B. NỘI DUNG
1.3.1. Học thuyết Nho giáo
Tự Đức sinh ra và lớn lên vào lúc chế độ quân chủ trung ƣơng tập quyền nhà Nguyễn đang ở đỉnh cao cực thịnh, khi đó Nho giáo đƣợc xem là kim chỉ nam của mọi hành động xã hội. Cho nên, Tự Đức đƣợc giáo dục theo quỹ đạo Nho học ngay từ nhỏ, ông đã sớm mang trong mình tƣ tƣởng Nho giáo.
Nho giáo là một học thuyết triết học, chính trị - đạo đức ra đời và phát triển trong xã hội phong kiến Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc, do Khổng Tử (551 - 479 TCN) sáng lập. Tƣ tƣởng cơ bản của Nho giáo đề cập đến những vấn đề con ngƣời và giáo dục con ngƣời vì mục tiêu thiết lập xã hội trật tự, ổn định theo tổ chức xã hội đƣợc tiền định về đẳng cấp.
Với tƣ cách là học thuyết chính trị - xã hội, một trong những chức năng chủ yếu của Nho giáo là giáo hóa, đào tạo con ngƣời và ổn định trật tự xã hội. Do vậy, Nho giáo đã đề xuất ra một đƣờng lối trị nƣớc là đức trị (nhân trị, lễ trị, chính danh trên cơ sở vƣơng đạo), tức là dùng đạo đức để cai trị và quản lý xã hội. Tƣ tƣởng đức trị thể hiện ở các nội dung cơ bản sau:
Tƣ tƣởng đức trị thể hiện ở việc thực hiện nhân, lễ, chính danh trong cai trị và quản lý xã hội. Nhân, lễ, chính danh là ba phạm trù cơ bản của học thuyết Nho giáo và giữa chúng có quan hệ biện chứng: nhân là nội dung của lễ, lễ là hình thức của nhân, sự thống nhất của nhân và lễ là chính danh. Trong đó, nhân là phạm trù cơ bản, quan trọng nhất của tƣ tƣởng Đức trị. Nhân là chuẩn mực đạo đức cơ bản để con ngƣời tu dƣỡng, hoàn thiện nhân cách; là các đức tính cần có của con ngƣời. Lễ chỉ tôn ti, trật tự của xã hội mà mọi ngƣời phải biết và tuân thủ. Chính danh yêu cầu mỗi ngƣời cần phải có bổn phận và địa vị tƣơng xứng với nhau, nói cách khác, chính danh gắn liền với định phận.
Trong tƣ tƣởng Đức trị, Nho giáo đặc biệt đề cao vai trò của đạo đức ngƣời làm vua; coi sự tu dƣỡng đạo đức của vua có quan hệ mật thiết đến
thịnh hay suy của triều đại, nhƣ Khổng Tử đã chỉ rõ: “Mình mà chính đáng (ngay thẳng, đàng hoàng), dù không ra lệnh, dân cũng theo; mình không chính đáng, tuy ra lệnh, dân cũng chẳng theo”[31, tr. 142]. Do vậy, vua phải là ngƣời mẫu mực, có đạo đức, là tấm gƣơng đạo đức khiến mọi ngƣời phải phục, phải theo mình và luôn phải thành, kính trong việc tu dƣỡng đạo đức ở mọi nơi, mọi lúc. Vua cai trị nƣớc phải theo mệnh trời và ý dân, phải có trách nhiệm với dân, với nƣớc, tức là phải làm cho quốc gia hƣng thịnh, dân đông, no đủ và đƣợc giáo hóa.
Trong tƣ tƣởng Đức trị, dân và vai trò của dân cũng rất đƣợc quan tâm. Nho giáo coi dân là gốc của nƣớc, dân là quý, dân cũng đồng thời là lực lƣợng lao động chính của xã hội, có nghĩa vụ nuôi dƣỡng, phục vụ ngƣời cai trị. Do vậy, ngƣời cai trị muốn giữ đƣợc địa vị thống trị của mình thì phải giữ đƣợc dân. Để giữ đƣợc dân, vua phải có những đƣờng lối, chính sách cai trị hợp lòng dân, đó là chính sách dƣỡng dân và giáo hóa dân. Dƣỡng dân là việc chăm lo đời sống vật chất cho dân no đủ, an cƣ lạc nghiệp; sai khiến dân hợp lý; giảm thuế khóa và các đóng góp của dân, v.v. Giáo hóa dân là dạy cho dân biết và thực hiện những chuẩn mực đạo đức theo tam cƣơng, ngũ thƣờng, v.v., để ngăn chặn hành động hám lợi, gian tà của dân, đồng thời buộc dân tuân theo lễ giáo do chế độ phong kiến đặt ra. Bên cạnh việc giáo hóa bằng đạo đức, Nho giáo còn chủ trƣơng giáo hòa bằng pháp luật, tất cả cũng chỉ nhằm bảo vệ kỷ cƣơng, trật tự xã hội.
Nhƣ vậy, nho giáo đã đề cao vai trò của đạo đức trong việc hoàn thiện con ngƣời cũng nhƣ trong việc cai trị và quản lý xã hội nhằm củng cố, bảo vệ chế độ phong kiến. Vì thế, học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo đã viện tới ý trời, mệnh trời, cùng với việc kết hợp với pháp trị trong cai trị và quản lý xã hội.
Tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Tự Đức đƣợc thể hiện rõ qua quan niệm của ông về đƣờng lối trị nƣớc, về giáo dục - đào tạo, về tôn giáo và chính sách
đối với đạo Gia tô. Điều này sẽ đƣợc chúng tôi phân tích làm rõ trong chƣơng 2. Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng, vì mục đích sử dụng Nho giáo làm hệ tƣ tƣởng thống trị xã hội, cho nên ông nói nhiều tới mệnh trời theo tinh thần của Hán Nho, Tống Nho. Cụ thể là, qua các chiếu dụ, huấn điều, các tác phẩm thơ văn, chúng ta thấy ông đặc biệt đề cao tƣ tƣởng mệnh trời, mà thực chất là để củng cố vững chắc hơn tƣ tƣởng vua là ngƣời thay trời trị dân, nhằm mục đích đề cao quyền uy tuyệt đối của nhà vua. Ông luôn khẳng định: “trời sinh ra dân, đặt ra vua để đứng đầu mà cai trị”[50, tr. 80], vì vậy mà “làm con phải hiếu, làm tôi phải trung, là đạo thƣờng của trời đất, nghĩa lớn của xƣa nay”[63, tr. 69]. Nhƣ vậy, từ tƣ tƣởng đề cao mệnh trời, Tự Đức đi lý giải và dẫn mọi ngƣời đến chỗ thừa nhận quan niệm trung, hiếu là đạo của trời đất mà mọi ngƣời phải thực hiện. Bởi theo ông, ngôi vua là do trời ban, vua có trách nhiệm thay trời trị dân của trời, cho nên, trung với vua cũng là trung với trời, là đạo của trời đất.
Bên cạnh tƣ tƣởng mệnh trời, Tự Đức còn chịu ảnh hƣởng và dùng học thuyết tam cương, ngũ thường để củng cố địa vị của mình. Trong sách Đạo biện, khái niệm “đạo” mà ông muốn nhấn mạnh là đạo làm ngƣời, đạo nhân luân - một chuẩn mực đạo đức trong Nho giáo, nhƣ ông viết: “Đạo chung của thiên hạ có năm, là vua tôi, là cha con, là vợ chồng, là anh em, là bè bạn chơi với nhau. Năm điều ấy là đạo chung của thiên hạ”[71, tr. 32]. Coi tam cƣơng, ngũ thƣờng là đạo chung của thiên hạ, mà mọi ngƣời phải tuân theo, nên với Tự Đức, mỗi ngƣời đều phải thực hành nó nhƣ một tất yếu trong đời sống. Quan niệm đó của Tự Đức chủ yếu là nhằm củng cố vững chắc hơn hệ tƣ tƣởng của chế độ quân chủ phong kiến.
Ngoài ra phải kể đến một số quan niệm của Nho giáo có ảnh hƣởng lớn đến tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Tự Đức, nhƣ quan niệm nội hạ ngoại di;
Chịu ảnh hƣởng sâu sắc của Nho giáo, đặc biệt là quan niệm nội hạ ngoại di, tự coi mình cũng là Hoa Hạ nhƣ Trung Quốc, lấy Nho giáo làm tiêu chuẩn để phân biệt văn minh và man di, cho nên, Tự Đức đã có thái độ phủ nhận các nền văn hóa khác, ngoại trừ văn hóa Trung Quốc. Tự Đức đã coi nƣớc Pháp là Tây di vì nó ở phƣơng Tây, hoặc là dương di vì nó đến từ biển, coi văn minh, kỹ thuật phƣơng Tây chỉ là trò dâm xảo, thua xa và không quý bằng Kinh Thi, Kinh Thư, cũng không đáng tin cậy vì nó không dựa trên thuyết âm dƣơng, ngũ hành mà không tìm hiểu thực chất nền văn hóa của họ. Điều này dẫn ông đến sai lầm tai hại là nhận diện sai kẻ thù đang ở một trình độ cao hơn chúng ta, v.v., và hệ quả là ông đã không hoạch định đƣợc một chiến lƣợc phù hợp để đối phó với nó. Ông đã ảo tƣởng ở thi thơ của Khổng, Mạnh có thể cảm hóa đƣợc kẻ thù: “Khổng, Mạnh thi thƣ thoái lỗ thi”[72, tr. 63] (Thi thƣ của ông Khổng, ông Mạnh là bài thơ làm cho giặc phải lui)[72, tr. 64]. Trên thực tế chúng ta thấy, sự phân chia nội bộ triều đình Tự Đức thành phái chủ chiến và chủ hòa, duy tân và thủ cựu trong quá trình đấu tranh chống Pháp đã phản ánh tƣ tƣởng chính trị lạc hậu của Tự Đức và đình thần, không quy tụ đƣợc sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, làm lỡ mất các cơ hội thắng Pháp cũng đồng nghĩa với việc làm nƣớc ta rơi vào ách nô lệ nhanh hơn.
Nho giáo coi nông vi bản, thương vi mạt nên các nhà Nho đã lên án nghề buôn, xếp thƣơng nhân xuống hàng tứ dân trong sĩ, nông, công, thương. Quan niệm này đã ăn sâu vào con ngƣời Tự Đức, thể hiện ở chính sách trọng nông ức thương, bế quan tỏa cảng của ông. Nếu nhƣ nông nghiệp đƣợc ông khuyến khích phát triển thì công thƣơng nghiệp thƣờng bị kiềm chế, và đặc biệt là ngoại thƣơng không có đƣợc môi trƣờng để phát triển. Các chính sách đó của Tự Đức, không những làm cho kinh tế trong nƣớc thêm khủng hoảng, làm suy yếu tiềm lực kinh tế đất nƣớc mà còn triệt tiêu mầm mống của kinh tế
hàng hóa, mất cơ hội phát triển đất nƣớc, đồng thời nó còn vô tình trở thành cái cớ để thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến thôn tính nƣớc ta.
Với quan niệm “xƣa hơn nay”, các nhà Nho luôn coi xã hội thời Nghiêu Thuấn là xã hội lý tƣởng mà họ hƣớng đến. Vì vậy, họ luôn lấy xã hội đó là khuôn thƣớc cho thời đại, muốn đƣa xã hội hiện tại quay trở về với xã hội lý tƣởng đó. Và dù là giải quyết bất cứ việc gì trong cuộc sống, họ cũng thƣờng viện dẫn kinh sách để giải đáp, lấy việc xƣa để giải quyết việc nay. Vậy nên, những tƣ tƣởng cải cách, những sáng kiến đổi mới đi ngƣợc lại với những gì đã có trong kinh điển khó đƣợc Tự Đức chấp nhận. Không những thế, nó còn làm ông có cái nhìn lệch lạc về văn minh phƣơng Tây, về đạo Gia tô, về bản chất kẻ thù khi ông vẫn sử dụng hệ quy chiếu Nho giáo để nhìn nhận, đánh giá.
Chịu ảnh hƣởng của tƣ tƣởng trọng đạo khinh thường lợi, Tự Đức đã coi thƣờng văn minh, khoa học kỹ thuật phƣơng Tây, thậm chí ông còn cho nó là cái dâm xảo, chỉ làm tổn hại đến tam cƣơng, ngũ thƣờng của Nho giáo. Và ông lại càng cố gắng bảo vệ Nho giáo, muốn củng cố và tuyên truyền hệ tƣ tƣởng Nho giáo sâu rộng trong nhân dân.
Tuy nhiên, ở Việt Nam có một đặc điểm khá nổi bật đó là sự dung thông Nho - Phật - Đạo. Vì vậy, khi chịu ảnh hƣởng sâu sắc của Nho giáo thì Tự Đức cũng ít nhiều chịu ảnh hƣởng của Phật giáo và Đạo giáo, mặc dù có lúc ông đã tỏ thái độ bài xích chúng. Cụ thể trong quan niệm về đạo của ông đã phần nào chịu ảnh hƣởng tƣ tƣởng triết học của Lão Tử.
Nói tóm lại, Nho giáo là tƣ tƣởng chủ đạo chi phối tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Tự Đức. Tuy nhiên, ông chịu ảnh hƣởng nhiều của tƣ tƣởng duy tâm, thần bí trong Hán Nho, Tống Nho và những quan niệm thủ cựu của Nho giáo. Vì vậy, việc ông đề cao và sử dụng hệ tƣ tƣởng Nho giáo xét đến cùng là vì phục vụ lợi ích của chế độ quân chủ.