Oxfam là một liên minh quốc tế gồm 17 tổ chức cùng phối hợp hoạt động tại 94 quốc gia và cùng làm việc với các đối tác và liên minh khác trên khắp thế giới để tìm giải pháp bền vững cho nghèo đói và bất bình đẳng. Tại
5 Oxfam blog. Hoạt động của Oxfam. http://www.oxfamblogs.org/vietnam/about/. Truy cập ngày 15/10/2013.
Việt Nam, Oxfam là một trong các tổ chức phi Chính phủ quốc tế hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông thôn, phòng ngừa, ứng phó, giảm thiểu rủi ro với hiểm họa và thảm họa, cứu trợ nhân đạo, phát triển xã hội dân sự, dân tộc thiểu số và nâng cao vị thế của phụ nữ.
Oxfam có mặt lần đầu tiên tại Việt Nam từ năm 1955 với hoạt động cứu trợ nhân đạo. Sau một số hỗ trợ khác trong lĩnh vực này vào những năm đó, vào cuối thập kỷ 1980, Oxfam bắt đầu triển khai các dự án phát triển và xóa đói giảm nghèo.
Hiện nay, Oxfam đang thay đổi cơ cấu hoạt động tại 94 quốc gia trên thế giới và Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên áp dụng cơ cấu thay đổi này. Từ tháng 7/2011, các tổ chức Oxfam tại Việt Nam đã sáp nhập lại với một chiến lược hoạt động chung và dưới sự quản lý của một Ban Giám đốc. Sự thay đổi về cơ cấu và chiến lược toàn cầu trong nội bộ của Oxfam nhằm đem lại tác động lớn hơn trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo và đấu tranh cho bình đẳng.
Các lĩnh vực hoạt động: Oxfam mong muốn mọi người dân Việt Nam được có đủ quyền năng để tham gia vào các cơ hội phát triển nhằm giúp họ vượt qua được đói nghèo và bất bình đẳng. Năm mục tiêu chính của Oxfam tại Việt Nam gồm:
Cải thiện sinh kế cho người dân ở các vùng nông thôn, đặc biệt là cộng đồng dân tộc thiểu số và phụ nữ.
Cải thiện sinh kế cho các công nhân nhập cư, đặc biệt là lao động nữ ở các đô thị.
Hạn chế tính dễ bị tổn thương và nâng cao khả năng thích ứng cộng đồng với thiên tai và biến đổi khí hậu.
Tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao quyền quyết định về cuộc sống riêng của họ, tăng quyền làm chủ kinh tế và chính trị, và bày tỏ tiếng nói của họ.
Tạo điều kiện để cộng đồng và xã hội dân sự tham gia vào việc xây dựng chính sách công, các chương trình phát triển kinh tế xã hội, tăng sự tiếp cận và thực thi luật pháp, đảm bảo quản trị nhà nước hiệu quả.
Quy chế hoạt động (Nguồn: Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng):
a) Đối với thành viên, hội viên
Điều kiện trở thành thành viên
- Có hộ khẩu thường trú tại địa phương.
- Tham gia họp tổ và gửi tiết kiệm ít nhất 2 tháng (mỗi tháng 20.000đ). - Trong độ tuổi lao động (Từ 18 – 55 tuổi).
Nghĩa vụ
- Làm đơn vay vốn theo mẫu của dự án.
- Tham dự họp tổ hàng tháng và nộp vốn – lãi – tiết kiệm theo quy định, vắng họp phải thông báo với quản lý tổ.
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích.
- Tham gia các hoạt động của tổ, đóng góp ý kiến xây dựng tổ ngày càng vững mạnh.
- Đoàn kết chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm giúp đỡ nhau khi khó khăn.
Quyền lợi
- Được hưởng đầy đủ các quyền của hội viên Hội LHPN Việt Nam. - Được vay vốn phát triển kinh tế gia đình.
- Được biểu dương khen thưởng nếu thực hiện tốt quy chế hoạt động của dự án và các phong trào, hoạt động của Hội đề ra.
b) Đối với tổ
Ban quản lý tổ
- Xây dựng nội dung, chương trình và tổ chức cuộc họp định kì hàng tháng.
- Thông tin tuyên truyền các hoạt động của Hội, dự án.
- Hướng dẫn hội viên thảo luận và đi đến thống nhất hành động chung. - Phối hợp cán bộ tín dụng xét mức vay, giải quyết những khó khăn, vướng mắt của tổ, đề xuất, kiến nghị của hội viên, làm hồ sơ, thủ tục đề nghị vay vốn.
- Ghi chép sổ sách đầy đủ theo quy định.
Đối với tổ
- Mỗi nhóm gồm có 5-7 thành viên. Mỗi tổ có từ 3-5 nhóm (Những thành viên chung nhóm là nhà phải gần nhau để tiện liên lạc, trong giờ họp các nhóm phải ngồi theo thứ tự từ nhóm 1 đến nhóm 2… để thuận tiện ghi danh và ghi biên bản).
- Cùng chịu trách nhiệm bảo lãnh nhau về nguồn vốn vay dự án. Khi có thành viên trả chậm trong giờ thì các hội viên trong tổ cùng hỗ trợ.
- Bình xét mức vay theo đúng quy định của dự án, mục đích sử dụng, khả năng hoàn trả của hội viên.
- Động viên nhau cùng thực hiện tốt hoạt động Hội, dự án và hoàn trả vốn – lãi, đóng tiết kiệm đầy đủ.
- Giải quyết dứt điểm nợ quá hạn tháng trước khi kết thúc vòng vay để các thành viên khác trong tổ được vay vốn kịp thời.
- Thành viên nào trong tổ có trả chậm 1 lần thì lần sau mức vay không tăng, nếu trả chậm 2 lần thì đề nghị ra khỏi nhóm.
c) Hoạt động tín dụng
Vay vốn vòng 1: 2.000.000đ.
Lãi suất: 1,5% trừ lùi.
Tiết kiệm: mỗi lần vay vốn phải gởi lại 5% vốn vay, hàng tháng gửi 1% vốn vay.
Cụ thể như sau: Mức vay 2.000.000đ, khi nhận vốn vay thì thực nhận 1.900.000đ và sổ tiết kiệm có 100.000đ. Hàng tháng họp phải hoàn trả vốn, lãi, gửi tiết kiệm như sau:
Bảng 3.2 Chi tiết số tiền phải trả hàng tháng của hội viên
Đơn vị tính: Đồng
Tháng Vốn Lãi Tiết kiệm Tổng cộng
1 200.000 30.000 20.000 250.000 2 200.000 27.000 20.000 247.000 3 200.000 24.000 20.000 244.000 4 200.000 21.000 20.000 241.000 5 200.000 18.000 20.000 238.000 6 200.000 15.000 20.000 235.000 7 200.000 12.000 20.000 232.000 8 200.000 9.000 20.000 229.000 9 200.000 6.000 20.000 226.000 10 200.000 3.000 20.000 223.000
Nguồn: Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng
Ghi chú: Cách tính trên chỉ áp dụng cho thành viên trả đúng ngày, giờ hàng tháng. Thành viên trả chậm thì sẽ tính theo số tiền còn dư nợ dự án * LS 1,5%.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU