Chính sách đối với đạo Gia tô

Một phần của tài liệu Luận văn triết học Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị xã hội của Tự Đức (Trang 79 - 91)

B. NỘI DUNG

2.3.2.Chính sách đối với đạo Gia tô

Đạo Gia tô không cho con chiên của mình thực hiện bất kỳ một hình thức sinh hoạt tôn giáo nào khác và phải từ bỏ mọi tôn giáo, tín ngƣỡng cũ, đặc biệt nó phủ nhận cả việc thờ cúng tổ tiên. Điều này thật khó chấp nhận đối với xã hội Việt Nam đƣơng thời, bởi đây là một phong tục rất lâu đời của ngƣời Việt, trở thành triết lý sống với đạo lý “uống nƣớc nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là phƣơng diện đời sống tinh thần của ngƣời Việt. Còn một nguyên do khác quan trọng hơn là đằng sau sự truyền bá đạo Gia tô còn chứa đựng những việc làm liên quan đến âm mƣu xâm lƣợc của thực dân Pháp đối với nƣớc ta. Do vậy, với tƣ cách ngƣời đứng đầu nhà nƣớc ta lúc đó, Tự Đức không thể không có những phản ứng chống lại nó để bảo vệ nền văn hóa dân tộc, bảo vệ chủ quyền đất nƣớc. Đó là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến chính sách cấm đạo gay gắt của Tự Đức.

Năm 1848, Tự Đức lên ngôi vua và ngay sau đó ông “đã ân xá cho các tù nhân, trong đó có nhiều ngƣời Công giáo”[25, tr. 267]. Tuy nhiên, trong những năm đầu trị vì, tình hình đạo Gia tô diễn biến phức tạp, các giáo sĩ tiếp tục lén lút vào nƣớc ta truyền đạo, giáo dân không chịu bỏ đạo, quan lại theo đạo nhiều lên. Do vậy, Tự Đức đã cho ban hành biện pháp cứng rắn đối với tôn giáo này.

Tháng 6 năm 1848, ông cho chuẩn y điều luật cấm đạo do đình thần tâu lên: “xin từ nay phàm những đạo trƣởng ở Tây dƣơng lên đến nƣớc ta thì cho quân dân mọi ngƣời ai có thể bắt đƣợc giải nộp quan, thƣởng cho 300 lạng bạc. Còn ngƣời đạo trƣởng Tây dƣơng ấy do quan sở tại xét hỏi rõ ràng lai lịch, lập tức đem việc dâng tâu, cho đem đích thân tên phạm ấy ném bỏ xuống

sông biển. Còn nhƣ những đạo trƣởng và bọn theo đạo ngƣời nƣớc nhà, xin do các nha xét việc hình 2, 3 lần mở bảo cho biết tội, nếu họ biết hối cải bỏ đạo, bƣớc qua cây giá chữ thập, thì thả ra ngay. Ngƣời nào không chịu nhảy qua cây giá chữ thập, thì ngƣời đạo trƣởng cũng xin xử tử; các con chiên theo đạo, thì hãy tạm thích chữ vào mặt, đuổi về vào sổ dân. Nếu biết hối cải, thì cũng cho đến quan để trừ bỏ chữ thích ấy đi. Lại các ngƣời can phạm về theo đạo Gia tô hiện đƣơng bị giam cấm, xin cũng phân biệt đạo trƣởng và con chiên theo đạo, chiểu theo nhƣ trên mà làm”[43, tr. 111]. Đây là chỉ dụ cấm đạo đầu tiên của Tự Đức. Quy định này chủ yếu là trừng phạt giáo sĩ nƣớc ngoài, còn các đạo trƣởng ngƣời bản xứ, nếu chịu bỏ đạo, bƣớc qua cây thánh giá thì thả ra ngay, nếu không chịu bỏ đạo thì mới bị xử tử. Đối với giáo dân trong nƣớc không bị giết, nếu không bỏ đạo chỉ bị thích chữ vào mặt để răn đe, cảnh cáo.

Ngay sau chỉ dụ cấm đạo trên, tháng 11 năm 1848, ông lại sai các đốc, phủ, bố, án ở sáu tỉnh Nam kỳ phải lƣu tâm dạy dỗ giáo dân để họ hiểu ra mà tự bỏ đạo: “cần phải gia tâm dạy dỗ, lƣu ý vỗ yên, khiến cho dân giữ phép nƣớc yên nghiệp làm ăn, thì cái hấn khích tự ngoài đến, rồi cũng có thể ngầm ngấm tiêu tan vậy”[43, tr. 144].

Đặc biệt sau âm mƣu nổi loạn không thành của Hồng Bảo có sự giúp đỡ của lực lƣợng đạo Gia tô, Tự Đức đã có những biện pháp nghiêm khắc đối với đạo này. Tháng 3 năm 1851, ông ban dụ: “các đạo trƣởng Tây dƣơng sẽ bị vứt xuống sông, hồ, biển cho tới chết. Để cho luật nƣớc nghiêm minh, các linh mục Việt Nam đều bị chém đôi, bất kể họ bƣớc qua cây thập tự hay không <…> Còn đối với những kẻ chứa chấp các đạo trƣởng bất kể lớn nhỏ, thời gian họ chứa chấp các đạo trƣởng Tây dƣơng ngắn hay dài, đều bị chém và bị vứt xuống sông, ngoại trừ trẻ em chƣa đến tuổi thành niên thì đƣợc miễn”[25, tr. 269-270]. Tính khắc nghiệt của dụ cấm đạo này ở chỗ không

còn chính sách phân biệt giữa giáo dân, đạo trƣởng ngƣời bản xứ và đạo trƣởng ngƣời Tây dƣơng. Không những đạo trƣởng Tây dƣơng, mà cả linh mục và giáo dân bản xứ chứa chấp đạo trƣởng đó cũng bị xử tử, trừ những trẻ em chƣa đến tuổi thành niên. Có thể nói, đây là một trong những chỉ dụ cấm đạo rất khắc nghiệt của Tự Đức.

Cũng trong tháng 3 năm 1851, Tự Đức lại dụ cho quan coi cửa biển Đà Nẵng phải lƣu tâm khuyên dụ giáo dân: “Cửa biển Đà Nẵng là chỗ quan yếu, phải nên để ý canh phòng không thể coi thƣờng đƣợc; và nên khéo dỗ dành mở bảo những kẻ theo đạo giáo Gia tô, khiến cho họ đổi lòng”[43, tr. 275].

Tháng 7 năm 1854, Tự Đức lại định lại điều cấm về đạo Gia tô: “Ngƣời nào trót đã theo đạo Gia tô, đều cho cứ thực đến thú tội và đổi lại, thì đƣợc miễn tội; nếu không tự thú, có ngƣời giác ra, là quan lại sẽ phải cách chức, dịch về sổ đinh ở làng chịu sai dịch; là quân dân cũng phải trị tội theo điều luật đáng bị tội <…> Bắt đƣợc tên đạo trƣởng ngƣời Tây dƣơng thì xử tội chém đầu đem bêu rồi quăng xác xuống sông; bọn con chiên ngƣời tây và đạo trƣởng ngƣời bản quốc, thì xử trảm ngay; còn bọn con chiên ngƣời bản quốc, thì phát vãng đi đầy ở đồn bảo ven biên giới, mà không phải là vùng biển <…> Ngƣời nào tố cáo bắt đƣợc tên đạo trƣởng ngƣời Tây dƣơng, thƣởng cho 300 lạng bạc; đạo trƣởng ngƣời bản quốc, thì thƣởng cho 100 lạng <…> Ngƣời nào chứa giấu đạo trƣởng và con chiên ngƣời Tây dƣơng, thì tổng lý sẽ xử về điều luật “chứa giấu ngƣời có tội”; phủ, huyện xử tội phạt trƣợng và cách chức; bố, án, đốc, phủ, thì sẽ phân biệt mà giáng cấp lƣu nhiệm. Nếu dung túng đạo trƣởng, ngƣời bản quốc, thì tổng lý phải xử phạt 100 trƣợng và bãi dịch; phủ, huyện, phải giáng 2 cấp, cho lƣu lại; bố, án, đốc, phủ, theo thứ tự giảm tội dần xuống. Ngoài ra, đều theo lệ năm Minh Mệnh mà thi hành”[44, tr. 60-61].

chỉ dụ cấm đạo trƣớc. Tự Đức có chính sách khoan hồng với những giáo dân bỏ đạo đƣợc miễn tội, ngƣời chứa giấu đạo trƣởng ngƣời Tây dƣơng bị phạt trƣợng. Còn đối với đạo trƣởng ngƣời Tây dƣơng, đạo trƣởng ngƣời bản xứ, con chiên ngƣời Tây thì vẫn nghiêm trị, xử tội chém.

Tháng 12 năm 1854, cho tả tham tri bộ Hộ là Nguyễn Đăng Uẩn thăng thự tổng đốc Bình - Phú, Tự Đức lại dụ rằng: “dân hạt ấy phần nhiều theo đạo Gia tô, ngƣơi nên đặt phƣơng pháp nhƣ thế nào để khu xử, không nên nghiêm quá, cũng không nên khoan quá, cần để cho chúng lặng lẽ hóa đổi ngấm ngầm tiêu trừ (thói mê), đều theo chính đạo là đƣợc”[44, tr. 88].

Tháng 9 năm 1855, Tự Đức lại ra một chỉ dụ cấm đạo khác nghiêm khắc hơn: “Trong vòng một tháng tất cả các quan trong triều theo đạo đều phải cải đạo, từ bỏ đức tin Kitô giáo, còn đối với các quan lại ở các tỉnh thì phải thực hiện điều đó trong vòng 3 tháng <…> Trong vòng 6 tháng, tất cả các binh lính và dân thƣờng công giáo đều phải cải đạo <…> Ngƣời công giáo bất kể học vấn của họ ra sao, đều không đƣợc phép tham dự các kỳ thi và không đƣợc bổ nhiệm một chức vụ nào ở làng, tổng <…> Các đạo trƣởng Tây dƣơng thì bị bắt giam và xử trảm. Đem bêu đầu chúng 3 ngày ở những nơi công cộng. Sau đó vứt xác chúng xuống biển. Cả những chủng sinh đang theo học các linh mục Tây dƣơng cũng bị xử trảm <…> Trẫm ra lệnh tất cả các quan hãy quan tâm giáo dục dân chúng ở khu vực mình cai quản, đƣa họ trở về với chính đạo của ta. Hãy đem thiêu hủy tất cả các nhà thờ và nhà nguyện <…> Những kẻ theo tà đạo không đƣợc phép tụ tập”[25, tr. 275-276].

Chỉ dụ này cho thấy sự quyết liệt của Tự Đức trong chính sách cấm đạo. Đối với đình thần thì hạn trong một tháng, với quan lại ở các tỉnh thì hạn trong ba tháng và trong sáu tháng với binh lính, dân thƣờng công giáo đều phải bỏ đạo. Giáo dân bị tƣớc quyền công dân của mình, đó là không đƣợc đi thi và ra làm quan. Các đạo trƣởng Tây dƣơng và những chủng sinh đang theo

học đạo cũng bị xử trảm, đốt hết nhà thờ. Bên cạnh đó, ông yêu cầu các quan phải quan tâm giáo hóa dân chúng nhiều hơn để cho họ tự giác ngộ, trở về với cái thuần hậu trƣớc đây.

Tháng 6 năm 1857, hình khoa cấp sự trung là Trƣơng Ý bày bỏ 4 việc, trong đó có việc giáo hóa dân theo đạo đƣợc Tự Đức chấp nhận và cho thi hành: “ngƣời nào đã trót theo đạo Gia tô, không kể ngƣời đã bỏ đạo hay chƣa, làm danh sách tƣ để lƣu chiểu. Định lấy mỗi tổng đặt 1 viên tổng giáo, lấy những tú tài nhiều tuổi sung làm, tùy cách dạy bảo để trừ bỏ thói quen lâu ngày, hẹn trong 1 năm trong hạt bỏ đạo đƣợc nhiều hay ít, để định thƣởng phạt”[44, tr. 346-347]. Nhƣ vậy, song song với những chỉ dụ cấm đạo hà khắc là những khuyến dụ khoan hồng với mong muốn giáo dân có thể hiểu ra, tự rời bỏ đạo. Đặc biệt, tháng 2 năm 1858, Quan khoa đạo là Lê Xuân Trƣờng tâu bày xin xử trị bọn dân theo đạo Gia tô. Tự Đức bảo rằng: “dân theo đạo Gia tô, tuy ngu mê khó hiểu bảo, nhƣng cũng là con đỏ của triều đình, chịu thuế làm dân, thì lƣơng tâm hãy còn chƣa chắc đã bỏ hết luân lý mà tin những lời nói không có bằng cứ, chẳng bằng giống chim muông. Đó chẳng qua vì mối lợi che lấp, nhƣ ngƣời ở trong đám say rƣợu chẳng biết cùng nhau la đà. Nếu muốn gọi cho họ tỉnh ngay, hãy đợi cho họ tự biết sửa đổi thì phép cũ từ trƣớc đến nay, đủ để cai trị rồi. Duy ở quan địa phƣơng để ý thừa hành, hết lòng dẫn bảo, khiến cho muôn dân theo một tôn giáo, cùng một phong tục, để vui hả cái ý tôn đạo chính trừ đạo tà của ta, đó là tốt rồi”[44, tr. 409-410].

Điều này cho thấy rõ sự thay đổi quan niệm và thái độ đối với đạo Gia tô của Tự Đức. Ông nhận thấy giáo dân “cũng là con đỏ của triều đình”, cho nên, sắc cho quan địa phƣơng hết lòng dẫn bảo để họ tự rời bỏ đạo, quay trở về với phong tục cũ. Những giáo dân biết hối lỗi, lại đƣợc triều đình ban cấp huấn điều, sổ và triện nhƣ trƣớc. Tháng 7 năm 1858, “Lại cấp huấn điều, giới cấm, sổ và triện cho xã Ngọc Đƣờng tỉnh Hƣng Yên. (Xã này theo đạo Gia tô

qua cơn binh hỏa (tháng 11 năm ngoái) đã biết sợ mà hối lỗi, dựng lại đình đền, tập lễ nghi, cải đạo tà theo về đạo chính)”[44, tr. 438].

Tuy nhiên, với đạo trƣởng ngƣời Tây dƣơng thì Tự Đức vẫn thi hành chính sách nghiêm trị. Tháng 6 năm 1858, “Trƣớc kia, lũ giáo dân ở làng Quần Cống tỉnh Nam Định là lũ Phạm Viết Khảm làm nhà thờ, nhà ở của đạo, đồ dùng tiếm lấn, lại làm nhiều đồ quân khí (giƣờng gỗ sơn son thếp bạc, kiệu sơn son chạm hình con rồng, trống nhớn, chiêng đồng, lọng vàng, cờ, gƣơm) đón đạo trƣởng ngƣời Tây dƣơng là tên Xuyên và đạo trƣởng ngƣời nƣớc ta là tên Duyệt, tên Trí về ở, ngầm mƣu làm phản. Quan tỉnh sai bắt làm án. Việc tâu lên, tên Xuyên (ngƣời Y Pha Nho) chuẩn cho đem lăng trì xử tử, lấy đầu đem bêu, vứt xác xuông biển; lũ tòng phạm là Nguyễn Văn Tiệp, Mai Hiến đem chém ngay”[44, tr. 430].

Nhƣ vậy, những chỉ dụ cấm đạo trên của Tự Đức nhằm mục đích ngăn chặn sự lan rộng của đạo Gia tô, bảo vệ văn hóa truyền thống, là phản ứng tự vệ để ngăn ngừa từ xa nguy cơ đe dọa đến độc lập dân tộc từ phía tôn giáo này. Nhƣng bản thân Tự Đức cũng không ngờ rằng chính sách này đã đẩy mâu thuẫn giữa triều đình và giáo hội Công giáo, thực dân đến độ không khoan nhƣợng. Những cuộc bách hại đạo Gia tô đã đƣợc Hội thừa sai Paris báo cáo về nƣớc, thuyết phục chính phủ Pháp nhanh chóng dùng vũ lực can thiệp vào Việt Nam và đã đƣợc vua Napôlêông III chấp nhận. Năm 1858, thực dân Pháp đã nổ súng xâm lƣợc Việt Nam.

Từ sau khi đánh chiếm Đà Nẵng, một số giáo dân dựa vào Pháp để cậy thế, thậm chí làm tay sai cho giặc. Vì vậy, tháng 4 năm 1859, Tự Đức đã ban hành biện pháp cứng rắn với giáo dân: “ngƣời nào đã đi theo Tây dƣơng thì bắt giam cha mẹ vợ con, bắt phải gọi về; ngƣời nào chƣa đi theo Tây dƣơng thì tìm nhiều cách ngăn giữ không cho chúng đƣợc đi lại với Tây dƣơng. Ngƣời nào là hào cƣờng đầu mục đi theo đạo thì ngầm giam giữ lại không cho

đi đâu. Ngƣời già, trẻ con cùng phụ nữ, nếu yên phận giữ phép thì thôi; nếu còn vơ vẩn trông ngóng, thì lập tức đem sáp nhập vào xã thôn không có đạo Gia tô để tiện quản thúc”[45, tr. 35-36].

Tuy nhiên, tháng 8 năm 1859, nhiều ngƣời tâu về việc “ngƣời Tây dƣơng dùng dân đạo để dẫn đƣờng và làm nội ứng, xin nên xử trí rất nghiêm. Thậm chí có ngƣời xin giết hết cả dân đạo đi”[45, tr. 71]. Tự Đức cho rằng không nỡ, bảo là nói quá.

Tháng 9 năm 1859, Tự Đức lại ban hành chỉ dụ cụ thể hơn về việc xử lý giáo dân, đạo trƣởng: “dụ suốt cả các tỉnh thần ở Nam, Bắc Kỳ đều phải xem xét những kẻ hào mục dân đạo, tên nào làm đầu têu cho dân thì tìm cách giam giữ, không để tên nào lọt đi nơi khác. Những con đạo đàn ông khỏe mạnh yên phận thì thôi, nếu kẻ nào còn lừng chừng trông ngóng thì lập tức chia ghép ở vào xã thôn không có ngƣời đi đạo. Nếu kẻ nào có mƣu toan khác, thì sức cho binh dân ra sức bắt nộp. Kẻ phạm tội thì tài sản đem quân phân. Ai bắt đƣợc tên đạo trƣởng hay ngƣời đầu mục gian ác ngƣời đạo thì chiếu theo sự trạng khen thƣởng, hoặc bổ cho quan tƣớc để khuyến khích”[45, tr. 75].

Những chỉ dụ trên đều nhằm trừng phạt những giáo dân không trung thành với triều đình để ngăn chặn việc họ hợp tác với quân Pháp. Với những giáo dân không chịu bỏ đạo mà không theo giặc thì thôi, Tự Đức chỉ tập trung trừng phạt những giáo dân còn có tƣ tƣởng trông ngóng ở thực dân Pháp. Với những ngƣời này, ông dùng biện pháp khắc nghiệt hơn là phân tháp chia ghép họ vào dân lƣơng và sử dụng biện pháp kinh tế nhƣ tịch thu ruộng đất, v.v., nhằm gây sức ép lớn nhất để họ bỏ đạo. Đối với đạo trƣởng phƣơng Tây, Tự Đức vẫn duy trì hình phạt ở mức cao nhất.

Tháng 12 năm 1859, Tự Đức lại ban hành chỉ dụ cấm quan lại theo đạo Gia tô: “Quan lại lớn nhỏ nguyên trƣớc theo đạo Gia tô, việc phát ra, xét ra đã thực bỏ đạo thì cách bỏ chức dịch không dùng nữa. Nếu không chịu bỏ đạo,

văn tự chánh thất phẩm, võ tự suất đội trở xuống, đều xử tội giảo giam hậu (thắt cổ chết nhƣng còn giam lại đợt xét); văn từ thất phẩm trở lên, cùng huấn đạo, võ tự suất đội trở lên, đều xử phải thắt cổ cho chết ngay. Nếu có tình gì nặng hơn nữa, thì gia lên mức nặng hơn mà trị tội. Nhƣng theo nghị trƣớc ai tự khai ra thì khỏi tội, ai cố ý ẩn giấu để ngƣời khác tố giác ra thì phải tội nặng”[45, tr. 91]. Chỉ dụ này trừng phạt nghiêm khắc những quan lại theo đạo Gia tô. Với những quan lại chịu bỏ đạo thì bị cách chức, còn đối với những quan lại không chịu bỏ đạo thì phải xử tử.

Một phần của tài liệu Luận văn triết học Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị xã hội của Tự Đức (Trang 79 - 91)