B. NỘI DUNG
2.2.2. Quan niệm về khoa cử và tuyển chọn nhân tài cho bộ máy nhà nước
nhà nước
Thời Tự Đức, nƣớc ta phải đối mặt với nhiều khó khăn nhƣ đã trình bày ở trên, buộc triều đình Tự Đức phải chỉnh lý chính sự, mà “muốn chỉnh lý chính sự, tất phải cầu nhân tài; muốn cầu nhân tài, tất phải xem học vấn; muốn xem học vấn, tất là phải do khoa mục”[71, tr. 6]. Nhƣ vậy, khoa cử là con đƣờng chính để đào tạo nhân tài, tuyển chọn đội ngũ quan lại cho đất nƣớc. Cho nên, là ngƣời đứng đầu đất nƣớc, Tự Đức đặc biệt quan tâm đến vấn đề khoa cử.
Tự Đức nhiều lần nhấn mạnh mục đích của khoa cử là để tuyển chọn đƣợc đội ngũ nhân tài, từ đó lựa chọn đội ngũ quan lại cho nhà nƣớc, nó liên
quan đến thịnh suy của đất nƣớc. Ông viết: “khoa mục đặt ra là để chọn lấy nhân tài, dùng giúp việc nƣớc”[48, tr. 75]; “triều đình mở khoa thi, cầu nhân tài để giúp nƣớc”[50, tr. 218], “đƣợc ngƣời hiền tài thì thịnh vƣợng, chắc đã rõ ràng làm gƣơng đƣợc”[50, tr. 217].
Về năm mở khoa thi có quy định chung, còn nơi mở trƣờng thi và ngày tháng thi không nhất định. Tiếp theo năm sau thi Hƣơng là thi Hội, thi Đình (còn gọi là Điện thí). Thi Hƣơng đƣợc tổ chức theo từng nhóm (vùng) ở các địa phƣơng để chọn lọc cử nhân, tú tài, thi Hội và thi Đình đƣợc tổ chức ở kinh thành Huế để chọn học vị tiến sĩ và phân loại tiến sĩ.
Về điều kiện dự thi, thời Tự Đức có quy định cụ thể về đối tƣợng dự thi và về mặt học lực. Về đối tƣợng dự thi, do tình hình chính sự có nhiều phức tạp, vì vậy, Tự Đức thu hẹp điều kiện dự thi. Không chỉ những ngƣời làm nghề xƣớng ca, những ngƣời có tội bất hiếu, loạn luân, điêu toa, cha ông ba đời có liên quan tới án kiện, mà từ năm 1855 đến năm 1875 thì những ngƣời theo đạo Gia tô cũng không đƣợc phép đi thi và ra làm quan. Ngoài những đối tƣợng đó ra thì tất cả mọi ngƣời: tú tài, cử nhân chƣa bổ dụng, quan lại thuộc ngạch giáo chức (muốn dự thi để đạt học vị cao hơn), kể cả dân thƣờng, binh lính đều đƣợc dự thi. Về mặt học lực, thí sinh bắt buộc phải qua kỳ khảo hạch. Học sinh ở tỉnh nào thì khảo hạch ở tỉnh đó. Thí sinh lọt qua vòng khảo hạch mới đƣợc thi Hƣơng. Kể cả tôn sinh, ấm sinh cũng không ngoại lệ, đều phải học, phải trải qua kỳ khảo hạch.
Nội dung thi cử thời Tự Đức vẫn trong khuôn khổ giới hạn của kinh điển Nho gia: Tứ Thư, Ngũ Kinh, ngoài ra còn có thêm sử, thời vụ, v.v.
Về phép thi, ngay từ những năm đầu, Gia Long đã quy định phép thi gồm 4 kỳ, còn gọi là 4 trƣờng: Kỳ đệ nhất, kỳ đệ nhị, kỳ đệ tam, kỳ đệ tứ. Trong phép thi thời Nguyễn nói chung, thời Tự Đức nói riêng, cũng có những điểm khá tiến bộ, thể hiện trong cách chấm bài, xếp hạng các bài thi của thí
sinh, sử dụng thƣớc đo là phân số mà ngày nay chúng ta gọi là thang điểm. Sau kỳ thi, thời Tự Đức những ngƣời đỗ đạt phải trải qua chế độ “hậu bổ” để tập sự, làm quen với công việc sẽ phải đảm nhiệm trong quan trƣờng. Chế độ này chỉ áp dụng với đào tạo quan, còn lại thì dùng trực tiếp.
Để khoa cử có thể lựa chọn đƣợc những ngƣời có thực tài, theo Tự Đức việc ra đề thi phải sát với thực tế. Vì vậy, Tự Đức đã nhiều lần cho định lại điều lệ thi hƣơng, thi hội, thi điện, ban cấp ngự đề về thi hƣơng và thi hội, v.v. Tháng 4 năm 1853, định lại lệ học tập và khảo hạch ở nhà học hiệu ghi rõ: “Còn nhƣ hạng đại tập: về bài văn sách, nếu là cổ văn thì đều phải nghiên cứu suốt đầu, cuối, là kim văn, thì hỏi về sự trạng thực điển; về bài phú, không vạch rõ việc đƣơng thời, mà nghĩ phỏng đem ý chỗ khác dẫn vào chỗ này, thì dẫu hay cũng không lấy <…> khiến học trò văn chƣơng cùng thực tế đều tốt” [43, tr. 380-381]. Với Tự Đức mở khoa thi trƣớc hết là cầu nhân tài, tức là những ngƣời hiểu thời cuộc, có thể giúp giải quyết đƣợc những công việc bộn bề của nhà nƣớc lúc đó, chứ không phải những “hạng học trò mặt trắng” chỉ chuyên chuộng tầm chƣơng trích cú.
Thấy tình trạng trong khoa cử lấy đỗ lại ngày càng kém đi, ít có ngƣời học nhiều rộng khắp, nguyên nhân có thể do phép thi chƣa tốt, cho nên tháng 10 năm 1874, Tự Đức cho định lại phép thi: “Thi hƣơng, số học trò rất nhiều, không ví nhƣ thi hội, vẫn theo y lệ trƣớc, 3 kỳ, theo từng kỳ ra bảng, để cho có phân biệt, kỳ đệ nhất vẫn dùng 1 bài kinh, 1 bài truyện, còn nhƣ chuyên về 1 kinh, ám tả và cẩn án đều đình chỉ. Kỳ đệ nhị đổi dùng một bài thơ luật thất ngôn, 1 bài phú 6, 7 vần, bài chiếu, bài biểu, bài luận để làm đầu bài phúc hạch.
Kỳ đệ tam, 1 đạo văn sách, đầu bài trƣớc hết lập một đề án sau dùng 7, 8 đoạn về ngũ kinh, tứ thƣ, các sách tử, các sách sử và 1, 2 đoạn văn kim về thời vụ”[49, tr. 121-122]. Trong thi hƣơng, Tự Đức đã cho bỏ phép thi chuyên về một kinh, ám tả và cẩn án, đƣa vào nội dung thi cử các đoạn văn kim phản
ánh những vấn đề thực tiễn của đất nƣớc, đồng thời qua đó để xem khả năng ứng đối, giải quyết vấn đề thực tiễn của học trò.
Tuy nhiên, theo Tự Đức không phải vì thực trạng khoa cử nhƣ vậy mà cứ nhất khái lấy đỗ rộng. Tự Đức yêu cầu lấy đỗ ở chất lƣợng chứ không phải số lƣợng, đặc biệt là phải nghiêm trị với những thói gian lận trong thi cử: “quan trƣờng không đƣợc nhất khái lấy rộng, để sửa thói quen của học trò mà nghiêm trƣờng qui”[50, tr. 215], “học trò mà hiếu danh không thực học thì dùng làm gì, cái thói trá mạo ấy không nên để cho lớn lên”[44, tr. 220]. Để thầy và trò thực hiện tốt việc dạy và học, đồng thời chống gian lận trong thi cử, tháng 11 năm 1880, Tự Đức đã xuống chiếu cho định lại phép thi, trong đó định rõ lệ phạt: “Phàm quyển thi có ngƣời làm bài không thành lời văn hay bỏ giấy trắng, không làm đủ quyển, cứ 1 tên thì giáo huấn phải giáng 2 cấp, đƣợc lƣu lại làm việc; 2 tên thì phải giáng 4 cấp, đổi đi nơi khác; 3 tên trở lên thì cách chức không cho làm nữa. Quan ở Giám, quan coi việc học, đƣợc giảm 1 bậc; 1 tên thì giáng 1 cấp; 2 tên thì giáng 2 cấp; 3 tên thì giáng 3 cấp, đều đƣợc lƣu lại làm việc; 4 tên thì giáng 4 cấp, điều đi nơi khác; 5 tên trở lên thì cách chức không cho làm nữa. Còn nhƣ quan phủ, huyện và quan phủ [Thừa Thiên,] quan các tỉnh chỉ là hội xét một thời gian, lại đƣợc giảm 1 bậc, tội chỉ phải giáng 4 cấp đƣợc lƣu lại làm việc là cùng. Quan trƣờng nếu có không trích ra đƣợc, thì đem các viên hiện có ký tên khép vào tội tƣ vị che chở; các viên giám sát thì khép vào tội không biết xét ra. Còn nhƣ hƣơng, lý, thân thuộc khai gian, thiếu sự thực, thì xử tội giảm 1 bậc”[50, tr. 387].
Ngoài việc đào tạo văn quan và võ quan, Tự Đức cũng rất quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ phiên dịch để dùng vào việc trị nƣớc. Tháng 6 năm 1866, ông cho dịch sách Tây dƣơng và để việc đào tạo văn tự nƣớc ngoài có chất lƣợng, ông đã quy định lệ thƣởng, phạt cho ngƣời học tập chữ Tây, tiếng Tây vào các năm 1864, 1869, 1872.
Vì lo việc bỏ sót nhân tài nên ngoài những khoa thi chính, Tự Đức còn cho mở thêm những ân khoa, chế khoa nhƣ khoa Hoành từ, Nhã sĩ: “Năm Tân Hợi Tự Đức thứ 14 (1851) mở khoa Hoành từ, ân mệnh với các Tiến sĩ rất trọng hậu; năm Tự Đức thứ 18 (1865) đặt khoa Nhã sĩ, ân tứ cho các Tiến sĩ cũng tƣơng đƣơng”[14, tr. 54]. Tháng 5 năm 1851, mới mở chế khoa, Tự Đức dụ rằng: “lần này mở ra chế khoa, đặc cách lấy học trò. Nếu theo nhƣ khoa thi hội gọi là tiến sĩ, chƣa đủ tỏ ra phân biệt. Nay chuẩn cho thi điện, phàm ngƣời nào đỗ thì sắc cho làm bác học hoanh tài đệ…giáp cát sĩ cập đệ hay xuất thân có thứ bậc, để tỏ ra tên hay mà nêu rõ điển lệ ít có”[43, tr.283]. Tuy nhiên, trong cách nhìn của giới khoa bảng thì những ngƣời đỗ ân khoa, chế khoa không đƣợc cao giá nhƣ những ngƣời đỗ chính khoa.
Với Tự Đức, lúc nào ông cũng khát khao tìm kiếm nhân tài giúp ích cho dân, cho nƣớc. Vì vậy, Tự Đức đã nhiều lần xuống dụ cầu nhân tài: “Trẫm nhiều lần đã xuống chiếu cầu nhân tài nhớ ngƣời hiền nhƣ khát nƣớc”[50, tr. 217] với mục đích tìm đƣợc ngƣời có “thực tài”. Ông nói về danh và thực nhƣ sau: “ngƣời quân tử lập thân, không cần hƣ danh, triều đình chọn ngƣời, cốt đƣợc thực tài. Nếu không có thực, mà chỉ chuộng danh, thì đối với ngƣời sao đƣợc cố gắng, đối với việc sao đƣợc bổ ích, cho nên tìm hiền sĩ, tuy không phải một cách, nhƣng không thể không theo danh tiếng để đòi hỏi sự thực”[49, tr. 168].
Về tiến cử cũng theo hai hình thức cơ bản, đó là “xét mà tiến cử ra, hay tự mình tiến cử lấy”[46, tr. 41].
Về cách thức tiến cử: “hoặc một ngƣời đề cử hai ba ngƣời, hoặc hai ba ngƣời đề cử một ngƣời, hoặc một ngƣời đề cử một ngƣời cũng đều chấp nhận. Duy phải biết rõ thực tài, sau khi sát hạch không lầm sẽ có thƣởng phạt công minh”[63, tr. 162].
tiêu chuẩn cụ thể và thiết thực. Đối với những ngƣời có “thực tài” mà chƣa đƣợc bổ dụng, Tự Đức đƣa ra các tiêu chí: “Nay chuẩn cho các quan trong ngoài, văn từ ấn quan, võ từ chánh, phó lãnh binh trở lên, nếu có quen biết ngƣời nào, văn thì hạnh kiểm thuần chính, kinh sách sâu rộng, hoặc ngƣời nào học rộng tài cao mà chƣa ra làm quan; võ thì học thuộc binh thƣ, tập quen thao lƣợc, hoặc võ nghệ đều tinh thông, súng giáo quen thạo, hay sức vóc hơn ngƣời, một tay có thể nhắc nổi 200, 300 cân trở lên, mà còn ở trong quân đội, cùng là ở thôn quê, đều cho chỉ tên và nghề sở trƣờng làm tập bầu cử tâu lên…Tóm lại những ngƣời cử ra, cốt phải là ngƣời đích thực có tài lạ hơn cả mọi ngƣời mới đƣợc ứng chiếu”[44, tr. 380-381].
Năm 1861, dụ sai chiểu điều mục (10 điều) dƣới đây, ai có thể chắc chắn đƣợc 1 điều, cũng cho xét nghiệm, đúng thực thì liệu việc bổ dùng:
“- Ngƣời nào hiểu rõ binh pháp, biết thao lƣợc, có thể làm đại tƣớng đƣợc. - Ngƣời nào khỏe mạnh hơn ngƣời, cƣớp cờ giặc chém tƣớng giặc, có thể làm tiên phong đƣợc.
- Ngƣời nào võ nghệ hơn ngƣời, tài khu xử đƣợc, có thể làm chức tản kỵ đƣợc.
- Ngƣời nào am hiểu thiên văn, khéo xem chiều gió, biết rõ thuật số, có thể dùng làm ngƣời giúp đỡ bàn kế hoạch đƣợc.
- Ngƣời nào biết rõ địa thế, thạo thuộc các chỗ hiểm chỗ bằng, có thể làm hƣớng đạo đƣợc.
- Ngƣời nào tinh thƣờng có biến, động có việc là tính đƣợc, có thể cùng bàn về tình hình việc quân đƣợc.
- Ngƣời nào nói năng lanh lợi, khiến ngƣời dễ xiêu lòng, có thể làm thuyết khách [ngƣời đi xử nôi việc] đƣợc.
- Ngƣời nào biết nghề làm thuốc, công hiệu thánh thần, có thể làm thầy thuốc giỏi hơn cả trong nƣớc đƣợc.
- Ngƣời nào đi lại nhanh nhẹn, thám thính việc cơ mật, có thể làm thám tử đƣợc.
- Ngƣời nào kỹ nghệ tài khéo có thể chế tạo khí giới đánh giặc đƣợc”[45, tr. 206-207].
Muốn hạn chế sự phát triển đạo Gia tô bằng biện pháp giáo dục, thuyết phục, đồng thời đánh đuổi đƣợc thực dân Pháp xâm lƣợc, năm 1871, Tự Đức đƣa ra tiêu chí: “Phàm ngƣời có hiếu, liêm, công, chính, đức hạnh thuần thục, có thể vỗ yên đƣợc ngƣời phong nhã và kẻ thô tục; ngƣời tài trí sâu rộng, kiến thức cao xa, có thể làm đƣợc việc lớn, ngƣời giỏi về trị dân, vỗ yên phải phép, có thể giữ gìn che chở đƣợc; ngƣời giỏi về cai quản quân, đánh giữ tất thành hiệu, có thể làm tƣớng soái đƣợc; ngƣời theo về giấy tờ, làm cho ngƣời xa phục theo, có thể sung chức đi sứ đƣợc; ngƣời giỏi về lý tài, chấn chỉnh việc hộ, có thể làm bộ trƣởng đƣợc, ngƣời học vấn sâu rộng, văn chƣơng cổ kính tao nhã, có thể làm cố vấn đƣợc, cho đến các ngƣời công nghệ khéo, kỹ thuật giỏi, có thể chế tạo đƣợc đồ vật và làm thuốc, xem bói, xem số, xem ngày, có thể làm đầy đủ đƣợc chức vụ, để phòng dùng đến, đều phải xét kỹ tâu lên”[48, tr. 121].
Những năm cuối của thập niên 70 thế kỷ XIX, Tự Đức đã có sự thay đổi rõ rệt trong tƣ tƣởng của mình, đó là tìm ngƣời am hiểu Tây dƣơng, tìm ngƣời có kế sách làm cho đất nƣớc giàu mạnh, ngƣời hiểu kỹ thuật, v.v. Ông lại xuống chiếu cầu hiền, trong đó có đoạn viết: “Nay chuẩn cho ở kinh và tỉnh ngoài không cứ ngƣời hạng nào, đã làm quan hay chƣa, ai am hiểu đƣợc tình hình nơi xa, đƣơng đƣợc việc lớn là bậc nhất, thứ đến yên đƣợc biên giới mở mang bờ cõi, thứ đến ngƣời có mƣu kế làm nên giàu mạnh thứ nữa đến ngƣời hiểu kỹ nghệ, lợi đồ dùng có thể biết thực thấy rõ, cho đƣợc chỉ rõ sự thực, bảo cử lên <…> ngƣời nào thực có tài năng, am hiểu tình hình nƣớc Tây dƣơng, giỏi về việc ngoài; ngƣời nào tinh giỏi nghề làm thuốc, chữa ngƣời khỏi tật bệnh; ngƣời nào giỏi về thiên văn, bói toán rất nghiệm; hoặc ngƣời
nào văn học sâu rộng tinh thông, thơ văn hơn ngƣời; hoặc ngƣời rất khéo, làm đồ đƣa sang Tây, thì phải hết lòng xét hỏi tiến lên”[50, tr. 218-327].
Năm 1875, Tự Đức sắc dụ cho thần dân có phƣơng thuật tài năng đƣợc tự tiến: “Nếu bảo cả nƣớc không có ngƣời giỏi, ta không tin đƣợc. Vậy cho thần dân to nhỏ trong ngoài không cứ tôn giáo, nƣớc ta hay nƣớc khác, ngƣời nào quả có phƣơng thuật tài năng, tất xứng đƣợc mong ƣớc, cho tự tiến lên, tự tâu bày, chớ nên che giấu”[49, tr. 201-202]. Khác các lần trƣớc, trong tiêu chuẩn tiến cử lần này, Tự Đức đã có tinh thần dân chủ, bình đẳng, không phân biệt tôn giáo, ngƣời nƣớc ta hay nƣớc khác, v.v., nếu có tài năng đều đƣợc tự tiến cử.
Đối với những ngƣời trong hàng ngũ quan lại, Tự Đức cũng yêu cầu phải tỏ ra thực việc, thực tài, thực hạnh: “Duy có ấn quan văn võ trở lên, hoặc cả nha hay tỉnh xét đƣợc ngƣời trong tiêu thuộc hoặc ngƣời nha khác, hạt khác ngƣời nào là tài đức rất xuất sắc, có thể làm đƣợc ấn quan trở lên hoặc làm đƣợc chức phủ huyện bận nhiều việc, thì cho hàng năm tiến cử vài ngƣời <…> Ngƣời đƣợc cử đều phải trỏ ra thực tài, thực hạnh, nhƣ văn thì tài cán, học thức thông thạo hoặc am hiểu thể lệ, tinh thông giấy tờ; nha lại cũng phải viết tính tinh thông cẩn thận. Vũ thì dũng cảm có tài nghệ và sai phái đắc lực, vốn có công lao, đều ấy không tham làm quí, không đƣợc noi theo sáo ngữ, để kẻ bất tài đƣợc mập mờ tiến dụng”[48, tr. 73-74].
Tự Đức đặc biệt đề cao Nho giáo, ông đã chú trọng khoa cử, sử dụng khoa cử làm công cụ chính để tuyển chọn nhân tài cho bộ máy nhà nƣớc. Tuy nhiên, với tấm lòng cầu hiền thì khoa cử không thôi là chƣa đủ, nên Tự Đức đã sử dụng thêm hình thức tiến cử, xét cử để không bỏ sót nhân tài. Sự tiến cử, xét cử không phụ thuộc vào đẳng cấp, tôn giáo, v.v. Qua đó cho thấy, thái độ của Tự Đức đã có nhiều thay đổi, không bị những giáo điều Nho giáo cản trở trong chủ trƣơng cầu hiền của ông. Có thể vào thời kỳ đó, những quan