Khái niệm về thu nhập

Một phần của tài liệu tác động của các dự án phi chính phủ đến thu nhập của hộ nghèo tỉnh sóc trăng (Trang 27 - 28)

Thu nhập của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định, bao gồm: (1) Thu từ tiền công, tiền lương; (2) Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất); (3) Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất); (4) Thu khác được tính vào thu nhập (không tính tiền rút tiết kiệm, bán tài sản, vay thuần tuý, thu nợ và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được).

Chi tiêu hộ gia đình là tổng số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ đã chi cho tiêu dùng trong một thời gian nhất định, bao gồm cả tự sản, tự tiêu về lương thực, thực phẩm, phi lương thực, thực phẩm và các khoản chi tiêu khác (biếu, đóng góp...). Các khoản chi tiêu của hộ không bao gồm chi phí sản xuất, thuế sản xuất, gửi tiết kiệm, cho vay, trả nợ và các khoản chi tương tự.

Thu nhập còn được thể hiện qua mức sống của con người. Một người hay một gia đình có thu nhập cao thì trước hết người đó hay gia đình đó có một cuộc sống đầy đủ hơn về mặt vật chất, từ đó mà có điều kiện hơn về mặt hưởng thụ các giá trị văn hóa và tinh thần trong cuộc sống. Con người lao động cũng chỉ vì mục đích nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất, văn hóa và tinh thần của bản thân, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, khi thực hiện các mục tiêu nhỏ lẻ tưởng chừng như chỉ phục vụ cho lợi ích cho bản thân, người lao động cũng đã góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội, chính trị của các đơn vị và đất nước. Như vậy, giữa lao động và hưởng thụ có mối quan hệ khăng khít, gắn bó với nhau và ngày càng phát triển.

Thu nhập của dân cư là chỉ tiêu biểu hiện toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động trợ cấp của Nhà nước, trợ giúp của xã hội mà hộ gia đình nhận được trong một thời gian nhất định.

Hoạt động lao động là tiền đề của sự hưởng thụ thành quả lao động và chính sự hưởng thụ đó sẽ giúp quá trình lao động tiếp sau được tiến hành thuận lợi hơn và với năng suất cao hơn. Sự hưởng thụ của người dân được

2 Cục Thống kê Hà Nam, 2012. Giải thích thuật ngữ, nội dung và phương pháp tính một số chỉ tiêu thống kê y tế và mức sống dân cư. http://ngtk.hanam.gov.vn/ngtk/10.htm. Truy cập ngày 15/10/2013.

biểu hiện cả về vật chất lẫn tinh thần; từ hiệu quả kinh tế, xã hội của đất nước do bản thân mình đóng góp trong một thời kỳ nào đó. Để nhìn nhận vấn đề trên được rõ ràng, người ta dùng khái niệm mức sống. Mức sống có nhiều yếu tố hợp thành, nhưng chủ yếu từ hai yếu tố cơ bản là yếu tố đáp ứng nhu cầu vật chất và yếu tố đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần. Yếu tố vật chất cơ bản như ăn, mặc, ở,…có liên quan trực tiếp tới sự sống của mỗi người và khi xã hội phát triển hơn thì nhu cầu vật chất đó của con người cũng sẽ thay đổi theo. Nhu cầu văn hóa, tinh thần như: những thành tựu về văn hóa, nhu cầu giao tiếp và những nơi vui chơi giải trí,… có liên quan trực tiếp đến đời sống tinh thần, tình cảm của con người và nó cũng thay đổi theo sự biến đổi của xã hội.

Tóm lại, mức sống của con người được thể hiện ở sự thỏa mãn những nhu cầu vật chất cũng như văn hóa tinh thần ở một mức độ nào đó trong một thời kỳ phát triển của xã hội. Những nhu cầu đó thường xuyên biến đổi và giữa chúng có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Trong đó, nhu cầu vật chất là cơ sở trong hệ thống nhu cầu của con người và xét về mặt tương đối thì nhu cầu vật chất ngày một giảm đi trong khi nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần lại tăng lên theo tiến trình phát triển của xã hội. Đó là xu thế tất yếu trong sự phát triển và hoàn thiện con người.

Một phần của tài liệu tác động của các dự án phi chính phủ đến thu nhập của hộ nghèo tỉnh sóc trăng (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)