gây mất đoàn kết nội bộ, nếu không rút đơn sẽ bị đuổi việc, người nhà chị Oanh do không hiểu sự thể thực hư nên đã khuyên can và tạo áp lực buộc chị phải rút đơn, tâm lý người nhà

chị Oanh vì sợ chị bị đuổi việc, nếu bị đuổi việc gia đình chị sẽ rơi vào hoàn cảnh hết sức khó khăn. Thậm chí, chị Oanh còn bị chồng đánh đập, đuổi về nhà mẹ ruột vì chị một mực không chịu rút đơn, mẹ ruột chị cũng cho rằng con mình làm sai nên hết lời khuyên nhủ và buộc chị phải rút lại đơn tố cáo. Trước áp lực quá lớn từ phía gia đình cùng với những lời hâm dọa đuổi việc, trả thù của giám đốc Liêm, chị Oanh không còn lựa chọn đành phải lên cơ quan xin rút lại đơn tố cáo đã gửi trước đó”47.

Qua vụ việc trên, ta thấy hành vi của nguyên giám đốc bệnh viện Hoài Đức (Hà Nội) Nguyễn Trí Liêm đã vi phạm nghiêm trọng những quy định của Luật Tố cáo năm 2011, hơn nữa hành vi đe dọa đuổi việc và cử người tung tin tạo áp lực cho chị Oanh và gia đình chị của giám đốc Liêm còn phạm vào tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn cản trở quyền tố cáo, việc xét và giải quyết tố cáo hoặc việc xử lý người bị tố cáo” được quy định tai Điều 132, Bộ luật Hình sự năm 1999.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)