Đất đai thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu tác động của các dự án phi chính phủ đến thu nhập của hộ nghèo tỉnh sóc trăng (Trang 41 - 43)

Đất được hình thành trong quá trình lấn biển của Châu thổ Sông Cửu Long, thể hiện rất rõ nét bằng những giồng cát hình cánh cung đồng phương với bờ biển từ Sóc Trăng đến Vĩnh Châu đã chia cắt thành nhiều vùng địa hình:

 Vùng địa hình cao: tập trung ven sông Hậu kéo dài đến sông Mỹ Thanh, cao trình trung bình 1-1,2 m.

 Vùng địa hình trung bình: phân bố không tập trung và bị phân chia bởi các giồng cát, có cao trình trung bình từ 0,6-1 m.

 Vùng đất thấp trũng tập trung hầu hết ở 2 huyện Mỹ Tú và Thạnh Trị có cao trình từ 0-0,5 m. Đây là vùng trũng lại xa sông Hậu nên khó tiêu nước.

Theo hệ phân loại U.S.D.A toàn tỉnh có 40 đơn vị đất, tập trung vào 3 nhóm chính:

 Nhóm đất phù sa có 184.184 ha, trong đó:

- Nhóm phù sa ngọt chiếm 36,7% phân bố ở huyện Kế Sách, Mỹ Tú, Long Phú. Đây là vùng đất có địa hình từ trung bình đến cao, gần nguồn nước ngọt, điều kiện thoát nước dể dàng (Nguồn: Sở NN – PTNT Sóc Trăng).

- Nhóm đất phù sa mặn và nhiễm mặn chiếm 63,3% phân bố hầu hết ở các huyện trong tỉnh... Đây là vùng đất có địa hình trung bình, thuận lợi cho việc thoát nước, nhưng thiếu nước ngọt vào mùa khô.

 Nhóm đất phèn có 47.892 ha, trong đó:

- Nhóm đất phèn mặn chiếm 78,16%, phân bố tập trung ở Mỹ Tú, Thạnh Trị, Vĩnh Châu, điều kiện thoát nước khó khăn.

- Nhóm đất phèn không mặn chiếm 21,84%, phân bố ở huyện Kế Sách, Mỹ Tú có địa hình trung bình đến thấp, điều kiện thoát nước kém (Nguồn: Sở NN - PTNT Sóc Trăng).

 Nhóm đất cát giồng có 9.914 ha, chiếm 4%, tập trung ở Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên và thành phố Sóc Trăng (Nguồn: Sở NN – PTNT Sóc Trăng).

Dựa vào điều kiện tự nhiên, Sóc Trăng xác định trọng tâm là sản xuất nông nghiệp trong đó cây lúa chiếm vị trí hàng đầu. hướng phát triển nông nghiệp là chuyển nhanh cơ cấu cây trồng - vật nuôi, phù hợp với điều kiện sản xuất hàng hóa cho nhu cầu xuất khẩu, làm nguyên liệu cho phát triển công nghiệp và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.

Diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh là 249.088 ha, trong đó có 188.067 ha đất trồng lúa chiếm tỉ lệ 75,5% diện tích đất nông nghiệp. 20.815 ha dùng trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày, 40.206 ha dùng trồng cây lâu năm và cây ăn trái. Do hạn chế về khả năng dẫn nguồn nước ngọt và ngăn mặn nên chỉ có 65.000 ha gieo trồng 2 vụ lúa với năng suất bình quân từ 6-8 tấn/ha/năm, diện tích còn lại canh tác 1 vụ lúa vào mùa mưa. Năng suất bình quân từ 2,5 - 3,5 tấn/ha. Tuy nhiên trong vùng đất bị nhiễm mặn ngoài canh tác 1 vụ lúa còn kết hợp nuôi tôm (Nguồn: Sở NN – PTNT Sóc Trăng).

Ngoài ra, còn có khoảng 16.000 ha diện tích trồng màu với các loại cây trồng đa dạng: đậu nành, đậu xanh, củ hành, củ tỏi... Đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong tỉnh và các tỉnh lân cận; 7.000 ha mía tập trung cao ở huyện Cù Lao Dung, Long Phú, Mỹ Tú, Thạnh Trị; trên 5.000 ha chuối và 10.000 ha dừa tập trung ở Long Phú, Kế Sách.

Cơ cấu sử dụng đất:

 Đất ở: 5.340 ha.

 Đất nông nghiệp: 278.154 ha.

 Đất chuyên dùng: 20.0621 ha.

 Đất chưa sử dụng: 2.800 ha.

(Nguồn: Sở NN – PTNT Sóc Trăng).

Một phần của tài liệu tác động của các dự án phi chính phủ đến thu nhập của hộ nghèo tỉnh sóc trăng (Trang 41 - 43)