Nho giáo và vai trò của nó ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn triết học Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị xã hội của Tự Đức (Trang 33 - 37)

B. NỘI DUNG

1.3.2.Nho giáo và vai trò của nó ở Việt Nam

Nho giáo du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc, là công cụ nô dịch, thống trị, Hán hóa ngƣời Việt của Trung Hoa. Vì vậy, qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, Nho giáo vẫn chƣa ảnh hƣởng sâu rộng đến đa số nhân dân.

Từ thế kỷ XI, sau khi nƣớc ta giành độc lập, Nho giáo chính thức đƣợc giai cấp phong kiến Việt Nam, cụ thể là triều Lý chọn làm phƣơng tiện để tổ chức, quản lý xã hội. Trong cấu trúc Tam giáo đồng nguyên (hệ tƣ tƣởng Nho - Phật - Đạo), Phật giáo đƣợc nâng lên tầm quốc giáo và đóng vai trò chủ đạo trong quan hệ tam giáo đó.

Thời Trần, do yêu cầu củng cố chế độ phong kiến, bộ máy nhà nƣớc nên giáo dục - khoa cử đƣợc tổ chức thƣờng xuyên để đào tạo tầng lớp quan lại cho bộ máy nhà nƣớc. Do vậy, Nho giáo có ảnh hƣởng rộng rãi hơn đối với con ngƣời và xã hội phong kiến Việt Nam so với trƣớc đó.

Hồ Quý Ly sau khi thoán đoạt ngôi nhà Trần, đã tạo ra những điều kiện nhất định để độc tôn Nho học thông qua những cải cách trong giáo dục nhƣ định lại chế độ học và thi cử, tuyển quan lại chủ yếu bằng thi cử Nho học, v.v. Trong thời gian nƣớc ta bị nhà Minh xâm lƣợc (1407 - 1427), Nho giáo đƣợc nhà Minh du nhập đã trở thành công cụ thống trị và nô dịch nhân dân ta. Thế kỷ XV, Nho giáo và giáo dục - khoa cử Nho học đƣợc nhà Lê hết sức quan tâm. Nhà Lê đã đƣa ra nhiều biện pháp khuyến khích học, thi, hoàn thiện quy chế thi cử, tổ chức tuyển dụng quan lại chủ yếu bằng khoa cử, v.v., tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển Nho giáo về nhiều mặt, làm cho Nho giáo giữ địa vị độc tôn và phát triển cao nhất trong lịch sử Nho giáo tại Việt Nam, đặc biệt vào thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497).

Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, Nho giáo bộc lộ rõ sự bất lực của nó trƣớc những vấn đề chính trị - xã hội. Nó đã không giải đáp một cách có hiệu quả yêu cầu phát triển thực tiễn của xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, Nho giáo

vẫn đƣợc coi là hệ tƣ tƣởng của triều đình phong kiến. Đặc biệt, triều Tây Sơn đƣợc thành lập sau khi đập tan các tập đoàn phong kiến Đàng trong, Đàng ngoài, đánh thắng quân xâm lƣợc Mãn Thanh, lại tiếp tục lấy Nho giáo làm hệ tƣ tƣởng.

Từ thế kỷ XV, Nho giáo đƣợc các triều đại phong kiến Việt Nam chính thức sử dụng làm hệ tƣ tƣởng chính thống. Cũng từ đó, có thể nói, chƣa có hệ tƣ tƣởng nào có thể thay thế đƣợc nó trong lĩnh vực trị nƣớc của các triều đại phong kiến Việt Nam.

Vì vậy, đến lƣợt mình, cùng với chủ trƣơng xây dựng chính quyền phong kiến trung ƣơng tập quyền mạnh thì nhà Nguyễn không có cách nào khác là phải khôi phục vị thế của Nho giáo đã bị suy yếu ở các thế kỷ trƣớc do những biến động xã hội. Cho nên, Nho giáo lại đƣợc tái độc tôn, tiếp tục chi phối đời sống chính trị - xã hội đất nƣớc.

Việc tái độc tôn Nho giáo đầu triều Nguyễn thể hiện ở những mặt chủ yếu sau đây trong xã hội:

Nho giáo với tƣ cách là học thuyết chính trị - xã hội đƣợc các vua đầu triều Nguyễn sử dụng làm hệ tƣ tƣởng chính trị, là công cụ để xây dựng, quản lý và bảo vệ triều đại. Vì vậy, Nho giáo đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định đƣờng lối cai trị và quản lý xã hội, xây dựng và thực thi pháp luật, hình thành và phát triển nền giáo dục - khoa cử Nho học thời Nguyễn.

Nho giáo đƣợc đề cao bằng việc các vua đầu triều Nguyễn cho mở rộng hệ thống nhà trƣờng và giáo dục - khoa cử. Điều đó tạo ra hệ thống quan lại có học thức. Cũng nhƣ dƣới triều Lê Thánh Tông, vua quan nhà Nguyễn phần lớn đều có trình độ Nho học, đặc biệt phải kể đến vua Minh Mệnh - một cây đại thụ của Nho học ở Việt Nam.

Nho giáo đƣợc đề cao bằng hạn chế sự phát triển của đạo Phật, đạo Lão và đặc biệt là việc cấm đạo Gia tô. Khi Gia Long ở ngôi, thấy đƣợc hiểm họa

do tôn giáo này đem lại, ông đã hạn chế tầm ảnh hƣởng của đạo Gia tô song chƣa thực sự cấm đạo triệt để. Chỉ đến thời Minh Mệnh, Thiệu Trị việc cấm đạo mới trở nên gắt gao.

Các vua đầu triều Nguyễn từ Gia Long đến Minh Mệnh, Thiệu Trị đều coi Nho giáo là học thuyết duy nhất và có hiệu quả nhất trong việc duy trì, bảo vệ địa vị thống trị và lợi ích lâu dài của vƣơng triều Nguyễn. Họ đề cao Hán Nho và Tống Nho trong các nguyên tắc đạo đức, chính trị, pháp luật theo tinh thần tam cƣơng, ngũ thƣờng, thể hiện rõ nhất trong Luật Gia Long.

Kết quả của việc độc tôn Nho giáo đầu triều Nguyễn mà chúng ta không thể phủ nhận là trải qua các đời vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị cho thấy, Nho giáo cũng đã có những đóng góp tích cực trong xây dựng đất nƣớc. Nó đã giúp ổn định trật tự xã hội, tạo điều kiện để xây dựng một quốc gia thống nhất trải dài từ Bắc vào Nam. Và chúng ta không thể phủ nhận là đến thời Minh Mệnh, Nho giáo đã phát huy hết vai trò tích cực của nó trong việc quản lý xã hội và xây dựng đất nƣớc. Điều này có ảnh hƣởng rất lớn đến Tự Đức. Với trọng trách nối nghiệp tổ tiên, Tự Đức muốn phát huy cơ nghiệp mà hoàng khảo, hoàng tổ của ông đã gây dựng nên. Vì vậy, ông tiếp tục truyền thống của cha ông, sử dụng Nho giáo làm tƣ tƣởng chính trị - xã hội cho mình và làm bệ đỡ cho triều đại mình. Cho nên, Tự Đức đã thi hành đƣờng lối trị nƣớc của Nho giáo, đề cao giáo dục - khoa cử Nho học, ra sức bài bác và ban hành chính sách cấm đạo Gia tô.

Tuy nhiên, không phải vì vậy mà Tự Đức không nhận thấy hạn chế của Nho giáo. Ông đã nhận ra một hạn chế lớn của Nho giáo là chỉ học những điều xƣa cũ trong kinh điển và coi nó là mẫu mực, trong khi thế giới đang từng ngày thay đổi hiện đại. Ông viết:

“Vũ trụ phƣơng khai tân thế giới, Sƣ nho đồ tập cựu văn tri”[72, tr. 63].

(Vũ trụ đang mở ra thế giới mới,

Sƣ, nho, chỉ tập điều nghe biết cũ)[72, tr. 64].

Dù ít nhiều nhận thấy hạn chế của Nho giáo nhƣng Tự Đức vẫn cố bám giữ nó. Sự lựa chọn sai lầm này, xét đến cùng là căn nguyên của mọi sai lầm tiếp theo trong tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Tự Đức. Dƣới sự dẫn dắt của một hệ tƣ tƣởng lạc hậu, Tự Đức và triều đại mình đã không giải quyết đƣợc những yêu cầu mới của lịch sử, để rồi phải gánh chịu thất bại lớn nhất là không bảo vệ đƣợc đất nƣớc trƣớc cuộc chiến tranh xâm lƣợc của thực dân Pháp.

Tiểu kết chương 1

Do hoàn cảnh xuất thân, môi trƣờng giáo dục và năng lực của Tự Đức mà tƣ tƣởng chính trị - xã hội Nho giáo đã thấm sâu trong con ngƣời ông ngay từ thuở nhỏ. Là nhà vua, ông đã kiên định sử dụng Nho giáo làm nền tảng tƣ tƣởng của mình, đồng thời coi đó là chỗ dựa vững chắc cho sự nghiệp kinh bang tế thế. Tuy nhiên, Nho giáo thời Tự Đức đã trở nên bất cập trƣớc thời đại, khi thế giới đang chuyển mình vào quỹ đạo tƣ bản chủ nghĩa.

Sự lạc hậu trong tƣ tƣởng chính trị - xã hội Nho giáo của Tự Đức bộc lộ rõ nét khi nó phải giải đáp những vấn đề của thời cuộc, đó là những vấn đề chiến hay hòa, duy tân hay thủ cựu, chính đạo hay tà đạo, v.v. Trong bối cảnh nền kinh tế trong nƣớc đang khủng hoảng sâu sắc, phong trào khởi nghĩa của nông dân lan rộng, phỉ Mãn Thanh ở phía Bắc, và đặc biệt là âm mƣu, hành động xâm lƣợc của thực dân Pháp đang đƣợc tiến hành ráo riết, triều đình nhà Nguyễn dƣới sự cai trị của ông vẫn cố bám giữ tƣ tƣởng Nho giáo lỗi thời, làm cho việc hoạch định và đề ra chính sách đối với đạo Gia tô cũng nhƣ công cuộc canh tân đất nƣớc có nhiều sai lầm, dẫn đến sự thất bại về mọi mặt, trong đó để đất nƣớc rơi vào tình trạng thuộc địa là thảm hại nhất.

Chƣơng 2

MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƢ TƢỞNG

CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA TỰ ĐỨC VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ TỚI XÃ HỘI VIỆT NAM ĐƢƠNG THỜI

Một phần của tài liệu Luận văn triết học Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị xã hội của Tự Đức (Trang 33 - 37)