Quan điểm tôn giáo

Một phần của tài liệu Luận văn triết học Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị xã hội của Tự Đức (Trang 75 - 79)

B. NỘI DUNG

2.3.1.Quan điểm tôn giáo

Đạo Gia tô du nhập vào Việt Nam từ năm 1533. Tuy nhiên, khác với đạo Nho, đạo Phật, đạo Lão là những học thuyết triết học, chính trị - xã hội, tôn giáo dễ dàng du nhập và bén rễ vào đời sống xã hội Việt Nam, quá trình du nhập, truyền bá của đạo Gia tô lại khó khăn hơn. Lý do có rất nhiều, song về cơ bản, đây là tôn giáo phƣơng Tây với nội dung giáo lý có nhiều điểm khác biệt, thậm chí đối lập với các tƣ tƣởng truyền thống Việt Nam. Do đó, chính quyền Lê - Trịnh ở đàng Ngoài, chúa Trịnh ở đàng Trong và về sau là triều Nguyễn đã ra sức cản trở, cấm đoán sự truyền bá của tôn giáo này.

Thời Tự Đức, có một thực tế là, đạo Gia tô bị thực dân Pháp lợi dụng vì mục đích chính trị. Tự Đức ví nó nhƣ kẻ “vào nhà ngƣời, cầm lấy giáo ngƣời [mà đâm ngƣời]”[71, tr. 56]. Chính vì vậy, ông ra sức bài bác đạo Gia tô không chỉ vì muốn bảo vệ tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc, bảo vệ đạo Nho, mà còn là vì bảo vệ chủ quyền dân tộc, lợi ích của chế độ phong kiến. Ông đã vạch ra những mâu thuẫn trong lời nói và việc làm của các nhà truyền giáo cũng nhƣ những nội dung giáo lý của đạo Gia tô trên lập trƣờng của đạo Nho. Do đó, sự phê phán của ông chỉ tập trung vào việc giáo lý của đạo Gia tô, một tôn giáo theo ông, không quan tâm đến luân thƣờng, lễ nghĩa một cách chính đáng và đầy đủ nhƣ đạo Nho.

Đạo Gia tô quan niệm chúa sáng tạo ra muôn loài. Nhƣng suy đến cùng thì chúa là gì, chúa sinh ra từ đâu thì đạo Gia tô không trả lời đƣợc. Đó cũng là vấn đề mà Tự Đức tập trung phê phán. Ông viết: “Gia tô là hạng ngƣời nào,

mà dám cho mình là Thiên chúa? Nếu thực là chúa tể ở trên trời, thì đã cao quí tột bậc rồi, sao lại còn xuống dƣới cõi trần mà chịu lụy? Nếu bảo là con độc nhất của trời, thì cha mẹ của Gia tô đem vứt đi đâu? Xuống trần cứu đời, mà chính thân mình còn không cứu nổi, thì còn cứu ai? <…> hai chữ thiên chúa (chúa trời) không phải là trời, không phải là đất, không phải là lý, không phải là đạo, không phải là khí, không phải là tính, không phải là ngƣời, không phải là vật, không phải là quỷ, không phải là thần. Đó là đầu mối của vạn vật, mà chính mình thì không có bắt đầu từ đâu cả”[71, tr. 42-43]. Nhƣ vậy, Tự Đức đã đặt trọng tâm sự phê phán của mình vào giáo lý đạo Gia tô, chúa sáng tạo ra muôn loài, nhƣng chính bản thân chúa thì lại không rõ ràng ở xuất xứ của mình, do đó nó không thể mê hoặc ai đƣợc, ai mà tin đƣợc vào một giáo lý mơ hồ đó.

Tự Đức còn chỉ rõ tính phi lý trong lý thuyết đạo Gia tô khi nói về thiên đƣờng, địa ngục, linh hồn bất tử. Ông viết: “Những thuyết tử, sinh, họa phúc, thiên đƣờng, địa ngục, cũng chẳng qua nhặt mót cái cặn bã của nhà Phật. Hỏi đến thì họ đều mơ hồ không có căn cứ gì <…> có sống thì phải có chết, có vạ cũng có khi có phúc, đó là lẽ thƣờng. Ngay chính mình họ cũng không thoát khỏi cái vòng ấy thế mà có khi họ nói là “thi giải” (thoát thây); có khi họ nói là “nhập diệt” (vào cõi tịch), để lòe bịp ngƣời mà thôi <…> Gia tô rõ ràng là bị hành hình, đều có mồ mả vẫn còn. Thế mà bảo là “thi giải” phỏng có đƣợc không?”[71, tr. 50-51].

Tự Đức đã phê phán thẳng thắn vào việc đạo Gia tô phủ nhận thờ cúng tổ tiên. Theo ông, chúa sáng thế trong đạo Gia tô nếu đã có tên thì cũng là ngƣời mà thôi. Vậy thì, tại sao họ lại khuyên mọi ngƣời phải chuyên kính lễ thiên chúa, trong khi đó tổ tiên là cội gốc của ta, cha mẹ sinh ra ta, thánh hiền dạy bảo ta, thì lại không đƣợc lễ. Và nhƣ vậy cho nên: “Nếu không tế lễ thì rất quên gốc. Đâu lại có lẽ đi tìm cái không có gốc mà nhãng bỏ cái có gốc và

cho rằng nhƣ thế mới thật là gốc”[71, tr. 46]. Do đó, phủ nhận thờ cúng tổ tiên của đạo Gia tô, theo Tự Đức, rõ ràng là vô lý.

Phủ nhận đạo Gia tô, coi đạo này không phải là đạo chân chính, Tự Đức đã dẫn lời ngƣời trƣớc nói rằng: “Đạo của họ, thì chỉ bọn họ tự cho là đạo mà thôi, chứ thật không phải là đạo vậy”[71, tr. 53]. Theo ông, nếu nhƣ “nói một cách rộng rãi, thì dù có gọi là đạo, cũng chỉ là các loại đạo nhỏ, đạo bá, đạo giả, đạo gian, đạo chợ, <…> gọi là gì cũng đƣợc cả”[71, tr. 56].

Do quan niệm coi đạo Gia tô là tà đạo, nên Tự Đức đã cƣơng quyết ngăn chặn sự lan rộng của đạo này. Ông ban hành nhiều chỉ dụ cấm đạo. Dân theo đạo Gia tô bị gọi là “dữu dân”. Tuy nhiên, từ sau năm 1862, Tự Đức đã có cách nhìn khác về đạo Gia tô. Ông coi dân theo đạo Gia tô “đều là con đỏ của triều đình”[46, tr. 160], do đó đã dần thay đổi các chính sách đối với đạo Gia tô.

Với quan điểm, “đạo chỉ có một mà thôi”[71, tr. 33], cho nên không chỉ bài bác đạo Gia tô, mà Tự Đức còn phê phán cả đạo Lão, đạo Thích. Trong quan niệm của ông, đạo Gia tô, đạo Lão hay đạo Thích đều không phải là đạo, mà chỉ là đạo tự xƣng: “Còn nhƣ đạo Lão, đạo Thích, đạo Gia Tô…chỉ là những thứ mà chúng tự tôn là đạo của chúng, chứ không phải là “đạo”. Ta lúc sinh bình rất không ƣa đạo Lão, đạo Thích vì ta cho rằng trời đất sinh ra ngƣời, thì phải làm thế nào cho đầy đủ đạo ngƣời, để không hổ thẹn với ngƣời đã sinh ra mình. Nhƣ thế còn hằng ngày lo lắng là làm không xong; sách của nhà nho đều là tƣ liệu để làm cho đầy đủ đạo, làm ngƣời mà còn chƣa giảng cứu đƣợc hết, huống chi còn thì giờ đâu mà xem xét đến sách khác? Vì vậy ta không khảo cứu tỷ mỉ về Lão và Thích <…> Nói đại khái, thì họ Lão nói nhiều câu hoảng hốt, hoang đƣờng, giống nhƣ lời ngụ ngôn; họ Phật thì sinh ở nơi Di Địch dùng nhiều tiếng nƣớc ngoài, không thể hiểu hết đƣợc và cũng không cần phải tìm tòi cho sâu sắc làm gì. Mà điều then chốt của hai họ cũng

đều chỉ qui kết vào điểm “vô vi”, cho nên bỏ cả luân thƣờng, lễ nghĩa làm hết thảy những việc cẩu thả, đơn giản để cho yên thân hầu nhƣ là những thuật tu dƣỡng nhỏ, đặt ra cho những kẻ ham sống sợ chết mà thôi. Họ Lão sinh vào đời Ƣ vƣơng nhà Chu, thấy điềm sông cạn mà sinh ra thở than, đó cũng là một kẻ sĩ cao đạo lánh đời, so với Thích ca bỏ cha mẹ đi tu, cũng đều là hạng sao lãng việc đời, vậy thì hai ngƣời ấy, còn nghĩ gì đến đạo làm ngƣời nữa?”[71, tr. 33-34]. Một lần nữa ông lại dựa trên những chuẩn mực đạo đức tam cƣơng, ngũ thƣờng của đạo Nho để phê phán các đạo khác. Theo ông, đạo Lão, đạo Thích không phải là đạo vì hai học thuyết đó không quan tâm đến luân thƣờng, lễ nghĩa nhƣ đạo Nho.

Chỉ coi đạo Nho là đạo, còn các đạo khác thì đều không phải là đạo, cho nên Tự Đức đã có thái độ cƣơng quyết trong việc áp dụng các chính sách đối với đạo Phật, đạo Lão. Tháng 9 năm 1854, Tự Đức ra lệnh “bỏ bớt sƣ tăng ở các chùa”[44, tr. 73]. Tháng 6 năm 1855, lại ra lệnh: “Chùa quán thờ phật, có đổ nát thì cho phép sửa chữa; còn nhƣ làm chùa mới, đúc chuông, tô tƣợng, cúng đàn chay, hội thuyết pháp, hết thảy đều cấm cả. Sƣ ở chùa, có ngƣời nào chân tu, thì lý trƣởng phải khai liệt họ tên nộp quan, để biết rõ số sƣ tăng.

Dân gian nếu có ngƣời nào đau ốm, chỉ nên mời thầy chữa thuốc, chớ có tin nhảm là tà ma, lễ bái nhảm nhí. Các cửa đền cửa phủ, cô đồng, cũng không đƣợc hƣơng khói thờ cúng, để cầu khấn hộ ngƣời; nếu cứ quen theo thói cũ, tất phải can vào pháp luật nghiêm trọng”[44, tr. 136]. Các biện pháp này của Tự Đức đã hạ thấp vị thế và thu hẹp môi trƣờng sinh hoạt tôn giáo trong đời sống xã hội của đạo Phật, đạo Lão.

Tóm lại, để độc tôn, đề cao đạo Nho, Tự Đức đã ra sức bài bác đạo Phật, đạo Lão, đặc biệt là đạo Gia tô. Nếu nhƣ với đạo Phật, đạo Lão, ông chỉ thu hẹp môi trƣờng hoạt động, không cho mở rộng, phát triển thêm thì với đạo

Gia tô ông đã có thái độ kiên quyết hơn thể hiện ở các chính sách cấm đạo mà chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu ở mục sau.

Một phần của tài liệu Luận văn triết học Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị xã hội của Tự Đức (Trang 75 - 79)