Quan niệm về dân

Một phần của tài liệu Luận văn triết học Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị xã hội của Tự Đức (Trang 55 - 58)

B. NỘI DUNG

2.1.3.Quan niệm về dân

Cũng giống nhƣ các nhà nho Việt Nam luôn thể hiện tinh thần thân dân, Tự Đức đặc biệt chú ý đến vai trò của dân đối với xã tắc. Ông coi dân là gốc của nƣớc, là nền tảng đảm bảo cho sự vững mạnh của đất nƣớc. Ông viết: “dân là gốc của nƣớc, gốc đƣợc bền tất nƣớc đƣợc yên, binh để bảo vệ nƣớc, bảo vệ mạnh tất nƣớc đƣợc vững bền”[63, tr. 185]. Vì vậy, đƣợc lòng dân tức là giữ đƣợc nƣớc, mà mất lòng dân thì cũng là mất nƣớc: “Quân với dân là một, dân đều là quân cả. Nếu đƣợc lòng dân thì dân tự làm ra giữ, có gì đáng lo”[51, tr. 150].

Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng đó của dân, ông khẳng định: “trong trời đất mà có một hột gạo một đồng tiền, nếu không do từ binh lính ra, thì là do từ nhân dân ra. Tiền của là mồ hôi, nƣớc mắt của con đỏ ta”[71, tr. 2], và “binh tài do dân mà ra”[63, tr. 196]. Nhƣ vậy, dân là gốc của nƣớc, bởi vì theo ông, dân không chỉ chiếm số đông, mà còn là lực lƣợng chính làm ra của cải vật chất nuôi sống xã hội, và binh lực cũng từ dân mà ra. Nhƣ vậy, đối với tầng lớp thống trị phong kiến, thì ba yếu tố đảm bảo sự bền vững của quốc gia là dân tin, lƣơng thực đầy đủ và binh cƣờng. Ba yếu tố ấy lại từ nhân dân mà ra. Vì vậy, đối với Tự Đức không đƣợc lòng dân đồng nghĩa với không giữ đƣợc vƣơng quyền. Dân có sức mạnh thật to lớn:

“Cho nên gầy dựng giúp đỡ là do vua,

Mà đến thông minh kính sợ đều do dân”[63, tr. 310].

Nhận thức đƣợc vai trò và sức mạnh to lớn của dân, Tự Đức luôn một lòng yêu dân, chăm lo cho dân. Thấy hạn hán nhiều đe dọa mùa vụ của ngƣời nông dân, ông lo lắng và luôn cầu trời cho mƣa để dân đƣợc mùa:

“Quân dân bản nhất thể, Ân ƣu khởi kiểu trá. Duyên hà lũ vọng vân,

Thần huệ vị yêu nhạ”[72, tr. 36]. (Vua và dân vốn là một,

Lòng lo âu, khi nào lại giả trá? Tại sao luôn luôn mong mây mƣa,

Mà quỷ thần vẫn chƣa ban ơn cho?)[72, tr. 37].

Không chỉ nhận thấy vai trò quan trọng của dân, mà Tự Đức còn biết phát huy sức mạnh của dân để bảo vệ an ninh xã tắc. Khi đất nƣớc bị thực dân Pháp xâm lƣợc, ông kêu gọi toàn thể nhân dân chống giặc: “Nào tôi nào dân, đã cùng với trẫm nhờ ơn trời đất, <…> đối với thế sự ngày nay, tất phải cả nƣớc một lòng, muôn họ góp sức mới có thể làm nên đƣợc <…> Ngƣời có trí thì bày mƣu, ngƣời có dũng thì đua sức, kẻ giầu thì giúp của, và kẻ nào có một tài, một nghề, một mảnh khôn, một khóe khéo, có thể gom góp vào việc quân, việc nƣớc, đều đƣợc đem ra mà tự hiến”[71, tr. 14].

Ngay cả việc tán thành hòa hoãn với Pháp cũng đƣợc ông nêu lý do là muốn tránh cho dân khỏi mất mát, tổn thƣơng nhƣ ở trên chúng tôi đã trích dẫn. Ông luôn lo lắng đến sinh mệnh của dân và dặn dò các quan: “phải thƣờng thƣờng chẩn tuất cho dân, dự bị để nuôi dân, cho ai ai cũng đƣợc no đủ, dẫu không may bất hạnh từng nơi nhƣng cũng không để đến nỗi chết đói”[63, tr. 129].

Mặc dù đƣa ra quan điểm “Quân dân bản nhất thể”, Tự Đức vẫn cho rằng: “Trời sinh ra dân phải có vua để cầm đầu và cai trị”[63, tr. 96]. Hơn nữa vua, quan còn là cha mẹ của dân, “vua là ngƣời thay trời để cai trị muôn vật, nhƣng không thể nào một mình mà cai trị nổi, nên phải giao cho các quan mục quan doãn, cũng là để thay mặt vua mà cai trị dân vậy. Đất đai và chức sự tuy lớn nhỏ có khác nhau nhƣng đã làm cha mẹ dân thì cũng là một mà thôi”[63, tr. 197]. Nhƣ vậy, theo ông, vua là ngƣời đƣợc trời trao quyền thay trời trị dân, nên vua đứng trên dân và là cha mẹ của dân.

Là cha mẹ dân nên vua phải có trách nhiệm nuôi dân, dạy dân. Việc nuôi dân trƣớc hết là làm cho dân no đủ. Tự Đức cho rằng: “Việc cần cấp hiện nay chỉ là dạy dân làm ruộng, cho dân đủ ăn”[45, tr. 221]. Vì vậy, ông thƣờng khuyến khích dân làm ruộng, khai phá ruộng hoang: “Nguồn sống của dân cốt phải chăm chỉ, chăm chỉ thì không thiếu thốn, làm ruộng chăm gặt, rồi cũng có thu hoạch. Vả lại, trời sinh ra mùa, đất sinh ra của, vua lấy đạo chính mà dùng, là lời dạy từ xƣa. Nay <…> phàm chỗ nào bỏ hoang có thể khai khẩn đƣợc, nơi xa hẻo lánh nào có thể vỡ đƣợc, thì gia tâm khuyên bảo; có ngƣời nào không vốn, thì các ngƣời giàu trong làng giúp cho; cốt cày phá đƣợc hết, không bỏ sót lợi thừa”[50, tr. 266]. Ông còn sai quan các tỉnh, và phủ huyện “khám xét kỹ hơn, phàm dân gian bị đau khổ, phƣơng pháp nào có thể giúp đỡ trăm họ, chẩn cấp kẻ cung thiếu, phục hồi kẻ lƣu vong, đều thực tâm thực lực trù tính, tất cả thời thƣờng tâu vào, báo cáo chờ lệnh cho thi hành, sớm thấy hiệu quả đầy đủ yên vui, là điều rất mong của trẫm ”[49, tr. 311].

Khi thấy dân tình phải chống chọi với bệnh dịch, hạn hán, mất mùa suốt mấy năm liền, tình trạng dân đói không dứt, là vua, Tự Đức “quên ngủ, quên ăn”[44, tr. 18]. Năm 1870, ở Quảng Bình dân bị hạn, sau bị bão lụt, thêm gặp kỳ giáp hạt, các quan tỉnh, phủ, huyện không sớm cứu chữa, dân gian đem việc tâu lên, Tự Đức khiển trách: “Làm ngƣời chăn nuôi dân mà bỏ dân, thì để làm gì?”[48, tr. 20]. Tự Đức nhiều lần ân giảm, tha thuế cho các địa phƣơng gặp thiên tai, dịch bệnh, mất mùa, v.v. Ông còn đích thân đi cày tịch điền hàng năm để làm gƣơng cho thiên hạ, khuyến khích thiên hạ.

Tự Đức cũng rất quan tâm đến việc dạy dân: “Nay cho sức rõ các quan địa phƣơng, cần phải thời thƣờng hiểu dụ, khiến cho giữ gìn nhau, thân yêu nhau, giúp nhau khi nguy cấp, không mất thói trung hậu. Ngoài ra nhƣ thuốc độc, thói ác bắt ngay trị tội nặng. Lại răn cấm các thói tệ đồng bóng bói toán, dâm đãng, xa xỉ”[49, tr. 291]. Ông sai các địa phƣơng phải thƣờng xuyên dạy

bảo để cho nhân dân không mất thói trung hậu, yêu quý nhau, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, nguy cấp, đồng thời còn cấm dân không đƣợc tiêm nhiễm các thói xấu nhƣ bói toán, xa hoa lãng phí, v.v.

Vào thời của ông, vấn đề tôn giáo ngày càng trở nên phức tạp. Đạo Gia tô đã có sự lớn mạnh về nhiều mặt, mặc dù triều Nguyễn từ thời Minh Mệnh đã ra sức ngăn cản sự mở rộng ảnh hƣởng của tôn giáo này. Trong bối cảnh nhƣ vậy, ông đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ giữa dân lƣơng - giáo, kêu gọi họ không hiềm khích nhau, mà phải cùng nhau làm việc thiện: “nhà nƣớc ta lấy lễ nghĩa đãi sĩ phu, lấy nhân hậu nuôi dân, ơn đức thấm nhuần đã nhiều lại lâu, mƣu tính về lòng ngƣời, phong tục rất hậu. Phàm là dân ta, không cứ lƣơng giáo, cố nhiên phải trông nhau làm việc thiện, không theo kẻ trái phép, không phóng túng vô độ, đều giữ phép của mình thừa hƣởng phúc trời, mới không phụ chí ý dạy nuôi của triều đình”[49, tr. 187].

Tự Đức coi dân là gốc của nƣớc, là yếu tố đảm bảo sự vững mạnh của đất nƣớc. Mặt khác, ông luôn ý thức rằng, vua là ngƣời đƣợc trời trao quyền thay trời trị dân, đồng thời là cha mẹ của dân, vì vậy ông đã xác định rõ trách nhiệm của mình là lãnh đạo chính sự tốt để cho dân đƣợc no ấm. Tuy nhiên, xét trên bình diện thực tiễn, xã hội Việt Nam thời Tự Đức vô cùng phức tạp, cuộc sống của nhân dân cực kỳ khó khăn và sự phản kháng của các phong trào nông dân chống lại triều đình diễn ra khắp nơi. Khi chiến tranh xâm lƣợc của thực dân Pháp xẩy ra, khó khăn đó còn tăng lên gấp bội, vì vậy, quan điểm của ông về dân rốt cục chỉ là sự “sao chép” truyền thống của Nho giáo mà thôi.

Một phần của tài liệu Luận văn triết học Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị xã hội của Tự Đức (Trang 55 - 58)