MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu tác động của các dự án phi chính phủ đến thu nhập của hộ nghèo tỉnh sóc trăng (Trang 85)

5.2.1 Đối với bộ phận tiếp nhận và quản lý dự án

 Tăng nguồn vốn hỗ trợ nếu có thể, để hộ nghèo có đủ vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh mà không phải sử dụng sai mục đích hoặc không vay những nguồn không chính thức từ bên ngoài. Có như vậy nguồn vốn mới sinh lời, giúp cải thiện được tình hình thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.

 Thời điểm hỗ trợ cần phải hợp lí, có thể vào đầu mùa sản xuất, giúp hỗ trợ hộ nghèo một cách kịp thời kịp lúc cũng góp phần giảm thiểu việc sử dụng hỗ trợ sai mục đích.

 Cần sàng lọc đối tượng hỗ trợ tốt hơn, đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng, vừa đảm bảo sử dụng hợp lý nguồn vốn vừa tránh những chi tiêu không đúng mục đích.

 Phân phối nguồn lực hợp lí để nguồn hỗ trợ giữa các hộ tương đồng với nhau, đảm bảo hộ nghèo nào cũng được hỗ trợ, giúp cải thiện thu nhập tốt hơn.

5.2.2 Đối với hộ nghèo

 Hộ nghèo cần tham gia các khóa huấn luyện nông nghiệp, để tiếp cận với công nghệ sản xuất nông nghiệp tiên tiến, khi đó, hộ sẽ sản xuất hiệu quả hơn, giúp đồng vốn sinh lời, tăng thu nhập cho gia đình.

 Hộ nghèo cần có kế hoạch đầu tư sản xuất cụ thể, hiệu quả, phù hợp với khả năng và nguồn lực gia đình, tránh sử dụng đồng vốn vào những việc làm ăn không có kế hoạch cụ thể trước, sử dụng vốn sai mục đích sẽ dẫn tới tình trạng kinh doanh không hiệu quả, mang nợ, thất thoát vốn và thu nhập giảm.

 Hộ cũng cần tuân thủ đúng chính sách kế hoạch hóa gia đình, không sanh con thứ 3 để đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt hơn. Với kết quả nghiên cứu cho thấy khi số người phụ thuộc tăng lên một sẽ làm cho thu nhập giảm một khoảng 325,000 đồng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ.

 Hộ nên tham gia các tổ chức đoàn thể để có thể chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, bí quyết sản xuất tốt, để các hộ có thể tự giúp đỡ lẫn nhau, thể hiện tinh thần tương thân tương ái.

5.2.3 Đối với Nhà nước và Chính quyền địa phương

Để dự án được tiếp nhận một cách hiệu quả, nhà nước và chính quyền địa phương cũng cần phối hợp với bộ phận tiếp nhận và quản lý dự án thông qua một số giải pháp mà tác giả đề xuất như sau:

 Cần tiếp thu các tiến bộ khoa học kĩ thuật một cách hợp lí để áp dụng tốt mang lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. Chính quyền cần thực hiện công tác khuyến nông, xây dựng các biện pháp chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cho người dân một cách hiệu quả. Muốn được như vậy, với trình độ nhận thức hiện tại của người dân, cần phải có phương án chuyện giao công nghệ đơn giản dễ hiểu mang lại hiệu quả cao cho hộ nghèo.

 Động viên hộ tham gia các tổ chức đoàn thể: hợp tác xã, hội nông dân, hội phụ nữ, các Hội, Phường khác để có sự hỗ trợ tốt hơn về các nguồn lực như kỹ thuật, công nghệ, vốn, nhân lực… đặc biệt là trong việc tìm đầu ra, đảm bảo không bị rớt giá do tiêu thụ đơn lẻ, góp phần tăng thu nhập cho hộ.

 Khuyến khích học tập vì đầu tư cho giáo dục là cách tốt nhất để người nghèo thoát nghèo bền vững. Những hộ có trình độ học vấn càng cao thì chi tiêu và thu nhập của người dân càng cao, giúp chất lượng cuộc sống được nâng cao.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Mục tiêu của để tài là đánh giá tác động của những DAPCP đến thu nhập hộ nghèo thông qua bộ số liệu gồm 180 quan sát được thu thập trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Qua nghiên cứu, đề tài ngoài việc xác định được phần thu nhập tăng thêm mà dự án mang lại mà còn gặt hái thêm được nhiều kết quả tích cực khác.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: thu nhập ngoài việc chịu tác động bởi dự án còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: dân tộc, trình độ học vấn của đối tượng nhận hỗ trợ, quy mô nhân khẩu, số người phụ thuộc và diện tích đất nông nghiệp của hộ nghèo. Quan trọng hơn hết, việc tiếp cận DAPCP đã làm cho thu nhập tăng lên một khoảng 835.000đ/tháng. Điều này là kết quả của việc sử dụng tốt nguồn vốn hỗ trợ của hộ nghèo và sự quản lý tốt của bộ phận tiếp nhận dự án tại địa phương. Vì thế, dự án đã góp phần cải thiện đời sống cho hộ nghèo tỉnh Sóc Trăng và thực sự cần thiết cho những hộ nghèo còn lại trên địa bàn tỉnh.

Song song với thu nhập là chi tiêu hàng tháng của hộ nghèo, đáng tiếc là đề tài chưa tìm ra bằng chứng về tác động của dự án tới chi tiêu của hộ nghèo. Tuy không có ý nghĩa về mặt thống kê, song vấn để có thể được giải thích bởi những nguyên nhân như sau:

Hộ nghèo chưa nêu đầy đủ những mức chi tiêu quan trọng hàng tháng của họ vì quên trong lúc phỏng vấn hay những chi tiêu cho những vấn để riêng tư, hoặc cho thông tin không chính xác.

Mặc khác, thu nhập tăng song chi tiêu không tăng theo mà giảm hoặc không đổi do ý thức chi tiêu tiết kiệm của hộ nghèo. Hộ nghèo ở Sóc Trăng quanh năm đối mặt với mọi công việc để tạo nhu nhập, đối mặt với cuộc sống thiếu thốn, vì vậy thu nhập có tăng nhưng một bộ phận hộ vẫn tiêu dùng ở mức cũ, tiết kiệm để làm vốn cho sản xuất nông nghiệp.

Với những biến kiểm soát, đề tài cũng tìm ra mối quan hệ giữa thu nhập, cũng như chi tiêu với các biến này:

 Biến giới tính chỉ tác động đến chi tiêu hộ nghèo. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nữ giới là thường tiếp xúc với việc chi tiêu hằng ngày của hộ nên giới tính sẽ tác động đến chi tiêu và ngược chiều với chi tiêu.

 Biến dân tộc vừa tác động tới thu nhập lại vừa ảnh hưởng đến chi tiêu hộ nghèo. Kết quả nghiên cứu cho thấy, người Kinh có thu nhập cao hơn và xu hướng chi tiêu nhiều hơn so với dân tộc Khmer và Hoa.

 Giáo dục là cách tốt nhất để hộ nghèo thoát nghèo bền vững, kết quả nghiên cứu cho thấy, chủ hộ nào có trình độ học vấn càng cao thì thu nhập càng cao.

 Quy mô nhân khẩu tác động đến cả thu nhập và chi tiêu của nông hộ, có thêm một người trong độ tuổi lao động thì sẽ góp phần tăng thu nhập lên 600.000đ nhưng lại góp phần tăng chi tiêu một khoảng 410.000đ.

 Số người phụ thuộc cũng tác động đến thu nhập, thật vậy, có thêm một người phụ thuộc sẽ làm cho thu nhập giảm đi một khoảng 330.000đ. Thực tế phỏng vấn cũng cho thấy, những hộ nghèo thường có quy mô nhân khẩu cao, cao là do số người phụ thuộc nhiều. Vì thế chính quyền địa phương cần điều tiết quy mô dân số, khuyến khích từng hộ tham gia kế hoạch hóa gia đình để đảm bảo cho hộ nghèo có cuộc sống ổn định, chất lượng cuộc sống cao hơn.

 Diện tích đất nông nghiệp cũng ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của hộ, hộ càng có diện tích đất nhiều thì thu nhập sẽ cao, cụ thể nếu diện tích đất tăng lên 1 công thì thu nhập tăng khoảng 57.000đ và chi tiêu lên 28.000đ.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 34,6% số hộ được hỗ trợ sử dụng nguồn vốn chưa đúng mục đích toàn phần hoặc một phần, dẫn tới thu nhập không tăng, thậm chí còn giảm. Một số hộ sử dụng đúng mục đích thì sản xuất nông nghiệp, kinh doanh lại không hiệu quả, do:

 Đối tượng được hỗ trợ không phù hợp.

 Thời điểm hỗ trợ không phù hợp.

 Số vốn vay còn ít.

 Chưa tiếp thu hết tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Và cuối cùng, bài nghiên cứu đã tiếp nhận 180 nguyện vọng của hộ nghèo, trong đó phần lớn các hộ đều muốn hỗ trợ nhiều thêm để phục vụ một số nhu cầu: sản xuất nông nghiệp, buôn bán, học tập, xây sửa nhà ở,… Một số khác lại muốn dự án cho vay với lãi suất thấp hơn và đóng lãi nửa năm hay một năm để họ kịp xoay vốn, thay vì lấy lãi hằng tháng của dự án Oxfam.

Từ những kết quả đã nêu trên, nếu biết phát huy tốt những mặt tích cực và hạn chế tốt những khó khăn thì DAPCP sẽ là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến thu nhập, góp phần làm tăng thu nhập cải thiện đởi sống hộ nghèo nói chung và trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nói riêng.

6.2 KIẾN NGHỊ

Để giúp hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có thể cải thiện được thu nhập và có một cuộc sống tốt hơn, từ đó thoát nghèo bền vững thì ngoài sự hỗ trợ của các DAPCP không là chưa đủ, mà cần phải có các biện pháp, chính sách, chương trình kèm theo để thể hiện sự quan tâm của nhà nước, chính quyền và hơn nữa là giúp họ sử dụng nguồn hỗ trợ một cách hiệu quả nhất. Nếu đạt được điều này thì không chỉ mang lại lợi ích cho hộ nghèo mà còn mang lại lợi ích cho xã hội và của cải cho đất nước. Tác giả xin đề ra một số ý kiến để sử dụng tốt nguồn hỗ trợ và nâng cao thu nhập.

6.2.1 Đối với nhà nước

Nhà nước cần kêu gọi thêm các nguồn viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước, đồng thời cung cấp thêm các dự án hỗ trợ của Chính phủ để người dân tiếp xúc hơn với nhiều nguồn hỗ trợ, góp phần làm tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo.

Đầu tư cơ sở hạ tầng, đường giao thông ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện cho việc sinh hoạt, đi lại và tiêu thụ nông sản tốt hơn.

Phân phối các nguồn hỗ trợ rộng rãi khắp địa phương, nhất là những trong những vùng sâu vùng xa, để bà con nông dân, đặc biệt là người dân tộc dễ dàng tiếp cận dự án tốt hơn.

6.2.2 Đối với chính quyền địa phương

Tăng cường công tác chỉ đạo trong việc hỗ trợ và tuyên truyền những dự án đến bộ phận tiếp nhận và bộ phận hộ nghèo.

Chính quyền dịa phương, các hội đoàn thể, cần phối hợp với bộ phận tiếp nhận dự án trong việc hướng dẫn đào tạo nghề, hướng dẫn sử dụng vốn và mở các khóa học nhằm nâng cao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho hộ nghèo tạo cơ hội cho những hộ nghèo mà chưa có nghề nghiệp thu nhập ổn định. Ví dụ vừa hỗ trợ vốn, vừa dạy may mặc hoặc đan đồ gia công để góp phần có thêm nguồn thu mới. Mở những lớp hướng dẫn chăn nuôi gia cầm, gia súc các loại, trồng trọt các loại màu, trồng vườn để người dân sử dụng vốn vay hiệu quả hơn và tăng thu nhập.

Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em địa phương được đi học thông qua các chính sách (miễn giảm học phí, học bổng, tặng sách, tập cho trẻ em nghèo,…) nhằm nâng cao dân trí. Vì học tập là chìa khóa thoát nghèo bền vững.

Thường xuyên rà soát tình hình chất lượng cuộc sống người dân để đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng và nhận hỗ trợ kịp thời.

Hội phụ nữ cần mở những buổi cung cấp kiến thức dân số, đảm bảo cho mỗi hộ tuân thủ đúng kế hoạch hóa gia đình, không sanh con thứ ba, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

6.2.3 Đối với bộ phận tiếp nhận dự án

Cần rà soát kỹ những đối tượng nhận được hỗ trợ để đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng.

Tuyên truyền những dự án mới đến cho hộ nghèo và đảm bảo hộ nghèo nào cũng biết được thông tin dự án.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất để hộ nghèo dễ dàng tăng được thu nhập. Ví dụ: hướng dẫn sử dụng vốn chi tiết đối với các dự án tài chính, hướng dẫn cho người dân những lớp đào tạo nghề,… Đối với dự án Heifer, thay vì hỗ trợ một con bò cái, cán bộ thú y hỗ trợ con bò mẹ đã mang thai để người dân dễ dàng tiếp nhận hơn. Được biết, một số hộ nuôi bò, rất gặp nhiều khó khăn trong việc thụ thai cho bò, có hộ phải mất đến 1, 2 năm, chính vì thế, dự án không những làm tăng thu nhập mà còn khiến người dân lo lắng vì không có bò trả về dự án. Vì thế, tác giả để xuất, khi tiếp nhận bò từ dự án, cán bộ thú y sẽ làm công tác thụ thai cho bò, đến khi bò có mang thì hỗ trợ con bò đó cho hộ nghèo cũng như những kỹ thuật để nuôi bò tốt, như thế sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

6.2.4 Đối với những hộ nghèo

Phải tích cực tham gia các buổi tập huấn, các khóa học nghề, khóa học kiến thức để nâng cao hiểu biết, mang lại hiệu quả cao hơn trong việc sản xuất nông nghiệp.

Tham gia những hội đoàn thể địa phương: Hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên, tổ tiết kiệm,... vì đây là điều kiện tiên quyết để nhận được hỗ trợ từ các DAPCP, ngoài ra hộ còn được chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, bí quyết sản xuất tốt, để các hộ có thể tự giúp đỡ lẫn nhau, thể hiện tinh thần tương thân tương ái.

Thường xuyên tiếp cận thông tin thị trường, nắm bắt tình hình dịch bệnh, thời tiết, cũng như tiến bộ khoa học kĩ thuật để sản xuất có hiệu quả hơn nhằm giảm thiểu trình trạng mất mùa, nhờ đó cải thiện thu nhập và thoát nghèo hiệu quả.

Tạo điều kiện thật tốt để con cái đến trường vì học tập mới là chìa khóa thoát nghèo bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Âu Vi Đức, 2008. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại tỉnh Hậu Giang. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Cần Thơ.

2. Bách khoa toàn thư mở. Sóc Trăng. <http://vi.wikipedia.org/wiki/S%C 3%B3c_Tr%C4%83ng> [Ngày truy cập: ngày 15 tháng 10 năm 2013].

3. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 2012. Tài liệu hướng dẫn: Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012- 2015.

4. Bộ Ngoại giao Việt Nam. Các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài. <http://www.mofahcm.gov.vn/mofa/ctc_quocte/un/nr040819155753/nr060928 111253/ns070731092928/view> [Ngày truy cập: Ngày 15 tháng 10 năm 2013].

5. Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng. Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng. <http://www.soctrang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9M SSzPy8xBz9CP0os3gLR1dvZ09LYwOL4GAnA08TRwsfvxBDIz8_U_2CbE dFAHsNjAQ!/> [Ngày truy cập: ngày 15 tháng 10 năm 2013].

6. Đinh Thị Thùy Dương, 2009. Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp – nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Thái Nguyên.

7. Heifer Việt Nam. Chương trình Heifer Việt Nam. <http://www.heiferv ietnam.org/?Bcat=17&start=0&lg=vn> [Ngày truy cập: ngày 15 tháng 10 năm 2013].

8. Hoàng Hữu Hòa và Nguyễn Lê Hiệp, 2007. Tác động của vốn vay tín dụng đối với xóa đói giảm nghèo ở huyện Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học, số 43, trang 39-45.

9. Lê Huệ Trinh, 2013. Phân tích tác động của chương trình tín dụng ưu đãi đến thu nhập nông hộ ở Việt Nam. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại học Cần Thơ.

10. Lê Minh Tân, 2013. Ảnh hưởng của hoạt động tín dụng ưu đãi đến thu nhập của nông hộ ở nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại học Cần Thơ.

11. Lê Phạm Ái Tâm, 2010. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến thu nhập của người dân đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại học Cần Thơ.

12. Lê Thị Thanh Huệ và ctv, 2012. Tác động của việc thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình bị thu hồi đất: trường hợp một số khu công nghiệp điển hình ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. Đại học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu tác động của các dự án phi chính phủ đến thu nhập của hộ nghèo tỉnh sóc trăng (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)