Hoạt động của các Tổ chức phi Chính phủ nước ngoài ở Việt Nam

Một phần của tài liệu tác động của các dự án phi chính phủ đến thu nhập của hộ nghèo tỉnh sóc trăng (Trang 25)

Nam

Hoạt động của các TCPCPNN đã được tiến hành ở nước ta từ đầu những năm 1950. Lúc đầu chỉ có một vài tổ chức vào với mục đích tiến hành các hoạt động viện trợ nhân đạo thuần tuý, nhưng theo chiều hướng chung trên thế giới, số lượng các TCPCPNN vào Việt Nam tăng dần từ sau năm 1975 và nội dung viện trợ cũng thay đổi theo hướng giảm viện trợ nhân đạo và tăng viện trợ phát triển. Tuy nhiên lĩnh vực thực hiện bao trùm ở nước ta là nhân đạo và phát triển.

2.1.1.5 Dự án phi Chính phủ: Là những dự án trợ giúp không vì mục đích lợi nhuận của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài, các tổ chức khác và cá nhân người nước ngoài, kể cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài hỗ trợ cho các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức nhân dân (bao gồm các đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và một số tổ chức khác) của Việt Nam thực hiện các mục tiêu nhân đạo và phát triển dành cho Việt Nam.

2.1.1.6 Tình hình viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ tại nước ta

a) Số lượng các TCPCPNN có quan hệ với Việt Nam đã không ngừng tăng lên, với các dự án hợp tác trải rộng trên khắp các tỉnh thành trong cả nước và trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong số lượng các tổ chức có quan hệ với Việt Nam đã tăng gấp hơn 3 lần, từ 210 tổ chức vào năm 1994 lên khoảng 650 tổ chức vào năm 2006. Trong số này, trên 500 tổ chức có hoạt động thường xuyên, có dự án và đối tác Việt Nam cụ thể. Quan hệ đối tác giữa phía Việt Nam với các TCPCPNN được triển khai và mở rộng, từ cấp cơ sở và mang tính vi mô (các dự án được triển khai ở cấp địa phương, cộng đồng, giải quyết các vấn đề cụ thể...), đến cấp trung ương và mang tính chính sách vĩ mô (như các dự án hỗ trợ xây dựng chính sách, xây dựng luật, nghiên cứu chính sách...).

b) Hợp tác của các TCPCPNN đã góp phần thiết thực cho công cuộc xoá đói giảm nghèo, phát triển bền vững, phù hợp với các ưu tiên, định hướng phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Theo thống kê chưa đầy đủ, từ năm 1994 đến năm 2006, các TCPCPNN đã tài trợ cho khoảng 20.000 dự án và khoản viện trợ lớn nhỏ với tổng giá trị giải ngân đạt mức trên 1,3 tỷ USD. Trong mấy năm gần đây, hàng năm, giá trị viện trợ của các TCPCPNN cho Việt Nam đều đạt trên 100 triệu USD. Giá trị viện trợ giải ngân của các

TCPCPNN năm 2004 là 140 triệu USD, năm 2005 là 175 triệu USD, năm 2006 là 217 triệu USD.

c) Viện trợ của các TCPCPNN đã góp phần tăng cường năng lực các cơ quan đối tác và người dân vùng dự án. Ngoài các dự án trực tiếp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, xây dựng năng lực..., các hoạt động đào tạo, tập huấn được lồng ghép vào các dự án do các TCPCPNN tài trợ.

d) Thông qua hoạt động, các TCPCPNN góp phần tăng cường hiểu biết và mở rộng quan hệ hữu nghị của nhân dân và đối tác các nước với Việt Nam.

Bằng cách thông tin cho công chúng nước mình và các nhà tài trợ về tình hình vùng dự án và những kết quả của dự án, các TCPCPNN đã vừa tăng cường tranh thủ nguồn viện trợ, vừa góp phần nâng cao sự hiểu biết của chính giới, công chúng và đối tác các nước về Việt Nam, củng cố tình hữu nghị giữa Việt Nam với nhân dân các nước đó và với cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế. Bên cạnh đó, trong những năm qua, các TCPCPNN còn tích cực lên tiếng bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân Việt Nam trong vấn đề thương mại công bằng và nhiều vấn đề khác.

e) Quan hệ và cơ chế hợp tác giữa các TCPCPNN và Việt Nam nhằm bảo đảm sử dụng và quản lý hiệu quả các nguồn viện trợ ngày càng được hoàn thiện. Quan hệ đối tác ba bên chính quyền - nhân dân - TCPCPNN trong quá trình triển khai các dự án được xem là cơ chế phối hợp phù hợp và có hiệu quả.

2.1.1.7 Tổ chức, phương thức hoạt động và hình thức viện trợ của các Tổ chức phi Chính phủ Tổ chức phi Chính phủ

Tổ chức và phương thức hoạt động: Các TCPCPNN tại Việt Nam có hình thức lập văn phòng (văn phòng Đại diện, văn phòng Dự án) hoặc không có văn phòng mà chỉ hoạt động theo Giấy phép hoạt động. Có xu hướng gia tăng là TCPCPNN tài trợ thông qua các Tổ chức phi Chính phủ Việt Nam (trung tâm, viện, đơn vị khoa học - công nghệ, hội...). Đại đa số viện trợ thông qua quan hệ đối tác với các cơ quan chính quyền và tổ chức quần chúng ở các cấp.

Hình thức viện trợ: chủ yếu thông qua các chương trình, dự án nhân đạo và phát triển. Viện trợ phi dự án và cứu trợ khẩn cấp chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Lĩnh vực chủ yếu là y tế (phát triển hạ tầng cơ sở, cấp trang thiết bị, đào tạo cán bộ, truyền thông, dinh dưỡng...), giáo dục (xây dựng cơ sở, đào tạo giáo viên, học bổng trong và ngoài nước, giáo viên tình nguyện, đào tạo dạy nghề...), phát triển kinh tế (nông nghiệp và phát triển nông thôn tổng hợp, hạ tầng nông thôn, tín dụng quay vòng), xã hội (giải quyết các vấn đề xã hội, tệ

nạn xã hội, hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn: người khuyết tật, trẻ em mồ côi,...), môi trường và viện trợ khẩn cấp, có một số dự án liên quan đến chính sách tuỳ theo yêu cầu của Việt Nam.

2.1.2 Thu nhập và sự cần thiết tăng thu nhập

2.1.2.1 Khái niệm về thu nhập2

Thu nhập của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định, bao gồm: (1) Thu từ tiền công, tiền lương; (2) Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất); (3) Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất); (4) Thu khác được tính vào thu nhập (không tính tiền rút tiết kiệm, bán tài sản, vay thuần tuý, thu nợ và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được).

Chi tiêu hộ gia đình là tổng số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ đã chi cho tiêu dùng trong một thời gian nhất định, bao gồm cả tự sản, tự tiêu về lương thực, thực phẩm, phi lương thực, thực phẩm và các khoản chi tiêu khác (biếu, đóng góp...). Các khoản chi tiêu của hộ không bao gồm chi phí sản xuất, thuế sản xuất, gửi tiết kiệm, cho vay, trả nợ và các khoản chi tương tự.

Thu nhập còn được thể hiện qua mức sống của con người. Một người hay một gia đình có thu nhập cao thì trước hết người đó hay gia đình đó có một cuộc sống đầy đủ hơn về mặt vật chất, từ đó mà có điều kiện hơn về mặt hưởng thụ các giá trị văn hóa và tinh thần trong cuộc sống. Con người lao động cũng chỉ vì mục đích nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất, văn hóa và tinh thần của bản thân, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, khi thực hiện các mục tiêu nhỏ lẻ tưởng chừng như chỉ phục vụ cho lợi ích cho bản thân, người lao động cũng đã góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội, chính trị của các đơn vị và đất nước. Như vậy, giữa lao động và hưởng thụ có mối quan hệ khăng khít, gắn bó với nhau và ngày càng phát triển.

Thu nhập của dân cư là chỉ tiêu biểu hiện toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động trợ cấp của Nhà nước, trợ giúp của xã hội mà hộ gia đình nhận được trong một thời gian nhất định.

Hoạt động lao động là tiền đề của sự hưởng thụ thành quả lao động và chính sự hưởng thụ đó sẽ giúp quá trình lao động tiếp sau được tiến hành thuận lợi hơn và với năng suất cao hơn. Sự hưởng thụ của người dân được

2 Cục Thống kê Hà Nam, 2012. Giải thích thuật ngữ, nội dung và phương pháp tính một số chỉ tiêu thống kê y tế và mức sống dân cư. http://ngtk.hanam.gov.vn/ngtk/10.htm. Truy cập ngày 15/10/2013.

biểu hiện cả về vật chất lẫn tinh thần; từ hiệu quả kinh tế, xã hội của đất nước do bản thân mình đóng góp trong một thời kỳ nào đó. Để nhìn nhận vấn đề trên được rõ ràng, người ta dùng khái niệm mức sống. Mức sống có nhiều yếu tố hợp thành, nhưng chủ yếu từ hai yếu tố cơ bản là yếu tố đáp ứng nhu cầu vật chất và yếu tố đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần. Yếu tố vật chất cơ bản như ăn, mặc, ở,…có liên quan trực tiếp tới sự sống của mỗi người và khi xã hội phát triển hơn thì nhu cầu vật chất đó của con người cũng sẽ thay đổi theo. Nhu cầu văn hóa, tinh thần như: những thành tựu về văn hóa, nhu cầu giao tiếp và những nơi vui chơi giải trí,… có liên quan trực tiếp đến đời sống tinh thần, tình cảm của con người và nó cũng thay đổi theo sự biến đổi của xã hội.

Tóm lại, mức sống của con người được thể hiện ở sự thỏa mãn những nhu cầu vật chất cũng như văn hóa tinh thần ở một mức độ nào đó trong một thời kỳ phát triển của xã hội. Những nhu cầu đó thường xuyên biến đổi và giữa chúng có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Trong đó, nhu cầu vật chất là cơ sở trong hệ thống nhu cầu của con người và xét về mặt tương đối thì nhu cầu vật chất ngày một giảm đi trong khi nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần lại tăng lên theo tiến trình phát triển của xã hội. Đó là xu thế tất yếu trong sự phát triển và hoàn thiện con người.

2.1.2.2 Sự cần thiết của việc tăng thu nhập

Mức sống của dân cư bắt nguồn từ thu nhập. Thu nhập là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức sống của một gia đình nông thôn. Tăng thu nhập là yếu tố quan trọng hàng đầu để cải thiện và nâng cao mức sống, là cơ sở để tăng tích lũy và tăng đầu tư cho quá trình sản xuất tiếp theo.

Tăng thu nhập cho mỗi người dân đồng nghĩa với thu nhập bình quân đầu người mỗi khu vực tăng lên, dẫn đến thu nhập bình quân của cả quốc gia cũng tăng theo. Điều này thể hiện sự tăng trưởng của mỗi vùng, quốc gia. Tăng thu nhập cho phép tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội của vùng, góp phần thực hiện những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.

Người dân có thu nhập thấp, đời sống khó khăn, khả năng nhận thức kém, trẻ em không có điều kiện đến trường và phải đi lao động từ sớm dẫn đến nhiều vấn đề tệ nạn xảy ra như: trộm cắp, nghiện ngập,… người dân ven rừng không có đất trồng trọt sẽ phá rừng, hủy hoại môi trường sinh thái. Như vậy, tăng thu nhập cho người lao động có thu nhập thấp, chủ yếu là những người nông dân, cũng là một cách để giải quyết các vấn đề xã hội, từ đó góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn.

2.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình

Theo bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân tộc thiểu số ở Đồng bằng sông Cửu Long” (2011) của tác giả Nguyễn Quốc Nghi, Bùi Văn Trịnh cho thấy các nhân tố tác động đến thu nhập bình quân/người của hộ dân tộc thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Long là: trình độ học vấn của chủ hộ, trình độ học vấn của lao động trong hộ, số nhân khẩu trong hộ, số hoạt động tạo thu nhập của hộ, độ tuổi của lao động trong hộ và tiếp cận với các chính sách hỗ trợ.

Theo một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Quốc Nghi, Trần Quế Anh, Bùi Văn Trịnh (2011), “Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long” cũng xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân/người của hộ là số nhân khẩu, kinh nghiệm làm việc chủ hộ, độ tuổi lao động, trình độ học vấn của chủ hộ và số hoạt động tạo ra thu nhập.

Theo nghiên cứu của các tác giả Hoàng Hữu Hòa, Nguyễn Lê Hiệp (2007); Võ Thị Thúy Anh, Phan Đặng Mai Phương (2010); Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn Mậu Dũng (2011) thì thời gian vay vốn càng dài thì khả năng cải thiện đời sống và mức độ phát triển sản xuất kinh doanh của hộ nghèo càng cao.

Theo nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thị Đan Xuân, Mai Văn Nam (2011),

“Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm ở Đồng bằng sông Cửu Long” thì các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ là tổng diện tích đất của hộ, vay vốn, kiểm dịch, thu nhập từ chăn nuôi gia cầm, thu nhập từ chăn nuôi khác và thu nhập từ phi nông nghiệp.

Theo nghiên cứu của các tác giả Nghiêm Hồng Sơn, Tim Coelli, Prasada Rao (2007), “The efficiency of microfinance in Vietnam: Evidence from NGO schemes in the north and the central regions.” (Hiệu quả của tài chính vi mô ở Việt Nam: Bằng chứng từ các chương trình phi Chính phủ ở miền Bắc và miền Trung) thì trong số các nhân tố thuộc về yếu tố môi trường thì khoảng cách từ nhà các hộ vay đến khu trung tâm là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả sử dụng các khoản tín dụng nhỏ.

Tác giả Lê Khương Ninh (2011), “Các yếu tố quyết định lượng vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ ở Hậu Giang”. Kết quả hồi quy bằng mô hình Tobit cho thấy lượng vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như trình độ học vấn, nghề nghiệp cuả chủ hộ, khoảng cách đến chợ huyện hay thị tứ, số TCTD, tài sản thế chấp, số lần vay,…Kết quả phân tích cũng cho thấy nếu các TCTD mở rộng hoạt động của mình bằng

cách tăng số chi nhánh hay phòng giao dịch ở khu vực nông thôn thì các nông hộ sẽ được vay nhiều hơn với lãi suất thấp, qua đó giúp hạn chế được sự lệ thuộc của họ vào tín dụng phi chính thức.

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quốc Nghi (2011), “Khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của hộ nghèo”, khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của hộ nghèo chịu tác động bởi các nhân tố: tuổi của chủ hộ, số lao động trong hộ, trình độ học vấn (trình độ học vấn của chủ hộ và trình độ học vấn cao nhất của lao động trong hộ), tham gia hội đoàn thể, bằng khoán đất, tổng thu thập của hộ, tổng giá trị tài sản của hộ. Trong đó, nhân tố bằng khoán đất và tham gia hội đoàn thể có tác động mạnh nhất đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nghèo.

Theo tác giả Bùi Văn Trịnh (2011), “Tình hình tín dụng phi chính thức đối với nông hộ ở tỉnh An Giang”, có 6 biến độc lập ảnh hưởng đến khả năng vay vốn chính thức của nông hộ như: Thu nhập, khoảng cách, giới tính, dân tộc, giá trị tài sản và mức chi tiêu của nông hộ.

Theo tác giả Nathan Okurut (2006) , “Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của người nghèo và người da màu ở Nam Phi đối với thị trường chính thức và phi chính thức”. Bằng việc sử dụng mô hình Probit và mô hình Logit, tác giả chỉ ra rằng người nghèo và người da màu bị hạn chế về khả năng hạn chế tiếp cận nguồn tín dụng này. Trong phạm vi quốc gia, khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi giới tính, độ tuổi, số thành viên trong gia đình, trình độ học vấn, chi tiêu và chủng tộc của hộ. Việc nghèo khó có tác động xấu đến việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức. Ở thị trường tín dụng phi chính thức, việc tiếp cận các

Một phần của tài liệu tác động của các dự án phi chính phủ đến thu nhập của hộ nghèo tỉnh sóc trăng (Trang 25)