Heifer Việt Nam trực thuộc tổ chức Heifer Quốc tế, được thành lập vào năm 1987. Lúc đầu, Heifer hợp tác với khoa chăn nuôi thú y trường Đại học Cần Thơ để tăng cường, cải tiến công tác chăn nuôi ở địa phương. Từ năm 1992 đến 2003, Heifer đã triển khai các dự án nuôi heo, gia cầm, dê và bò ở 24 tỉnh thành vùng đồng bằng sông Hồng, miền trung, đông nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2007 Heifer Việt Nam áp dụng mô hình phát triển cộng đồng toàn diện và 12 Điều cơ bản vào dự án. Đối tượng cần sự giúp đỡ của Heifer là người nghèo, thanh niên, nạn nhân chất độc da cam, bệnh nhân HIV/AIDS, dân tộc thiểu số và những người mắc các tệ nạn xã hội như rượu, ma túy, cờ bạc... Các đối tượng trên được Heifer giúp đỡ, hỗ trợ để phát triển nguồn lực bền vững và lâu dài thông qua sản xuất chăn nuôi, trồng trọt để đạt được thu nhập bền vững và đảm bảo vấn đề an ninh lương thực. Cộng đồng Heifer đã nhận thức và quan tâm đến vấn đề môi trường. Cộng đồng còn được học và tăng cường năng lực để cùng nhau xây dựng một cuộc sống công bằng, kinh tế bền vững và ổn định.
Heifer Việt Nam thực hiện các dự án phát triển cộng đồng hoàn toàn phù hợp với các chính sách của Nhà nước Việt Nam và các chương trình xóa đói giảm nghèo. Phương pháp và mô hình của Heifer đã được sự ủng hộ và áp dụng tích cực của chính quyền các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, Heifer có dự án rộng khắp 27 tỉnh thành trên cả nước, giúp đỡ, cung cấp các nguồn lực và huấn luyện cho khoảng 9.460 hộ gia đình.
Văn phòng dự án Heifer Việt Nam đặt tại TP.Cần Thơ và có đầy đủ cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính, đội ngũ nhân viên trẻ gồm 21 người có trình độ, chuyên môn và nhiệt huyết. Văn phòng được trang bị đủ các phương tiện phục vụ cho liên hệ công việc cả trong và ngoài nước. Chính sách và thủ tục hành chính chặt chẽ đảm bảo quản lý dự án có hiệu quả và minh bạch.
Heifer Việt Nam tăng cường quan hệ đối tác với các cơ quan nhà nước, tổ chức phi Chính phủ, tổ chức đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hợp tác xã và các Câu lạc bộ khuyến nông. Các tổ chức, đoàn thể này thực hiện, triển khai các hoạt động của dự án với tinh thần trách
4 Heifer Việt Nam. Chương trình Heifer Việt Nam.
nhiệm cao. Heifer Việt Nam tập trung mở rộng mạng lưới với các nhà tài trợ bên ngoài. Heifer Việt Nam cũng tập trung nâng cao năng lực đối tác thông qua các khóa huấn luyện về Mô hình phát triển cộng đồng toàn diện, 12 Điều cơ bản, đánh giá và lập kế hoạch có sự tham gia và kỹ năng quản lý dự án. Nhờ đó, khi dự án kết thúc, Ban quản lý dự án sẽ có đủ năng lực để quản lý dự án, đảm bảo việc chuyển giao tặng phẩm và hoạt động của dự án vẫn hiệu quả. Dự án nâng cao đời sống nông hộ với mô hình phát triển cộng đồng của Heifer (HPI) là chương trình do Tổ chức nhân đạo Heifer (Hoa Kỳ) tài trợ không hoàn lại. Trong đó, đối tượng tham gia là những hộ nghèo, cận nghèo hoặc hộ khó khăn nhưng chí thú làm ăn (theo quy định của Heifer).
Sau 3 năm triển khai (từ đoạn 2007–2011) tại Sóc Trăng, Chương trình Heifer Việt Nam triển khai thực hiện các dự án phát triển cộng đồng và xóa đói giảm nghèo đã thu hút được trên 300 hộ dân tham gia với 250 con bò được cấp phát. Nhờ có sự phối hợp tốt giữa các bên tham gia dự án, có trên 94% hộ tham gia dự án cải thiện được cuộc sống, mức thu nhập tăng hơn 45% (trung bình mỗi hộ tích lũy 6,5 triệu/năm). Thành công bước đầu của dự án đã làm thay đổi nhận thức của nông hộ, xây dựng được tính tự lập của người dân, mục tiêu thoát nghèo bền vững được đảm bảo. Từ sự thành công bước đầu, Chương trình Heifer Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tại huyện Châu Thành trong năm 2011 và cả những năm tiếp theo. Đây được xem là dự án có vốn đối ứng và đầu tư cao nhất từ trước đến nay của Heifer tại Sóc Trăng.
Dự án thực hiện theo phương thức lập ra nhiều nhóm tương trợ (theo từng xã) hỗ trợ về con giống, sau khi sinh sản, mỗi hộ sẽ bàn giao lại một con bò, heo giống đủ chuẩn và bằng với trọng lượng ban đầu cho dự án để tiếp tục hỗ trợ cho đối tượng hộ nghèo tiếp theo trong thời hạn 3 năm (riêng đối với các hộ mượn vốn để sản xuất nhỏ sẽ thu hồi sau thời gian 6 tháng). Dự án “Phát triển chăn nuôi và nâng cao mức sống cho nông hộ dựa trên các nhóm tương trợ” (dự án số 22-0775-11-05) tại xã Phú Hữu, huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng đã thu hút được 60 hộ ban đầu tham gia. Khi tham gia dự án, mỗi hộ sẽ được cấp một con bò và 2.000.000đ để xây chuồng và mua thức ăn cho bò.