Chủ thể có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo (Trang 38 - 39)

Để củng cố niềm tin của nhân vào Đảng, Nhà nước, làm cho mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước ngày càng gắn bó, bền chặt thì việc bảo vệ người tố cáo cần được đặc biệt quan tâm và phải khả thi trên thực tiễn. Bảo vệ người tố cáo là

34 Điều 19, Nghị định 76/2012/NĐ-CP (quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tố cáo).

35

“Cần khen thưởng cho người tố cáo tham nhũng, báo Dân trí, www.dantri.com.vn [truy cập ngày 25/9/2014]

36 “Khen thưởng và bảo vệ người tố cáo”, www.24h.com.vn [truy cập ngày 25/9/2014].

37 Điều 132, Bộ Luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

38Cần xử nghiêm cán bộ vi phạm gây khiếu nại, tố cáo, http://vtc.vn/2-461487/xa-hoi/can -xu-nghiem-can-bo- vi-pham-gay-khieu-nai-to-cao.htm.

một yêu cầu khách quan, cấp thiết nhằm thực hiện trách nhiệm bảo vệ công dân và giúp nâng cao hiệu quả giải quyết vụ việc vi phạm pháp luật. Bảo vệ người tố cáo được hiểu là việc cơ quan, người có thẩm quyền do pháp luật quy định sử dụng lực lượng, phương tiện, áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng không bị trù dập, phân biệt đối xử, bảo vệ an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác. Bảo vệ người tố cáo là trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành, mọi công dân nhưng phải có cơ quan chuyên trách, tùy theo chức năng, nhiệm vụ và theo quy định của pháp luật.

Điều 3 của Nghị định 76/2012 quy định: “ Người có thẩm quyền bảo vệ người tố cáo gồm: cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết, cơ quan công an các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo.”39

Dựa vào quy định của Nghị định 76/2012 thì chủ thể có trách nhiệm trong việc bảo vệ người tố cáo sẽ được chia thành ba nhóm:

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo (Trang 38 - 39)