KHÁI QUÁT VỀ TỈNH SÓC TRĂNG

Một phần của tài liệu tác động của các dự án phi chính phủ đến thu nhập của hộ nghèo tỉnh sóc trăng (Trang 40)

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231 km, cách Cần Thơ 62 km, nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Hậu Giang, Thành phố Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau. Tỉnh Sóc Trăng có vị trí tọa độ 9012’ - 9056’ vĩ Bắc và 105033’ - 106023’ kinh Đông. Đường bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn là Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông. Địa giới hành chính của Sóc Trăng ở phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh, Phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông. (Nguồn: UBND tỉnh Sóc Trăng).

Nguồn: http://www.soctrang.gov.vn

 Phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long.

 Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang.

 Phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh.

 Phía Tây giáp Bạc Liêu.

 Phía Đông Bắc và Đông Nam giáp biển Đông 72 km.

Tổng diện tích tự nhiên 3.311,6 km2, bao gồm 11 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thành phố: TP.Sóc Trăng, 1 thị xã: Thị xã Vĩnh Châu và 9 huyện: Châu Thành, Kế Sách, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Long Phú, Cù Lao Dung, Thạnh Trị, Ngã Năm, Trần Đề. (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam 2012).

Từ Sóc Trăng có thể đi đến trung tâm các tỉnh, các đô thị khác trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và khắp vùng Nam bộ bằng cả đường bộ lẫn đường thủy. Cùng với hệ thống kênh rạch và 8 tuyến tỉnh lộ dài 277 km, các tuyến đường liên huyện, liên xã nối liền các huyện, thành phố, phường thành hệ thống giao thông kết hợp thủy, bộ khá thuận lợi. Sân bay Sóc Trăng hiện nay nếu được nâng cấp, sửa chữa sẽ đáp được các loại máy bay nhỏ.

3.1.1.2 Khí hậu và thủy văn

Sóc Trăng thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 – 11 với gió mùa Tây - Nam và mùa khô từ tháng 12 – 4 với gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm 26,80C, cao nhất 28,50C vào tháng 4, thấp nhất là 25,20C, lượng mưa trung bình hàng năm là 1.864 mm, tập trung chủ yếu vào tháng 8, 9, 10. Tổng lượng bức xạ trung bình năm đạt 140 – 150 kcal/cm2. Độ ẩm tương đối trung bình 83%. Điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển thực vật do nhiệt lượng dồi dào, ít có bão và hạn hán kéo dài (Nguồn: UBND tỉnh Sóc Trăng).

3.1.1.3 Đất đai thổ nhưỡng

Đất được hình thành trong quá trình lấn biển của Châu thổ Sông Cửu Long, thể hiện rất rõ nét bằng những giồng cát hình cánh cung đồng phương với bờ biển từ Sóc Trăng đến Vĩnh Châu đã chia cắt thành nhiều vùng địa hình:

 Vùng địa hình cao: tập trung ven sông Hậu kéo dài đến sông Mỹ Thanh, cao trình trung bình 1-1,2 m.

 Vùng địa hình trung bình: phân bố không tập trung và bị phân chia bởi các giồng cát, có cao trình trung bình từ 0,6-1 m.

 Vùng đất thấp trũng tập trung hầu hết ở 2 huyện Mỹ Tú và Thạnh Trị có cao trình từ 0-0,5 m. Đây là vùng trũng lại xa sông Hậu nên khó tiêu nước.

Theo hệ phân loại U.S.D.A toàn tỉnh có 40 đơn vị đất, tập trung vào 3 nhóm chính:

 Nhóm đất phù sa có 184.184 ha, trong đó:

- Nhóm phù sa ngọt chiếm 36,7% phân bố ở huyện Kế Sách, Mỹ Tú, Long Phú. Đây là vùng đất có địa hình từ trung bình đến cao, gần nguồn nước ngọt, điều kiện thoát nước dể dàng (Nguồn: Sở NN – PTNT Sóc Trăng).

- Nhóm đất phù sa mặn và nhiễm mặn chiếm 63,3% phân bố hầu hết ở các huyện trong tỉnh... Đây là vùng đất có địa hình trung bình, thuận lợi cho việc thoát nước, nhưng thiếu nước ngọt vào mùa khô.

 Nhóm đất phèn có 47.892 ha, trong đó:

- Nhóm đất phèn mặn chiếm 78,16%, phân bố tập trung ở Mỹ Tú, Thạnh Trị, Vĩnh Châu, điều kiện thoát nước khó khăn.

- Nhóm đất phèn không mặn chiếm 21,84%, phân bố ở huyện Kế Sách, Mỹ Tú có địa hình trung bình đến thấp, điều kiện thoát nước kém (Nguồn: Sở NN - PTNT Sóc Trăng).

 Nhóm đất cát giồng có 9.914 ha, chiếm 4%, tập trung ở Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên và thành phố Sóc Trăng (Nguồn: Sở NN – PTNT Sóc Trăng).

Dựa vào điều kiện tự nhiên, Sóc Trăng xác định trọng tâm là sản xuất nông nghiệp trong đó cây lúa chiếm vị trí hàng đầu. hướng phát triển nông nghiệp là chuyển nhanh cơ cấu cây trồng - vật nuôi, phù hợp với điều kiện sản xuất hàng hóa cho nhu cầu xuất khẩu, làm nguyên liệu cho phát triển công nghiệp và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.

Diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh là 249.088 ha, trong đó có 188.067 ha đất trồng lúa chiếm tỉ lệ 75,5% diện tích đất nông nghiệp. 20.815 ha dùng trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày, 40.206 ha dùng trồng cây lâu năm và cây ăn trái. Do hạn chế về khả năng dẫn nguồn nước ngọt và ngăn mặn nên chỉ có 65.000 ha gieo trồng 2 vụ lúa với năng suất bình quân từ 6-8 tấn/ha/năm, diện tích còn lại canh tác 1 vụ lúa vào mùa mưa. Năng suất bình quân từ 2,5 - 3,5 tấn/ha. Tuy nhiên trong vùng đất bị nhiễm mặn ngoài canh tác 1 vụ lúa còn kết hợp nuôi tôm (Nguồn: Sở NN – PTNT Sóc Trăng).

Ngoài ra, còn có khoảng 16.000 ha diện tích trồng màu với các loại cây trồng đa dạng: đậu nành, đậu xanh, củ hành, củ tỏi... Đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong tỉnh và các tỉnh lân cận; 7.000 ha mía tập trung cao ở huyện Cù Lao Dung, Long Phú, Mỹ Tú, Thạnh Trị; trên 5.000 ha chuối và 10.000 ha dừa tập trung ở Long Phú, Kế Sách.

Cơ cấu sử dụng đất:

 Đất ở: 5.340 ha.

 Đất nông nghiệp: 278.154 ha.

 Đất chuyên dùng: 20.0621 ha.

 Đất chưa sử dụng: 2.800 ha.

(Nguồn: Sở NN – PTNT Sóc Trăng).

3.1.1.4 Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh là 14.091 ha. Đất có rừng là 10.202 ha, trong đó rừng tự nhiên có 116,86 ha, rừng trồng 3.752 ha và 5.378 ha rừng phòng hộ với các loại cây chính là: đước, bần, giá, mắm và lá, phân bố ở 2 huyện Vĩnh Châu và Long Phú. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 4.205 ha rừng sản xuất, chủ yếu là rừng chàm tập trung ở 2 huyện Mỹ Tú và Thạnh Trị.

3.1.1.5 Tài nguyên biển

Tỉnh Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 2 cửa sông lớn là sông Hậu (đổ theo 2 con sông lớn Trần Đề, Định An) và sông Mỹ Thanh, có nguồn hải sản đáng kể bao gồm cá đáy, cá nổi và tôm. Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế biển tổng hợp, thuỷ hải sản, nông – lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, thương cảng, cảng cá, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển.

Theo tài liệu đánh giá tiềm năng biển của cả nước Việt Nam (Bộ thủy sản) thì vùng biển Sóc Trăng có thể khai thác lên đến hàng trăm ngàn tấn trong một năm, nhưng hiện tại năng lực khai thác của tỉnh mới chỉ đạt trên 15.000 tấn/năm, do phương tiện đánh bắt còn quá cũ kỹ, thô sơ, các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá như thông tin liên lạc bến cảng, chế biến đông lạnh... chưa đáp ứng được yêu cầu khai thác biển. Vì vậy yêu cầu đầu tư cho phát triển ngành thủy sản là bức thiết.

Để khai thác tốt tài nguyên về biển, mặt nước, tỉnh đang hướng tới xây dựng các dự án kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước về phát triển nuôi tôm; cải tạo và phát triển đoàn tàu và dịch vụ hậu cần nghề cá; xây dựng nhà máy sản xuất Surimi; nuôi Artémia trên ruộng muối, chế biến thủy hải sản đông lạnh.

3.1.2 Tình hình kinh tế- xã hội

3.1.2.1 Tình hình xã hội

a) Dân số

Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Sóc Trăng đạt gần 1.303.700 người, mật độ dân số đạt 394 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 339.300 người, dân số sống tại nông thôn đạt 964.400 người. Dân số nam đạt 647.900 người, trong khi đó nữ đạt 655.800 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 9,4 ‰. (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam).

Nam; 49,70% Nữ; 50,30%

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2011

Hình 3.2 Cơ cấu dân số theo giới của tỉnh Sóc Trăng năm 2011

Qua hình cho ta thấy Sóc Trăng có tỷ lệ nữ cao hơn nam nhưng không có sự chênh lệch lớn. Cụ thể là, nữ chiếm 50,30%, nam chiếm 49,70% dân số điều này cho ta thấy dân số Sóc Trăng tương đối đồng đều.

Tỉnh Sóc Trăng cũng như các tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL, kinh tế nông nghiệp chiếm một tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, nông nghiệp là ngành đòi hỏi phải có diện tích rộng mới có thể canh tác được, khu vực nông thôn là nơi thích hợp để tiến hành sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, mà dân số của tỉnh tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn. Một nguyên nhân khác nữa là do quá trình đô thị hóa ở tỉnh Sóc Trăng diễn ra chưa mạnh nên chưa có sự chuyển dịch dân cư từ khu vực nông thôn sang khu vực thành thị để tiến hành các hoạt động phi nông nghiệp.

Nông thôn; 73,97%

Thành thị; 26,03%

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2011

Hình 3.3 Cơ cấu dân số thành thị - nông thôn tỉnh Sóc Trăng năm 2011 Ta thấy cơ cấu dân số theo thành thị - nông thôn của tỉnh Sóc Trăng bị phân hóa rõ rệt. Như đã trình bày, dân cư ở tỉnh chủ yếu tập trung ở nông thôn, chiếm tới 73,97% trong khi chỉ có 26,03% dân số tập trung ở thành chị, chiếm 1/4 dân số cả tỉnh.

b) Tỷ lệ hộ nghèo

Tình hình đời sống của nhân dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng được ổn định. Trong năm 2012, có 12.250 hộ thoát nghèo, giảm số hộ nghèo trong toàn tỉnh còn còn xuống 62.682 hộ (chiếm 20,1% tổng số hộ, giảm 2,58% so với năm 2011); trong đó có 2.311 hộ Khmer thoát nghèo, số hộ Khmer nghèo còn 29.274 hộ (chiếm 31,31% tổng số hộ Khmer, giảm 3,74% so với năm 2011); có 80.344 hộ Khmer có điện sử dụng (chiếm tỷ lệ 87,74% tổng số hộ Khmer); có 62.758 hộ Khmer được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh (chiếm tỷ lệ 68,21% tổng số hộ Khmer). Đối với dân tộc Hoa, số hộ nghèo chiếm rất thấp so với tỷ lệ chung của tỉnh, chỉ có 1.820 hộ nghèo, chiếm 0,58% tổng số hộ toàn tỉnh và 11,89% tổng số hộ người Hoa. (Nguồn: UBND tỉnh Sóc Trăng, 2012).

Bảng 3.1 Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2012

Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng

STT Đơn vị Tổng số hộ điều tra (Hộ) Tổng số (Hộ) Số hộ phát sinh (Hộ) (Theo QĐ 09/2011/QĐ – TTg) Số hộ thoát (Hộ) (Theo QĐ 09/2011/QĐ – TTg) Số hộ còn lại qua rà soát (Hộ) (2012) Tỷ lệ (%) Hộ nghèo (2011) Hộ cận nghèo (2011) Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ nghèo Hộ cận nghèo 1 Thành phố Sóc Trăng 30.018 2.123 3.482 134 470 7770 136 1.480 3.816 4,93 12,71 2 Huyện Ngã Năm 19.185 3.836 2.949 178 599 738 442 3.276 3.106 17,08 16,19 3 Huyện Thạnh Trị 20.849 4.352 3.486 270 642 1.298 881 3.324 3.247 15,94 15,57 4 Huyện Mỹ Xuyên 37.205 9.614 4.783 576 681 1.616 948 8.574 4.516 23,05 12,14 5 Huyện Mỹ Tú 26.822 5.203 3.573 244 274 956 575 4.491 3.272 16,74 12,20 6 Huyện Kế Sách 41.503 10.178 5.081 305 243 1.859 701 8.624 4.623 20,78 11,14 7 Huyện Cù Lao Dung 15.588 2.548 2.544 167 604 679 480 2.036 2.668 13,06 17,12 8 Huyện Châu Thành 24.339 5.139 3.313 470 229 960 603 4.649 2.939 19,10 12,08 9 Huyện Trần Đề 31.478 8.954 4.811 259 183 1.350 528 7.863 4.466 24,98 14,19 10 Huyện Long Phú 27.886 6.196 5.240 175 182 1.129 200 5.242 5.222 18,80 18,73 11 Huyện Vĩnh Châu 36.937 12.505 4.877 1.506 932 888 188 13.123 5.621 35,53 15,22

Từ bảng số liệu cho thấy, năm 2012, số hộ nghèo và cận nghèo đã giảm nhiều so với năm 2011, cụ thể số hộ nghèo giảm từ 70.648 hộ còn 62.682 hộ và hộ cận nghèo là từ 44.139 hộ còn 43.496 hộ. Trong đó hộ nghèo tăng phát sinh là 4.284 nhưng lại có 12.250 hộ thoát nghèo, đối với hộ cận nghèo, số hộ phát sinh thêm là 5.039 nhưng số hộ cận nghèo thoát được là 5.682 hộ. Vào thời điểm cuối năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo trên tổng số hộ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng là 20,10% trong khi đó tỷ lệ hộ cận nghèo là 13,95%. Đây là những con số tích cực phản ánh quá trình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo của nhà nước và chính quyền địa phương, và tất nhiên không thể không nhắc đến nỗ lực, thái độ vượt khó nghiêm túc của những hộ nghèo.

c) Nguồn nhân lực

Tổng số lao động: 793.979 lao động. Trong đó:

 Lao động phổ thông, công nhân kỹ thuật không có bằng: 605.727 người, chiếm 76,29%.

 Lao động được đào tạo 188.252 người, chiếm 23,71%, trong đó: - Lao động có chứng chỉ nghề ngắn hạn: 149.271 người, chiếm 18,80%. - Lao động bằng nghề dài hạn: 396 người, chiếm 0,05%.

- Trường Trung học chuyên nghiệp: 21.913 người, chiếm 2,76%. - Cao đẳng: 5.160 người, chiếm 0,65%.

- Đại học trở lên: 11.512 người, chiếm 1,45%.

3.1.2.2 Tình hình kinh tế

a) Tình hình chung

Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,35%; trong đó khu vực I tăng 4,45%, khu vực II tăng 2,37%, khu vực III tăng 19,86%. Cơ cấu GDP khu vực I, II, III tương ứng là 43,41% - 14,81% - 41,78%, GDP bình quân đầu người đạt 26,9 triệu đồng/năm. (Nguồn: UBND tỉnh Sóc Trăng, 2012).

Khu vực III; 41,78% Khu vực II; 14,81% Khu vực I; 43,41%

Nguồn: Kết quả công tác dân tộc UBND tỉnh Sóc Trăng năm 2012

Hình 3.4 Cơ cấu kinh tế phân theo khu vực tỉnh Sóc Trăng năm 2012 Nhờ điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi, nên nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, vì thế tỷ trong khu vực I chiếm tỷ trọng cao nhất với 43,41% là điều bình thường, tiếp theo đó là khu vực III chiếm tỷ trọng cao không kém là 41,78% vì Sóc Trăng có nhiều công trình, nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút lượng lớn khách du lịch, còn lại là khu vực II, chỉ 14,81%, đây là con số không cao nhưng ngày nay, chính quyền đang đầu tư cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa cùng với chủ trương chuyển dịch cơ cấu lao động của Nhà nước. Vì vậy trong tương lai sẽ có sự chuyển dịch tích cực hơn.

b) Nông nghiệp

Nhờ có lợi thế về địa lý, điều kiện thổ nhưỡng, nguồn nước cho phép Sóc Trăng phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Trong thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng qua các kỳ Đại hội luôn xác định kinh tế nông nghiệp là thế mạnh số 1, trong đó thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, từ đó mà tập trung chỉ đạo từ khâu quy hoạch tới huy động nhiều nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, chọn khâu đột phá là thủy lợi, khuyến nông, giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản để thực hiện.

Lúa là sản phẩm chủ lực của nông nghiệp Sóc Trăng. Sản lượng tăng bình quân 5,26%/năm, đến năm 2012 sản lượng lúa của Tỉnh đạt trên 2,2 triệu tấn, tăng trên 285 ngàn tấn so năm 2010. Đặc biệt ở Sóc Trăng diện tích lúa đặc sản phát triển khá nhanh với 2 nhóm đặc sản chủ lực là nhóm giống lúa thơm ST và giống lúa Tài nguyên mùa đã nâng cao thu nhập cho nông dân,

đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, cũng như góp phần vào việc tạo thương hiệu lúa, gạo chất lượng cao của Việt Nam để xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Thủy sản là kinh tế mũi nhọn của tỉnh có thể phát triển nuôi trồng thủy

Một phần của tài liệu tác động của các dự án phi chính phủ đến thu nhập của hộ nghèo tỉnh sóc trăng (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)