Quan niệm về thực học

Một phần của tài liệu Luận văn triết học Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị xã hội của Tự Đức (Trang 58 - 67)

B. NỘI DUNG

2.2.1.Quan niệm về thực học

Trong lịch sử Việt Nam, việc học tập đƣợc đề cao từ thời nhà Lý thế kỷ thứ XI với việc xây dựng Văn Miếu, Quốc Tử Giám. Từ đó về sau, việc học

dần dần đƣợc chú trọng vì nó là công cụ để các triều đại phong kiến đào tạo đội ngũ nhân tài cho đất nƣớc, đồng thời nó còn là con đƣờng để kẻ sĩ bƣớc tới chốn quan trƣờng. Luôn tự nhận trách nhiệm vừa làm vua, vừa làm thầy, Tự Đức rất quan tâm đến vấn đề học tập.

Sau khi lên ngôi (tháng 4 nhuận năm 1849), ông đã trực tiếp ra đề thi để sát hạch học trò, qua đó để tìm hiểu đƣợc thực trạng của việc học đang diễn ra: “trẫm ra đầu bài, cũng dễ trả lời, mà đình đối khoa này, chỉ có 2 quyển đƣợc 4 phân, so với khoa trƣớc có phần kém”[43, tr. 175]. Trƣơng Đăng Quế tâu rằng: “các sĩ tử ngày thƣờng học tập chỉ rập theo khuôn sáo thƣờng, nay đƣợc hoàng thƣợng ban cho đầu bài, tầm con mắt đổi mới, sau này tự nghĩ phải giũa mài, mong đƣợc sâu rộng, lề lối của sĩ phu ngõ hầu đƣợc sửa đổi lại vậy”[43, tr. 175].

Tự Đức đã tìm thấy nguyên nhân của thực trạng học tập theo khuôn sáo bởi lối học từ chƣơng. Ông nói rằng, “nguyên những điều đối sách, phần nhiều nệ cổ, không khéo biến thông”[44, tr. 239]. Chỗ khác ông viết: “Học là để đem dùng vào việc, há nên chuộng những lời phù phiếm. Hiện nay Nam Bắc hai kỳ bị hoạn nạn đã quá sâu, không phƣơng pháp nào có thể yên ủi. Lại thêm thủy hạn tật dịch, đói khát vô cùng, mà sách lƣợc trị thủy không thành, phƣơng pháp cứu hoang đã hết, lo âu tủi nhục, khó thể lãng quên. Trẫm tài mỏng đức xoàng, không thể đem lại hòa bình cho hợp lý. Vậy chính là cái ngày mà các bậc sĩ quân tử phải đem tài bão phụ để mà tế thế an dân.

Nhƣng sao lại nay lần mai lữa, đắm đuối vào nghề mạt từ chƣơng mà không chịu lo nghĩ mƣu kế giúp vua cứu dân, nhƣ thế thì sự học đối với sự làm, việc chọn lấy đối với việc dùng đều trái ngƣợc nhau, và đó không phải là sự Trẫm thƣờng mong muốn.

Trẫm vẫn muốn cải cách ngay đi, nhƣng lại e trái với ý kiến mọi ngƣời”[63, tr. 396].

Tự Đức đã bày tỏ nỗi lo lắng của mình trƣớc sự xa rời thực tế của lối học từ chƣơng. Cũng vì sự thành đạt ở chốn khoa trƣờng sẽ đƣa sĩ tử bƣớc tới chỗ quan cao bổng hậu, cho nên các sĩ tử cố gắng ngày đêm sôi kinh nấu sử, dù cho bên ngoài có thế nào đi chăng nữa. Lối học này khiến kẻ sĩ cố gắng tìm mọi cái trong kinh điển của Thánh hiền, đem ra áp dụng vào thực tiễn, bắt

thực tiễn xã hội chỉ được vận động trong một cái khung cố định, trong khi thực tiễn không ngừng vận động, phát triển. Cho nên, nó dễ đƣa ngƣời ta đến chỗ xa rời thực tế, rơi vào những lý thuyết từ hàng ngàn năm về trƣớc. “Vậy mà phép thi, phép học cứ để lần lữa phù phiếm, không ứng đáp đƣợc công dụng thiết thực. Nay nên sửa đổi thế nào cốt cho hợp lẽ phải. Vậy nghĩ giao cho đình thần phải hết sức suy nghĩ và tâu lên để trẫm chuẩn định mới đƣợc”[63, tr. 150].

Qua các trích dẫn ở trên, chúng ta thấy, Tự Đức tỏ ra bất bình với lối học này, nhƣng ông không có những phán quyết mạnh mẽ để cải cách lối học đó, mà thậm chí còn thể hiện thái độ hèn kém, “e trái với ý kiến mọi ngƣời”, giao việc đó cho các quan xem xét, trình tấu và chờ phê chuẩn. Điều đó chứng tỏ Tự Đức là ông vua sợ chịu trách nhiệm trƣớc thực trạng bất cập của nền giáo dục và khoa cử đƣơng thời. Tuy nhiên, là một nhà nho uyên bác bậc nhất thời đó, lại chính là ngƣời chịu ảnh hƣởng rất nhiều lối học của Tống Nho mà cũng thấy đƣợc hạn chế của lối học từ chƣơng, khuôn sáo, cứng nhắc, vùi đầu vào sách vở, xa rời thực tiễn thì cũng là điều chúng ta phải ghi nhận.

Nhận thấy trách nhiệm của mình, cố gắng tìm mọi cách để khắc phục hạn chế của lối học từ chƣơng, Tự Đức viết: “Trẫm nay nhận cái trách nhiệm làm vua và làm thày, thế mà chƣa biết trọng cái đáng trọng, chƣa biết nêu cái khó ra để khuyến khích mọi ngƣời tiến lên, để cho kẻ sĩ vẫn còn bỏ gốc theo ngọn, thật đáng hổ thẹn. Vì thế trẫm bớt ngủ quên ăn, hàng ngày nghĩ cách chữa lại tệ cũ”[71, tr. 8]. Giải pháp đƣợc ông đƣa ra đó là đề cao “thực học”.

Ông viết: “Từ nay trở đi, trong kinh và các tỉnh ngoài, các quan coi việc học cùng bọn học trò, phải lấy thực hành làm đầu, sau đến lời lẽ văn chƣơng. Phàm các việc làm ruộng, thuế khóa, sai dịch, lễ nhạc, binh hình, cho đến những việc trị loạn xƣa nay, việc thi thố chính sự hiện thời, không việc gì là không học cả, còn về văn chƣơng cũng phải chân chính tao nhã, sâu xa, thuần túy”[48, tr. 103-104]. Nhƣ vậy theo Tự Đức, “thực học” không chỉ là học để đem ra thi hành, để áp dụng vào thực tế, phải có mục đích, hiệu quả trong thực tế mà còn là học từ thực tế, học kiến thức thực tế hiện thời. Ông còn nhiều lần khẳng định mục đích của thực học là “để đem ra dùng” chứ không phải học chỉ để biết mà chẳng làm đƣợc việc gì cả: “Đi học là để đem ra dùng, tuyển kẻ sĩ là để giúp việc cai trị, cho nên nƣớc không thể không có kẻ sĩ, mà kẻ sĩ không thể không có học. Học mà không thi hành ra để dùng, kén lấy kẻ sĩ mà không có bổ ích cho việc cai trị, thì học để làm gì, và lấy kẻ sĩ để làm gì?”[63, tr. 406], “Học nhiều sách vở mà không biết đem ra thực dụng thì dẫu học nhiều liệu có ích gì?”[63, tr. 381].

Nhƣ vậy, trong quan niệm về thực học, Tự Đức đề cao vấn đề hành. Ông yêu cầu việc học “phải lấy thực hành làm đầu”, học phải đi đôi với hành. Cho nên, khi Nguyễn Tri Phƣơng tâu rằng: “tôi thấy ngƣời xƣa có nói: chỉ học hết nửa bộ sách, cũng đủ làm nên công khai sáng thủ thành, cứ gì phải học đến thiên kinh vạn quyển, rồi sau mới là kế trị an lâu dài, trộm nghĩ văn hay cũng không phải là cần”[47, tr. 109], thì Tự Đức trả lời: “ngƣơi nói cố nhiên là phải, nhƣng văn học cũng không nên thiếu”[47, tr. 109]. Nhƣ vậy, có đọc tới thiên kinh vạn quyển nhƣng nếu không đem áp dụng vào thực tiễn thì cũng đâu có ích.

Rõ ràng quan điểm thực học của Tự Đức là chịu ảnh hƣởng của thuyết tri hành hợp nhất của Minh Nho, chứ không phải thuyết cách vật cùng lý của Tống Nho. Ông xem hành động thực tiễn quan trọng hơn lý thuyết. Thực học

là để đem ra thi hành chứ không phải học để tìm tới nguồn gốc lý của mọi vật. Vấn đề thực học đƣợc Tự Đức chú trọng trên mọi phƣơng diện, yêu cầu đối với mọi tầng lớp, từ lối học trong sách vở, từ nhiệm vụ cụ thể của kẻ sĩ, từ vƣơng công hoàng tử, từ nội cung ra đến bên ngoài, từ kẻ sĩ tới quan lại, v.v. Nội dung của thực học là phải bám sát với thực tế và phải có mục đích hiệu quả trong thực tế. Học và hành không thể tách rời nhau, cũng nhƣ học tập và làm chính trị không thể tách rời. Thông suốt cổ kim để biết rõ cái cốt yếu của trị loạn, đó chính là cái bến cầu của cử nghiệp trong thời đại của Tự Đức. Ông nhiều lần giải thích rõ: “việc học hành cùng làm chính trị vốn không phải là hai đƣờng. Học thấu triệt các kinh là để đem ra dùng việc. Muốn biết rõ tất phải hiểu suốt sự vật, phép tuyển kẻ sĩ tất phải chuộng thực học, mà tránh bỏ phù phiếm. Đời sau đem chính sự văn chƣơng tách ra làm hai, thì là sai lầm vậy”[63, tr. 376].

Có thể từ chủ trƣơng đó mà nội dung giáo dục thời Tự Đức có phần thiết thực hơn. Ngoài những nội dung giống các triều đại trƣớc nhƣ các sách Tứ Thƣ, Ngũ Kinh, Bắc sử, Việt sử, v.v., Tự Đức đã chỉ dụ yêu cầu học trò phải học thêm cả các lĩnh vực khác nhƣ làm ruộng, thuế khóa, sai dịch, quân sự, hình luật, việc chính trị hiện thời, v.v. Phƣơng pháp học không phải là học thuộc lòng mà là phải hiểu xƣa để vận dụng vào nay. Có nhƣ vậy, mới đạt đƣợc mục đích của việc học là “lấy thực hành làm đầu”, rồi sau mới đến lời lẽ văn chƣơng, tức là học cốt sao ứng dụng đƣợc vào thực tế, và học đi đôi với hành, qua hành mà học. Đây là quan niệm khá tiến bộ, nó phá vỡ bức tƣờng Nho học từ ngàn năm trƣớc. Nếu nhƣ lối học từ chƣơng gắn liền với sự chú trọng gọt dũa, trau chuốt câu từ, thì đối với Tự Đức, việc làm đó chỉ đƣợc xếp sau thực hành.

Ngoài quan điểm mới nêu trên, Tự Đức còn chú trọng việc học ngoại ngữ, cơ khí, đóng tàu, đúc súng, khai mỏ, luyện quân, v.v., thông qua việc mở

các lớp ngoại ngữ và cử ngƣời sang phƣơng tây du học. Chính sách này đƣợc bắt đầu từ tháng 10 năm 1878: “cử nhân, tú tài học trò thí sinh khóa sinh và con em các quan viên, trên dƣới 20 tuổi, ngƣời nào thông nghĩa sách biết chữ mà tình nguyện đi học thì đều chiểu lệ đi Hƣơng Cảng, đi sang Tây, cấp cho tiền lệ phí, nhƣng hạn cho 5 năm về sát hạch nếu thành tài, thì chiểu lệ cử tu bổ làm quan bổ dụng”[50, tr. 167]. Tháng 4 năm 1878, Tự Đức cũng cho “mở trƣờng cho nha thƣơng chính tỉnh Hải Dƣơng học chữ tây và tiếng tây”[50, tr. 118].

Mặc dù có những đổi mới trong học tập nhƣ vậy, nhƣng trong chƣơng trình đào tạo thì vẫn lấy các kinh điển Nho giáo làm gốc. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ là phải tìm các yếu tố tích cực trong Nho giáo, có tác dụng thiết thực đối với thời cuộc: “Dùng văn để tuyển kẻ sĩ không phải là ý của Trẫm. Nhƣng học đời xƣa để sau này ra làm quan, cái đó là các ngƣơi phải nên suy nghĩ”[63, tr. 383]. Vì vậy, Tự Đức cố gắng trăn trở tìm lối thoát cho xã hội trong các kinh điển của Nho giáo. Ông muốn tìm các yếu tố thích hợp của Nho giáo, đề cao, phát huy các yếu tố đó. Các đề thi do chính bản thân ông ra vẫn là các câu hỏi trong kinh điển mà kẻ sĩ phải trả lời, nhƣng đòi hỏi sĩ tử phải biết viện dẫn kinh điển để giải thích cho thời cuộc.

Tự Đức là ngƣời rất quan tâm đến thực học, ông yêu cầu học trò phải xác định lại mục đích học của mình là đi học để đem tài năng ra giúp vua, giúp dân chứ không phải chỉ chuyên mong vinh hiển, công danh: “làm học trò đều muốn lập thân, nổi tiếng để cho cha mẹ hiển vinh, lúc bé phải chăm học, thì lúc lớn đƣợc đi làm, sẽ trên thì giúp vua, dƣới thời ban ơn cho dân, để thực hành đạo học, không phải chỉ chí ở lộc, lấy hƣ danh mà thôi”[47, tr. 231]. Cho nên, theo ông phải tẩy trừ hết những tồn tại trong lối học cũ, thầy phải cố gắng gia tâm trong việc dạy, học trò phải hăng hái học tập: “Từ nay về sau phải vụ thực học, hết sức làm, phàm những thói từ trƣớc nhất thiết phải tẩy trừ đi hết, ngƣời dạy chớ lấy khảo khóa làm tắc trách, mà điềm nhiên không gia

tâm, ngƣời học chớ lấy sự tuyển bổ làm bậc thang mà chỉ cầu cho đủ lệ, có thể khiến cho thầy dạy học không phải đặt ra làm vì, học trò tranh nhau mài gọt, gây dựng nhân tài, để làm việc nƣớc dùng, mới không phụ ý tốt, trọng việc học, hậu đãi ngƣời hiền của trẫm”[50, tr. 56].

Đối với học trò có khả năng đỗ đạt về sau sẽ ra làm quan, Tự Đức đòi hỏi phải chính danh trong học tập, tức là phải xác định đƣợc nhiệm vụ căn bản của mình: “nhà nƣớc thƣờng trọng kẻ sĩ, chuộng bậc nho, vậy phải nên cố gắng để danh và thực đƣợc xứng với nhau, để thỏa mãn trông mong nhiệt liệt của nhà nƣớc”[63, tr. 404]. Vì vậy, việc chính danh trong học tập, xác định đúng nhiệm vụ của kẻ sĩ là để đƣa tới sự biến đổi trong cách học từ chƣơng sang lối học thiết thực hơn “thực học”. Tự Đức nêu cao trách nhiệm của kẻ sĩ “là phải sửa mình rèn hạnh, học đạo lý sáng luân thƣờng để sau này có thể hóa dân thành tục, tế thế an bang, trên không phụ với vua, dƣới không phụ với sở học của mình. Cho nên tu ở nhà mà làng họ đƣợc tốt đẹp, hiến ra ngoài mà thiên hạ đƣợc thịnh trị. Há đâu phải đọc sách làm văn, cốt làm con đƣờng tắt để tiến lên địa vị cao sang. Ví dù chính sự có điều thiên lệch, cƣờng hào có quá quắt, phong tục có nơi kiêu bạc, thì cũng phải phô bày đạo nghĩa, để cho họ biết phế bỏ tối tăm, quay về thuần túy, nhƣ thế mới xứng đáng gọi là kẻ sĩ”[63, tr. 403], “Các đa sĩ phải nên cần thực tế, chớ dùng hƣ văn”[63, tr. 372]. Nhƣ vậy, cái học của kẻ sĩ là học để giúp đời, nhiệm vụ của kẻ sĩ là mang sở học của mình ra để giúp dân, giúp nƣớc, có đƣợc nhƣ vậy thì danh mới xứng với thực. Cho nên ông kêu gọi “các đa sĩ đều phải phát huy kinh điển, chớ có nhai lại lối xƣa”[63, tr. 397], “các đa sĩ hãy phát triển tài học, để đáp lại thịnh tuyển”[63, tr. 392]. Ông còn yêu cầu kẻ sĩ đỗ đạt ra làm quan không có nghĩa là thôi không học “học giỏi thì làm quan, làm quan giỏi lại học, thế là học không bao giờ thôi đƣợc”[47, tr. 7]. Đó chính là tinh thần học suốt đời của Khổng Tử mà Tự Đức yêu cầu mọi ngƣời dƣới quyền ông phải thực hiện.

Để có thực học, Tự Đức yêu cầu con của hoàng thân, vƣơng công cũng phải học rồi mới đƣợc ra làm quan: “nhà nƣớc dùng khoa mục để lấy nhân tài, tùy thứ bậc mà cho phẩm hàm, tuy con của hoàng thân, vƣơng công, cũng bắt phải học sách cổ rồi mới ra làm quan”[50, tr. 19]. Thậm chí ông còn cho bỏ cả nhà tôn học, nơi chuyên dùng để dạy con cháu các hoàng thân khi thấy nơi này không đem lại hiệu quả. Ngay cả Hoàng tử mà không học cũng bị phạt: “Bèn sai chọn lấy 1 cái roi mây nguyên trƣớc ban cho nhà học Chấn hanh, giao cho 2 viên giáo đạo, để làm hình phạt trong khi dạy”[48, tr. 200]. Lòng cầu thực học của ông rộng khắp cả nƣớc, cụ thể tháng 4 năm 1874, ông chỉ thị “cho các tỉnh đạo, thổ dân thuộc hạt có ngƣời muốn đi học thì liệu đặt chức dạy học”[49, tr. 45].

Theo Tự Đức việc học sát với thực tế cần đƣợc chú trọng ngay từ trong việc lựa chọn và bổ nhiệm các học quan. Tháng 8 năm 1855, Tự Đức yêu cầu các học quan phải là những ngƣời thực học hạnh, xuất thân là tiến sĩ, phó bảng, cử nhân: “các chức đốc học, giáo, huấn có khuyết, thì cho phép các viên hiện tại chức từ thất phẩm trở lên đến tứ phẩm, ở Kinh và ở ngoài; cùng là tiến sĩ, phó bảng, cử nhân còn ở quê quán, chƣa từng bổ thụ, và nhân viên đã về hƣu dƣỡng hay là nhân việc công bị giáng chức, bãi chức, ngƣời nào do khoa mục xuất thân, gián hoặc có ngƣời tuổi cao tự yên phận ở nhà, mà xác thực có học hạnh, có thể làm mẫu mực cho học trò, thì do các thƣợng tƣ ấy và quan các địa phƣơng phải gia tâm xét hỏi, viên nào làm nổi chức gì thì chỉ rõ tên đề cử”[44, tr. 153-154]. Đến năm 1880, ông yêu cầu học quan phải là ngƣời có tuổi, học rộng, có kinh nghiệm và kiến thức: “từ nay phàm làm chức học chính, tất phải ngƣời xuất thân tiến sĩ, phó bảng, tuổi nhiều học rộng; nếu cần ngƣời cũng phải lấy cử nhân thực là lão thành rộng mới đƣợc bổ; giáo

Một phần của tài liệu Luận văn triết học Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị xã hội của Tự Đức (Trang 58 - 67)