Quan niệm về trách nhiệm của quan lại

Một phần của tài liệu Luận văn triết học Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị xã hội của Tự Đức (Trang 49 - 55)

B. NỘI DUNG

2.1.2. Quan niệm về trách nhiệm của quan lại

Về đạo của quan lại, Tự Đức khẳng định: “làm tôi phải trung, là đạo thƣờng của trời đất, nghĩa lớn của xƣa nay”[63, tr. 69]. Theo ông, trung với vua là đạo của ngƣời làm quan. Trung với vua phải đƣợc biểu hiện bằng hành động cụ thể, là phải đem hết tài năng của mình để giúp vua chăm lo cho nhân

dân, phải lấy việc nƣớc làm trọng. Ông nói rõ: “Trên thì giúp đỡ chính hóa, dƣới thì mở rộng tài năng, làm cho trăm họ yên vui”[71, tr. 3]; “Phàm các quan thân, sĩ thứ, quân dân của ta, đều đặt lẽ phải ở lòng mình, nên lấy việc nƣớc làm trọng”[49, tr. 113-114]. Vì vậy cho nên, đối với chức phận của quan lại thì dẫu một ngày ở chức vị nào cũng phải thực hành công việc của chức vị ấy, không thể làm một cách cẩu thả đƣợc. Muốn nhƣ vậy, “đạo làm bầy tôi, việc công và việc tƣ, nghĩa không tạm lẫn”[51, tr. 151], phải “lấy công nghĩa làm đầu”[46, tr. 21]. Không chỉ nhận mình vừa là thiên tử, vừa là bậc cha dân, ông cũng coi quan lại là phụ mẫu của dân, và một khi “làm cha mẹ dân, phải hết sức làm thế nào để chu cấp, chớ mƣợn việc sinh tệ”[50, tr. 196].

Vua là con trời, chịu trách nhiệm thay trời trị dân, chăn dân, nhƣng một mình vua không thể làm hết đƣợc trọng trách to lớn đó, vì vậy, phải đặt ra quan để giúp vua cai trị dân. Cho nên, quan lại là cầu nối trung gian giữa vua và dân: “trời sinh ra dân, đặt ra vua để đứng đầu mà cai trị, vua vâng mệnh trời, chia cho bề tôi để giúp đỡ”[50, tr. 80]. Việc định ra các chức quan đƣợc Tự Đức xác nhận cũng là vì dân: “Triều đình đặt ra quan, chia từng chức, chỉ vì dân”[48, tr. 347].

Về tuyển chọn quan lại, theo Tự Đức có nhiều đƣờng: “hoặc tự mình chọn bổ, hoặc theo lệ công cử”[44, tr. 18].

Tự Đức yêu cầu quan lại phải có những phẩm chất rất cụ thể, thiết thực: “liêm, bình, cần, cán”. Ông dụ rằng: “phàm làm quan lại, 4 chữ “liêm, bình, cần, cán” không thể thiếu một chữ nào, lũ các ngƣơi sớm đêm ghi vào dạ”[49, tr. 133]. Trong đó, ông đề cao thanh liêm: “sáu điều xét quan lại thì liêm làm gốc, phƣơng pháp làm quan thì thanh làm đầu”[50, tr. 373]. Và theo ông, đã là quan thì lại càng cần phải tuân theo pháp luật của nhà nƣớc để không hại đến đạo công bằng, phải không ngừng tu dƣỡng đạo đức. Có đƣợc nhƣ vậy thì vua mới yên lòng, dân mới đƣợc nhờ, và nền thái bình mới bền vững. Ông

viết: “Xét ra, chức có lớn nhỏ, tình phận thì giống nhau, ngƣời làm quan to biết giữ pháp luật thì ngƣời làm quan nhỏ phải thanh liêm, nên răn bảo cùng nhau, chớ nên lùa theo cẩu thả, có hại đến đạo công bằng”[47, tr. 27-28].

Tuy nhiên, xã hội Việt Nam thời Tự Đức xuất hiện nhiều tình trạng nhũng nhiễu trong đội ngũ quan lại, làm dân tình khổ cực, lƣu tán rất nhiều. Ngay từ khi Tự Đức mới lên ngôi, ông đã nhận thấy tình hình này đang diễn biến trầm trọng. Ông không ngần ngại liệt kê những tệ nạn đó: “lật lừa giấy mực, khinh nhờn pháp luật, tạ sự để bót chẹt một cách tàn nhẫn; hoặc là trong khi xét đoán hình ngục, dụng tâm gia, giảm tội ngƣời để đòi lễ, ăn của đút; hoặc là nhân việc bắt lính, việc thu thuế, mƣợn tiếng đốc sức, rồi ăn bớt để chia mối lợi; hoặc là đút lót thỉnh thác để làm đƣờng tiến thân; hoặc là thu vét ruột ríng để làm của riêng mình. Từ trƣớc đến nay, các tình tệ không phải chỉ có một đƣờng”[71, tr. 2]. Quan lại tham nhũng thời bấy giờ đã bất chấp luật pháp của triều đình, thỏa sức vơ vét của cải của nhà nƣớc và của dân: “triều đình nhiều lần cứu giúp cho dân rất hậu, chi phí của nƣớc, không biết là bao nhiêu, mà quan lại địa phƣơng, noi theo thói quen, xẻo xén không chán, phàm một việc hay một vật gì, đều lấy tiền làm đƣợc thua, khiến cho ơn huệ không xuống đến ngƣời dƣới, dân đều chứa oán, khinh đời sống, giấn thân vào chỗ chết, mà không biết”[44, tr. 104]. Biết vậy nhƣng bản thân ông tỏ ra bất lực. Ngoài những lý do khách quan nhƣ sự bao che của cả một hệ thống quan lại phức tạp, hoặc “Dân thì sợ phiền mà không tố cáo, quan thì vì nể nhau mà không nói ra” [46, tr. 42] làm cho ông không có căn cứ để xử lý, còn lý do chủ quan là sự bất lực, yếu kém của bản thân ông với tƣ cách ngƣời đứng trên đỉnh tháp của cấu trúc thƣợng tầng xã hội. Và ông lo sợ khi thấy hậu quả nghiêm trọng do tham nhũng gây ra, làm cho “của hết sức kiệt, lƣu tán không chỗ nƣơng nhờ”[71, tr. 3], “dân điêu tàn mà gốc của nƣớc lay động, rất đáng lo sợ”[44, tr. 20].

Từ thực trạng này, Tự Đức thấy việc cần phải làm ngay là làm sao cho “chính sự đƣợc giản dị, quan lại đƣợc thanh liêm”[71, tr. 3]. Ông luôn khuyên nhủ các quan: “Lũ các ngƣơi nên nghĩ sao giữ lấy chí sinh bình, theo đúng quan châm, đại thần giữ phép, tiểu thần giữ liêm bỏ hẳn cái tệ chứa chất đã lâu ngày, thức sớm, ngủ khuya, hết lòng siêng năng cẩn thận”[71, tr. 3] để làm hết bổn phận đối với vua, làm hết trách nhiệm đối với dân. Và để trên không phụ ơn vua, dƣới không phụ lòng dân thì ông còn yêu cầu quan lại là phải tâu bày sự thật, chỉ rõ tình tệ trong nhân dân: “nghe nhiều thì sáng suốt, là đức của ngƣời làm vua; thờ vua không ẩn giấu, là đạo của ngƣời làm tôi”[49, tr. 147]. Quan lại cần lấy bụng thực làm việc thực, việc gì có hại cho dân thì dù nhỏ cũng không đƣợc làm: “Phàm việc có quan hệ đến việc lớn quân dân, việc gì hại, việc gì tệ cần phải gia tâm sửa đổi, quan lại dƣới quyền, ai tham nhũng, ai hèn kém, nên đem việc mà đuổi bỏ, cốt lấy bụng thực làm việc thực, khiến cho có tệ hại tất phải trừ bỏ, quan lại không nhũng nhiễu, thế là dân không hại, lòng dân vui, hòa khí ứng, ngõ hầu đền đƣợc lỗi trƣớc, lỗi mà biết đổi, thế là không có lỗi, trẫm thực rất mong ở các ngƣơi”[47, tr. 149]. Quan điểm của Tự Đức trong quản lý bề tôi vẫn thiên về phƣơng pháp của Nho giáo là kêu gọi họ sửa mình, làm gƣơng. Trong khi đó, thực tiễn đời sống xã hội, nếu chỉ dùng đạo đức để cảm hóa con ngƣời nói chung, quần thần nói riêng là không đủ để ngăn chặn tình trạng tham nhũng, vơ vét của cải của nhà nƣớc, của nhân dân.

Nhận thức rất rõ thực trạng xấu xa của quan lại, Tự Đức vẫn một mực dùng đạo đức để cảm hóa chúng nhƣ một phƣơng tiện hữu hiệu nhất: “Tất các ngƣơi phải tự mình xƣớng suất lên trƣớc, châm chƣớc lấy mực trung bình mà làm việc, không nên hà khắc, cũng không nên nhu nhơ, lòng mình đã đƣợc chính đính, rồi sau mới có thể sửa chữa đƣợc lòng ngƣời. Phàm sự chi dùng hàng ngày của nhà mình, không đƣợc bắt dân cung cấp một chút nào, để làm tiêu biểu”[44, tr. 21-22]. Quan lại phải là đầu tàu gƣơng mẫu, phải là những

ngƣời đi đầu trong nói và làm, nhƣ vậy mới làm dân phục, dân tin.

Mặc dù đến thời Tự Đức, nhƣ chúng ta đều biết, chế độ phong kiến Việt Nam đã có hai bộ luật thành văn là Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) và Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long), trong đó ghi rõ các điều khoản trừng phạt tội tham nhũng của quan lại, yêu cầu phải nghiêm trị những hành vi tƣ lợi, không tuân theo pháp luật, sách nhiễu dân, v.v., song đối với Tự Đức, kêu gọi quan lại từ bỏ thói tệ vẫn là biện pháp cơ bản. Nói nhƣ vậy không có nghĩa là ông không chú trọng đến việc áp dụng luật pháp. Ông viết: “từ nay phàm thần, công trong ngoài, nếu kẻ nào không biết tuân theo lẽ công bằng, nghiêm chỉnh giữ pháp luật, chỉ kinh doanh tƣ lợi, một khi dò xét đƣợc sự thực, lập tức phải chỉ rõ tên mà hoặc tâu, đợi chiếu chỉ nghiêm trị, để cho kỷ cƣơng triều đình đƣợc nghiêm túc”[71, tr. 4]. Không những thế ông còn yêu cầu thƣởng phạt phân minh, thƣởng ngƣời có công mà răn kẻ có tội để nghiêm kỷ cƣơng của triều đình: “Sai các thƣợng ty, từ trong kinh đến ngoài các tỉnh, xét hỏi các phủ huyện quản suất sở thuộc ai là thanh liêm, mẫn cán, xuất sắc hơn ngƣời, thì chỉ tên tâu lên để thƣởng; ai là tham nhũng hèn kém, thì nghiêm ngặt tham hặc để trị tội”[46, tr. 259]. Tuy nhiên, nếu so sánh hai phƣơng pháp trị nƣớc, quản lý bề tôi bằng đạo đức và pháp luật thì chúng ta có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, Tự Đức thiên về phƣơng pháp dùng đạo đức để cảm hóa, kêu gọi quan lại tránh các tệ xấu, hơn là dùng pháp luật để trừng phạt họ. Điều đó thể hiện rõ trong “hành động” của ông: “Khi ra coi chầu chắp tay ngồi im, không nói lầm lỗi của ngƣời, sĩ phu có tội phần nhiều tha cho, ngƣời phạm tội nặng, cũng chỉ nghiêm cấm đợi xét, không khinh thƣờng bắt tội”[51, tr. 203].

Việc trị nƣớc mà chỉ cầu mong cho quan lại bỏ hết thói tệ, hết lòng chăm dân, yêu dân làm cho dân có cuộc sống ấm no nhƣ Tự Đức từng làm rõ ràng là ảo tƣởng: “Cầu mong cho quan lại không còn cái thói quen nhân việc

công, mƣu lợi riêng; quân lính không còn có lòng tránh chỗ việc nặng, đến chỗ việc nhẹ; dân không có lòng hám lợi quên nghĩa. Việc nào cũng chấn chỉnh, hạt nào cũng yên vui”[44, tr. 106].

Quan điểm trị nƣớc thiên về đức trị của Nho giáo sơ kỳ, Tự Đức bị rơi vào tình trạng lúng túng trong việc ban hành các chỉ thị về tuyển dụng và bổ nhiệm quan lại. Chẳng hạn, do chiến tranh và mất mùa, tình hình đất nƣớc khó khăn, tài chính khan hiếm, Tự Đức đã cho định lệ quyên tiền ra làm quan. Có thể qui định này đã gây ảnh hƣởng không tốt đến bộ máy quan liêu, cho nên tháng 12 năm 1866, Tự Đức cho “Bãi bỏ lệ quyên tiền đƣợc thăng chức, quyên tiền đƣợc phục chức, và quyên tiền đƣợc ra làm việc”[47, tr. 99]. Nhƣng đến tháng 9 năm 1875 lại định lệ quyên nộp tiền ra làm quan: “từ nay phàm sĩ phu thứ dân ngƣời nào hễ xin quyên nạp, đều chiểu lệ thƣợng trật, quyên từ tam phẩm trở lên, cứ 2000 quan gia một trật <…> Có đƣợc thăng chƣa đủ trật quyên, không may mà chết, cũng đƣợc truy thụ cho đủ trật đã quyên. Còn làm đến ấn quan, đáng đƣợc phong tặng, cũng chuẩn cho đƣợc phong tặng. Đàn bà hóa có muốn quyên cũng chiểu sổ quyên truy thƣởng cho chồng”[49, tr. 234-235]. Mặc dù đã rất cố gắng trong việc tuyển lựa, đôn đốc, trừ bỏ thói tệ của quan lại, nhƣng thời Tự Đức lại không tránh khỏi tình trạng

sinh đồ tam quan nhƣ thời Lê mạt.

Nhƣ vậy, Tự Đức đã nhìn thấy những tình tệ của quan lại, nên ông chỉ rõ trách nhiệm của quan lại là phải tu dƣỡng đạo đức, thực hành phép nƣớc, đem hết tài năng để giúp vua, chăm lo cuộc sống nhân dân. Song việc quản lý bề tôi ít dựa vào hình luật để kiềm chế tệ nạn của quan lại, thêm nữa lại áp dụng việc quyên nạp tiền vào bổ nhiệm chức quan, về thực chất là tệ mua quan bán tƣớc, đã phản ánh mâu thuẫn trong tƣ tƣởng chính trị của ông. Chính vì vậy mà chính quyền của Tự Đức dễ dàng bị chia rẽ và suy yếu, quan lại lộng hành, thỏa sức bóc lột nhân dân.

Một phần của tài liệu Luận văn triết học Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị xã hội của Tự Đức (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)