Những hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo vệ người tố cáo

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo (Trang 50 - 52)

bày”, ông Cai nói43

.

Qua thực tiễn về những vụ việc tố cáo như trên, có thể thấy mặc dù Luật Tố cáo năm 2011 và Nghi định 76/2012/NĐ đã quy định khá rõ ràng về vấn đề bảo vệ người tố cáo cũng như trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong công tác trên. Tuy nhiên, tình hình thực thi pháp luật về bảo vệ người tố cáo hiện nay lại vô cùng phức tạp và gây ra khó khăn rất lớn cho các cơ quan chức năng. Một là, do không hiểu biết về pháp luật nên người dân không ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình nên không thực thi đúng như những gì pháp luật quy định. Hai là, mặc dù am hiểu về pháp luật nhưng những người bị tố cáo vẫn cố tình không tuân thủ, tìm mọi cách để chống đối các cơ quan chức năng và trả thù người tố cáo. Ba là, những cơ quan có thẩm quyền với nhiều lý do như: Năng lực của cán bộ còn yếu kém, không đủ kinh phí cũng như cơ sở vật chất để hỗ trợ cho công tác bảo vệ người tố cáo, luật quy định chưa rõ ràng…nên những cơ quan này chưa thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm của mình, gây ra sai sót trong quá trình thực thi pháp luật về bảo vệ người tố cáo.

3.2. Những hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo vệ người tố cáo cáo

Luật Tố cáo được Quốc hội thông qua ngày 11/11/2011 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2012. So với Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật Tố cáo đã có nhiều quy định mới về trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết tố cáo, khen thưởng người tố cáo…và đặc biệt, Luật Tố cáo năm 2011 đã bổ sung thêm một chương mới (chương V) quy định về “bảo vệ người tố cáo”, các quy định của Luật Tố cáo đã góp phần bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, ổn định tình hình kinh tế xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo không bị xâm hại trước những tác động tiêu cực do người bị tố cáo gây ra44

. Tuy nhiên, qua gần hai năm triển khai, Luật Tố cáo cũng đã bộc lộ một số bất cập, dẫn đến những khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện, trong đó có công tác bảo vệ người tố cáo, đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.

Thứ nhất, về xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo và trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ người tố cáo. Khoản 1, điều 12 Luật Tố cáo năm 2011 quy định “Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản

43 Thanh Hồng, “Nữ dược sĩ tố cáo được vinh danh, rồi bị đuổi việc”, Báo người lao động, 23/8/2013.

44

Lương Thanh Cường, “Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”, luận văn tốt nghiệp cao học ngành luật Trường Đại học luật TP. Hồ Chí Minh, năm 2011.

lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết”45. Tuy nhiên, thực tế với nhiều vụ việc cụ thể, việc áp dụng xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo theo quy định còn chưa thống nhất, còn có những vướng mắc do xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo tại thời điểm tố cáo hay tại thời điểm người bị tố cáo thực hiện hành vi bị tố cáo. Cụ thể như xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo trong các trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác; cơ quan, tổ chức, đơn vị có người bị tố cáo công tác đã giải thể hoặc sát nhập sang đơn vị mới; cán bộ, công chức đã về hưu nhưng bị tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật lúc đương nhiệm; hoặc trường hợp tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức tại thời điểm cán bộ, công chức đó giữ chức vụ thấp nhưng tại thời điểm tố cáo, cán bộ, công chức này đã giữ chức vụ cao hơn, ví dụ như người bị tố cáo là Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã đã được bổ nhiệm lên Chủ tịch UBND cấp huyện thì người có thẩm quyền giải quyết tố cáo là Chủ tịch UBND cấp huyện hay là Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Ngoài ra, Khoản 2 Điều 13 Luật Tố cáo quy định “Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp”46. Khái niệm “bổ nhiệm, quản lý trực tiếp” trong quy định này dẫn đến cách hiểu khác nhau, chẳng hạn đối với cán bộ, công chức thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thì ai là người có thẩm quyền giải quyết. Điều này gây ra lúng túng trong cách hiểu và xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo, do đó cần có các quy định hướng dẫn cụ thể.

Xuất phát từ những khó khăn trong việc xác định thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết tố cáo, thì việc khó xác định được cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo là chuyện không thể nào tránh khỏi. Điều 3 của Nghị Định 76/2012 quy định: “ Người có thẩm quyền bảo vệ người tố cáo gồm: cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết, cơ quan công an các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo”. Việc quy định chung chung “các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan” có thẩm quyền bảo vệ người tố cáo gây ra nhiều khó khăn trong việc xác định, dễ gây ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm dẫn đến người tố cáo không được bảo vệ một cách toàn diện, do đó cần có những quy định cụ thể về việc xác định các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan bao gồm những cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.

45

Khoản 1, Điều 12, Luật Tố cáo năm 2011.

46

Thứ hai, về việc quy định “khi có căn cứ cho rằng việc tố cáo có thể gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe, xâm hại đến tài sản, uy tín, danh dự, nhân phẩm...” còn rất chung chung, khó xác định ở chỗ những biểu hiện nào, hành vi nào thì được coi là có căn cứ. Ngoài ra, chưa có quy định cụ thể về việc phối hợp giữa các cơ quan trong việc bảo vệ người tố cáo cũng là nguyên nhân dẫn đến việc các quy định về bảo vệ người tố cáo chưa thật sự đi vào cuộc sống, chưa thật sự tạo nên thiết chế khiến người tố cáo yên tâm, dẫn đến vẫn còn tố cáo nặc danh, mạo danh nhiều. Do đó, cần phải quy định cụ thể về các căn cứ đó cũng như trách nhiệm phối hợp cụ thể để thực sự bảo vệ được người tố cáo.

Thứ ba, Điều 22 Luật Tố cáo quy định “ Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo”. để giữ bí mật thông tin của người tố cáo, Luật quy định văn bản giao xác minh không có nội dung về họ tên, địa chỉ của người tố cáo. Tuy nhiên, Luật cũng quy định người được giao xác minh nội dung tố cáo có quyền yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo. Quy định này vô tình đã gây ra sự khó khăn cho người được giao xác minh do không biết về người tố cáo để yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo (Trang 50 - 52)