3.2.1 Tình hình hoạt động và viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài ở tỉnh Sóc Trăng năm 20133
Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 24/01/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác phi Chính phủ nước ngoài (gọi tắt là PCPNN), quan hệ của tỉnh với các tổ chức PCPNN ngày càng được mở rộng và phát triển.
Thực hiện chính sách đổi mới của Nhà nước ta và chủ trương về hội nhập quốc tế, tỉnh luôn tranh thủ nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện còn khó khăn; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả hợp tác, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị với nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới, làm cho nhân dân thế giới hiểu biết hơn về đất nước, con người, lịch sử, văn hoá Việt Nam nói chung và của tỉnh Sóc Trăng nói riêng. Trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam, tỉnh đã và đang được các TCPCPNN viện trợ như Tổ chức CARE Đan Mạch, CARE Úc, Pathfinder International, Wetter Foundation, Tổ chức Bánh mì Thế giới - Đức, Tổ chức Heifer Project Internaional - Hoa Kỳ, Hội Hữu nghị Pháp - Việt, Tổ chức ActionAid Việt Nam,... và hứa hẹn nhiều nguồn viện trợ mới trong tương lai.
3 Tường Vi, 2013. Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 24/01/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác phi Chính phủ nước ngoài.
http://www.ipc.soctrang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gLR1dv Z09LYwMDJ18DA09Hd_NQU3NvY_dAY_2CbEdFAHWfCEw!/?PC_7_8AEKCI930GU2F0IM9B US2O0TS5_WCM_CONTEXT=/wps/wcm/connect/trungtamxtdt/trungtamxtdt/trangchu/tintucsukien/ kinhtexahoi/tong+ket+10+nam+thuc+hien+chi+thi+19. Truy cập ngày 15/10/2013.
Để tiếp tục tạo điều kiện cho hoạt động của các tổ chức PCPNN đạt hiệu quả, các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức đoàn thể căn cứ yêu cầu cụ thể của địa phương, từng ngành đã chủ động xây dựng các dự án kêu gọi đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực phù hợp với các ưu tiên và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là các dự án thuộc các lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai, y tế, giáo dục đào tạo, bảo vệ môi trường. Ngoài ra, các đơn vị Sở, ngành và các tổ chức đoàn thể còn chủ động vận động viện trợ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý viện trợ PCPNN để tăng số lượng, chất lượng và quy mô dự án được chấp nhận viện trợ.
Với mục đích quản lý, sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài tại địa phương đạt hiệu quả, thực hiện Chỉ thị 19-CT/TW, tỉnh Sóc Trăng đã ban hành Quyết định số 06/2012/QĐ-UBND ngày 21/02/2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc ban hành Quy định quản lý và sử dụng việc trợ phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Bên cạnh đó, chấp hành nghiêm chỉnh Chỉ thị số 11/2002/CT.TTg, ngày 17/04/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối, chủ trì phối hợp cùng Sở Tài chính và các Sở, ban ngành chức năng chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh trong chỉ đạo thực hiện việc vận động, quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài; đồng thời thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và tổng hợp báo cáo kết quả trên cho UBND tỉnh để báo cáo về cơ quan Trung ương theo quy định. Kết quả, qua 10 năm từ 2003 đến tháng 6/2013, các TCPCPNN đã cam kết viện trợ cho tỉnh Sóc Trăng hơn 50 dự án, chương trình và các khoản viện trợ phi dự án với tổng giá trị đạt trên 6.000.000 USD.
Tuy giá trị viện trợ PCPNN tại tỉnh Sóc Trăng vẫn còn khá khiêm tốn, nhưng đã mang lại hiệu quả thiết thực, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững cũng như phù hợp với ưu tiên và định hướng phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, nhất là các chương trình, dự án phát triển cộng đồng. Thông qua các chương trình/ dự án, năng lực quản lý và thực hiện của cán bộ quản lý ở cấp cơ sở (huyện, xã, ấp) đã được nâng lên, đặc biệt là giúp nâng cao hiểu biết của người dân trong vùng dự án về các vấn đề chăm sóc sức khoẻ bản thân, nâng cao ý thức vệ sinh, môi trường, sản xuất có hiệu quả kinh tế, từng bước thoát nghèo và xây dựng cho người dân ý thức tự vươn lên trong cuộc sống.
3.2.2 Các DAPCP tác giả nghiên cứu
Tuy nhiên đề tài chỉ thu số liệu ở một số dự án phù hợp với điều kiện nghiên cứu của tác giả về mặt thời gian, tài chính và nhân lực.
3.2.2.1 Dự án Heifer4
Heifer Việt Nam trực thuộc tổ chức Heifer Quốc tế, được thành lập vào năm 1987. Lúc đầu, Heifer hợp tác với khoa chăn nuôi thú y trường Đại học Cần Thơ để tăng cường, cải tiến công tác chăn nuôi ở địa phương. Từ năm 1992 đến 2003, Heifer đã triển khai các dự án nuôi heo, gia cầm, dê và bò ở 24 tỉnh thành vùng đồng bằng sông Hồng, miền trung, đông nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2007 Heifer Việt Nam áp dụng mô hình phát triển cộng đồng toàn diện và 12 Điều cơ bản vào dự án. Đối tượng cần sự giúp đỡ của Heifer là người nghèo, thanh niên, nạn nhân chất độc da cam, bệnh nhân HIV/AIDS, dân tộc thiểu số và những người mắc các tệ nạn xã hội như rượu, ma túy, cờ bạc... Các đối tượng trên được Heifer giúp đỡ, hỗ trợ để phát triển nguồn lực bền vững và lâu dài thông qua sản xuất chăn nuôi, trồng trọt để đạt được thu nhập bền vững và đảm bảo vấn đề an ninh lương thực. Cộng đồng Heifer đã nhận thức và quan tâm đến vấn đề môi trường. Cộng đồng còn được học và tăng cường năng lực để cùng nhau xây dựng một cuộc sống công bằng, kinh tế bền vững và ổn định.
Heifer Việt Nam thực hiện các dự án phát triển cộng đồng hoàn toàn phù hợp với các chính sách của Nhà nước Việt Nam và các chương trình xóa đói giảm nghèo. Phương pháp và mô hình của Heifer đã được sự ủng hộ và áp dụng tích cực của chính quyền các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, Heifer có dự án rộng khắp 27 tỉnh thành trên cả nước, giúp đỡ, cung cấp các nguồn lực và huấn luyện cho khoảng 9.460 hộ gia đình.
Văn phòng dự án Heifer Việt Nam đặt tại TP.Cần Thơ và có đầy đủ cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính, đội ngũ nhân viên trẻ gồm 21 người có trình độ, chuyên môn và nhiệt huyết. Văn phòng được trang bị đủ các phương tiện phục vụ cho liên hệ công việc cả trong và ngoài nước. Chính sách và thủ tục hành chính chặt chẽ đảm bảo quản lý dự án có hiệu quả và minh bạch.
Heifer Việt Nam tăng cường quan hệ đối tác với các cơ quan nhà nước, tổ chức phi Chính phủ, tổ chức đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hợp tác xã và các Câu lạc bộ khuyến nông. Các tổ chức, đoàn thể này thực hiện, triển khai các hoạt động của dự án với tinh thần trách
4 Heifer Việt Nam. Chương trình Heifer Việt Nam.
nhiệm cao. Heifer Việt Nam tập trung mở rộng mạng lưới với các nhà tài trợ bên ngoài. Heifer Việt Nam cũng tập trung nâng cao năng lực đối tác thông qua các khóa huấn luyện về Mô hình phát triển cộng đồng toàn diện, 12 Điều cơ bản, đánh giá và lập kế hoạch có sự tham gia và kỹ năng quản lý dự án. Nhờ đó, khi dự án kết thúc, Ban quản lý dự án sẽ có đủ năng lực để quản lý dự án, đảm bảo việc chuyển giao tặng phẩm và hoạt động của dự án vẫn hiệu quả. Dự án nâng cao đời sống nông hộ với mô hình phát triển cộng đồng của Heifer (HPI) là chương trình do Tổ chức nhân đạo Heifer (Hoa Kỳ) tài trợ không hoàn lại. Trong đó, đối tượng tham gia là những hộ nghèo, cận nghèo hoặc hộ khó khăn nhưng chí thú làm ăn (theo quy định của Heifer).
Sau 3 năm triển khai (từ đoạn 2007–2011) tại Sóc Trăng, Chương trình Heifer Việt Nam triển khai thực hiện các dự án phát triển cộng đồng và xóa đói giảm nghèo đã thu hút được trên 300 hộ dân tham gia với 250 con bò được cấp phát. Nhờ có sự phối hợp tốt giữa các bên tham gia dự án, có trên 94% hộ tham gia dự án cải thiện được cuộc sống, mức thu nhập tăng hơn 45% (trung bình mỗi hộ tích lũy 6,5 triệu/năm). Thành công bước đầu của dự án đã làm thay đổi nhận thức của nông hộ, xây dựng được tính tự lập của người dân, mục tiêu thoát nghèo bền vững được đảm bảo. Từ sự thành công bước đầu, Chương trình Heifer Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tại huyện Châu Thành trong năm 2011 và cả những năm tiếp theo. Đây được xem là dự án có vốn đối ứng và đầu tư cao nhất từ trước đến nay của Heifer tại Sóc Trăng.
Dự án thực hiện theo phương thức lập ra nhiều nhóm tương trợ (theo từng xã) hỗ trợ về con giống, sau khi sinh sản, mỗi hộ sẽ bàn giao lại một con bò, heo giống đủ chuẩn và bằng với trọng lượng ban đầu cho dự án để tiếp tục hỗ trợ cho đối tượng hộ nghèo tiếp theo trong thời hạn 3 năm (riêng đối với các hộ mượn vốn để sản xuất nhỏ sẽ thu hồi sau thời gian 6 tháng). Dự án “Phát triển chăn nuôi và nâng cao mức sống cho nông hộ dựa trên các nhóm tương trợ” (dự án số 22-0775-11-05) tại xã Phú Hữu, huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng đã thu hút được 60 hộ ban đầu tham gia. Khi tham gia dự án, mỗi hộ sẽ được cấp một con bò và 2.000.000đ để xây chuồng và mua thức ăn cho bò.
3.2.2.2 Dự án Oxfam5
Oxfam là một liên minh quốc tế gồm 17 tổ chức cùng phối hợp hoạt động tại 94 quốc gia và cùng làm việc với các đối tác và liên minh khác trên khắp thế giới để tìm giải pháp bền vững cho nghèo đói và bất bình đẳng. Tại
5 Oxfam blog. Hoạt động của Oxfam. http://www.oxfamblogs.org/vietnam/about/. Truy cập ngày 15/10/2013.
Việt Nam, Oxfam là một trong các tổ chức phi Chính phủ quốc tế hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông thôn, phòng ngừa, ứng phó, giảm thiểu rủi ro với hiểm họa và thảm họa, cứu trợ nhân đạo, phát triển xã hội dân sự, dân tộc thiểu số và nâng cao vị thế của phụ nữ.
Oxfam có mặt lần đầu tiên tại Việt Nam từ năm 1955 với hoạt động cứu trợ nhân đạo. Sau một số hỗ trợ khác trong lĩnh vực này vào những năm đó, vào cuối thập kỷ 1980, Oxfam bắt đầu triển khai các dự án phát triển và xóa đói giảm nghèo.
Hiện nay, Oxfam đang thay đổi cơ cấu hoạt động tại 94 quốc gia trên thế giới và Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên áp dụng cơ cấu thay đổi này. Từ tháng 7/2011, các tổ chức Oxfam tại Việt Nam đã sáp nhập lại với một chiến lược hoạt động chung và dưới sự quản lý của một Ban Giám đốc. Sự thay đổi về cơ cấu và chiến lược toàn cầu trong nội bộ của Oxfam nhằm đem lại tác động lớn hơn trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo và đấu tranh cho bình đẳng.
Các lĩnh vực hoạt động: Oxfam mong muốn mọi người dân Việt Nam được có đủ quyền năng để tham gia vào các cơ hội phát triển nhằm giúp họ vượt qua được đói nghèo và bất bình đẳng. Năm mục tiêu chính của Oxfam tại Việt Nam gồm:
Cải thiện sinh kế cho người dân ở các vùng nông thôn, đặc biệt là cộng đồng dân tộc thiểu số và phụ nữ.
Cải thiện sinh kế cho các công nhân nhập cư, đặc biệt là lao động nữ ở các đô thị.
Hạn chế tính dễ bị tổn thương và nâng cao khả năng thích ứng cộng đồng với thiên tai và biến đổi khí hậu.
Tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao quyền quyết định về cuộc sống riêng của họ, tăng quyền làm chủ kinh tế và chính trị, và bày tỏ tiếng nói của họ.
Tạo điều kiện để cộng đồng và xã hội dân sự tham gia vào việc xây dựng chính sách công, các chương trình phát triển kinh tế xã hội, tăng sự tiếp cận và thực thi luật pháp, đảm bảo quản trị nhà nước hiệu quả.
Quy chế hoạt động (Nguồn: Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng):
a) Đối với thành viên, hội viên
Điều kiện trở thành thành viên
- Có hộ khẩu thường trú tại địa phương.
- Tham gia họp tổ và gửi tiết kiệm ít nhất 2 tháng (mỗi tháng 20.000đ). - Trong độ tuổi lao động (Từ 18 – 55 tuổi).
Nghĩa vụ
- Làm đơn vay vốn theo mẫu của dự án.
- Tham dự họp tổ hàng tháng và nộp vốn – lãi – tiết kiệm theo quy định, vắng họp phải thông báo với quản lý tổ.
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích.
- Tham gia các hoạt động của tổ, đóng góp ý kiến xây dựng tổ ngày càng vững mạnh.
- Đoàn kết chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm giúp đỡ nhau khi khó khăn.
Quyền lợi
- Được hưởng đầy đủ các quyền của hội viên Hội LHPN Việt Nam. - Được vay vốn phát triển kinh tế gia đình.
- Được biểu dương khen thưởng nếu thực hiện tốt quy chế hoạt động của dự án và các phong trào, hoạt động của Hội đề ra.
b) Đối với tổ
Ban quản lý tổ
- Xây dựng nội dung, chương trình và tổ chức cuộc họp định kì hàng tháng.
- Thông tin tuyên truyền các hoạt động của Hội, dự án.
- Hướng dẫn hội viên thảo luận và đi đến thống nhất hành động chung. - Phối hợp cán bộ tín dụng xét mức vay, giải quyết những khó khăn, vướng mắt của tổ, đề xuất, kiến nghị của hội viên, làm hồ sơ, thủ tục đề nghị vay vốn.
- Ghi chép sổ sách đầy đủ theo quy định.
Đối với tổ
- Mỗi nhóm gồm có 5-7 thành viên. Mỗi tổ có từ 3-5 nhóm (Những thành viên chung nhóm là nhà phải gần nhau để tiện liên lạc, trong giờ họp các nhóm phải ngồi theo thứ tự từ nhóm 1 đến nhóm 2… để thuận tiện ghi danh và ghi biên bản).
- Cùng chịu trách nhiệm bảo lãnh nhau về nguồn vốn vay dự án. Khi có thành viên trả chậm trong giờ thì các hội viên trong tổ cùng hỗ trợ.
- Bình xét mức vay theo đúng quy định của dự án, mục đích sử dụng, khả năng hoàn trả của hội viên.
- Động viên nhau cùng thực hiện tốt hoạt động Hội, dự án và hoàn trả vốn – lãi, đóng tiết kiệm đầy đủ.
- Giải quyết dứt điểm nợ quá hạn tháng trước khi kết thúc vòng vay để các thành viên khác trong tổ được vay vốn kịp thời.
- Thành viên nào trong tổ có trả chậm 1 lần thì lần sau mức vay không tăng, nếu trả chậm 2 lần thì đề nghị ra khỏi nhóm.
c) Hoạt động tín dụng
Vay vốn vòng 1: 2.000.000đ.
Lãi suất: 1,5% trừ lùi.
Tiết kiệm: mỗi lần vay vốn phải gởi lại 5% vốn vay, hàng tháng gửi 1% vốn vay.
Cụ thể như sau: Mức vay 2.000.000đ, khi nhận vốn vay thì thực nhận 1.900.000đ và sổ tiết kiệm có 100.000đ. Hàng tháng họp phải hoàn trả vốn, lãi, gửi tiết kiệm như sau:
Bảng 3.2 Chi tiết số tiền phải trả hàng tháng của hội viên
Đơn vị tính: Đồng
Tháng Vốn Lãi Tiết kiệm Tổng cộng
1 200.000 30.000 20.000 250.000 2 200.000 27.000 20.000 247.000 3 200.000 24.000 20.000 244.000 4 200.000 21.000 20.000 241.000 5 200.000 18.000 20.000 238.000