Quan niệm về đạo làm vua

Một phần của tài liệu Luận văn triết học Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị xã hội của Tự Đức (Trang 37 - 49)

B. NỘI DUNG

2.1.1.Quan niệm về đạo làm vua

Vua trong Nho giáo đƣợc quan niệm là thiên tử (con trời), vừa là nhà quản lý đất nƣớc cao nhất, vừa là ngƣời cha của nhân dân, phải có bổn phận bảo vệ dân, giáo hóa dân và chịu trách nhiệm về cuộc sống của dân. Với Tự Đức, “Trời giúp dân đặt ra vua, thầy để làm ngƣời trên, để cai trị”[51, tr. 153]; “vua đối với dân cũng nhƣ trời đất đối với vạn vật, cha mẹ đối với các con, che chở, nuôi dạy nhƣ nhau”[49, tr. 186-187].

Với tƣ cách là con trời, vua phải kính trời. Lòng thành kính ấy thể hiện ở chỗ biết sửa chữa lỗi lầm khi trời giáng họa răn đe: “Trẫm nay chỉ biết hƣớng lên trời, chắp tay lên trán mà lậy tạ, và cố gắng sửa mình, mong trời mãi mãi quyến cố, để cho mƣa gió thuận thƣờng, đƣợc cùng với nhân dân hƣởng phúc lành mà thôi”[71, tr. 5].

Tin có trời, Tự Đức cũng tin vào số mệnh nhƣng không phải vì thế mà chối bỏ trách nhiệm của con ngƣời. Theo ông: “Nếu cứ đổ cho vận hội mà không nghĩ đến việc làm của ngƣời, thì có khác gì nhƣ bịt kín mắt mà biện bạch đƣợc thứ trắng thứ đen, tuy có trúng chăng nữa, cũng là họa may mà thôi <…> muốn chuyển tai biến làm điềm lành, duy chỉ có biết cách dùng ngƣời và biết cách an dân, là việc cần kíp hơn hết”[44, tr. 17].

Với tƣ cách nhà quản lý đất nƣớc cao nhất, vua cần làm gƣơng cho thiên hạ, vì vậy với ông, ngƣời làm vua cần phải có đầy đủ các phẩm chất để thu phục nhân tâm: “ngƣời làm vua giữ phép lớn khuyên răn, để cai trị trăm quan chỉ cốt rất ngay thẳng, rất công bằng, không lấy luật pháp mà hại đến ơn

tình, không lấy ơn tình mà che lấp pháp luật”[49, tr. 64].

Với tƣ cách là cha mẹ của dân, vua phải có tấm lòng yêu dân nhƣ con, có trách nhiệm nuôi dạy dân. Tự Đức khẳng định rõ trọng trách của mình: “Duy từ khi nắm chính quyền đến nay, lúc nào trẫm cũng một niềm để dạ yêu dân, tuy già cũng không chút suy kém, là bởi tính trời nhƣ thế”[63, tr. 196]; “trẫm từ khi lên ngôi đến nay, rất để lòng về việc nuôi dân”[49, tr. 28]; “Trẫm từ khi lên ngôi đến nay, thƣờng lấy giáo hóa làm việc đầu”[49, tr. 263].

Không chỉ quan tâm đến dân, Tự Đức còn hết lòng quan tâm đến quân sĩ: “Sai các quan ở quân thứ xét kỹ những tỳ tƣớng quân lính có ngƣời nào ốm đau, thì cấp cho thuốc thang. Tự đội trƣởng trở xuống, ngƣời nào áo quần rách rƣới, thì đều phát áo quần mới cho”[44, tr. 471]. Không chỉ thƣơng quân lính nƣớc mình, ông còn thƣơng cả quân lính nƣớc Thanh đã giúp nƣớc ta dẹp yên biên giới, vì vậy “thƣờng sai bọn tổng thống Vũ Trọng Bình khoản đãi rất hậu”[48, tr. 30].

Tự Đức không chỉ yêu dân, quan tâm đến quân lính, mà còn quý trọng nhân tài: “Ta vốn một lòng yêu kẻ sĩ thƣơng nhân tài”[44, tr. 222]. Điều này giúp chúng ta hiểu vì sao Tự Đức rất quan tâm đến khoa cử và việc tuyển chọn nhân tài. Vì vậy, với ông, “đạo” của ngƣời làm vua thật khó:

“Quân đạo duy nan thƣợng thận chiên. Trù tƣ nhật nhật trọng dân thiện”

(Đạo làm vua rất khó, phải cẩn thận lắm thay!

Hàng ngày nghĩ ngợi đến sự sinh sống của dân)[72, tr. 3].

Chỗ khác ông viết: “càng kính giữ đạo làm vua là khó, thƣờng chăm chú cho dân trong nƣớc đƣợc thịnh, gốc của nƣớc đƣợc vững, làm việc trƣớc hết đâu dám tự mình nhàn rỗi”[44, tr. 17-18].

Qua đó cho thấy, với tƣ cách là ngƣời đứng đầu đất nƣớc, ông đã xác định rõ trách nhiệm của ngƣời làm vua không phải là để vui chơi, hƣởng lạc,

không phải là để ngồi trên dân chúng mà có quyền sinh, quyền sát tùy tiện, mà trƣớc hết phải nắm đƣợc “đạo” và “hành đạo” của ngƣời làm vua. Đó là phải thận trọng trong mọi quyết sách, phải thƣờng xuyên nghĩ đến việc “chăm lo” cho dân, làm sao để đất nƣớc thái bình, nhân dân có đƣợc cuộc sống no đủ. Tuy sự biểu hiện của “đạo” rất cụ thể, giản đơn, song nắm đƣợc “đạo” và “hành đạo” thật là khó.

Có thể là ngƣời nhận rõ trách nhiệm của mình, cho nên “ngay lúc mới lên ngôi đã phải lấy hai chữ Tự Đức làm kỷ nguyên, thực là để tỏ hết chân thành, chỉ mong cố nối theo công đức tổ tiên mà thôi”[63, tr. 90]. Vì vậy, ông tự đặt ra cho mình trách nhiệm là phải đem hết tâm lực để chăm lo chính sự khỏi sai lầm. Ông làm việc rất miệt mài, cố gắng duyệt hết các tấu chƣơng:

“Nhật tà ý án lũ huy hào,

Dạ tĩnh khiêu đăng do triển độc”[72, tr. 29]. (Bóng chiều đã tà, còn tựa án phê phó.

Đêm đã khuya vẫn khêu đèn đọc tấu chƣơng)[72, tr. 31].

Mặc dù tuổi già, sức yếu, song Tự Đức không cho phép bản thân trễ nải việc nƣớc. Ông viết: “nay tuổi đã gần già, sức yếu không đƣợc nhƣ xƣa, tinh lực đã suy, xem xét nghĩ ngợi đều thấy mệt mỏi, song cũng không dám trễ nải, lúc nào cũng nghĩ hết lòng hết sức mới thôi”[63, tr. 184]. Về cung cách sinh hoạt, Tự Đức cũng là ngƣời tỏ ra rất thận trọng, không để sự bất cập, thái quá xẩy ra: “Ca nhạc cũng có, nhƣng mỗi tháng chẳng qua 2, 3 lần <…> Ăn uống vốn khem ít, cho nên không theo lỗi hƣ văn bớt món ăn <...> Đến nhƣ việc chơi bời ở ngoài chẳng qua đi bắn chim, đi tránh nắng ở quán mát, hoặc cũng có khi, nhƣng không dám thái quá. Việc thổ mộc xây dựng cũng có 1, 2 sở, đã hạ lệnh cho nắng nóng lắm thì cho nghỉ, không dám làm luôn mãi. Việc tập cƣỡi ngựa thì đã thôi đến 5, 6 năm rồi. Ta nghĩ lại khi còn ít tuổi, mƣời phần vui chơi, nay sợ mệnh trời, sợ ngƣời ta nói, chỉ còn một, hai phần mà

thôi. Ngoài ra không dám làm gì bậy để đến nỗi hại nhân dân, loạn chính sự <…> Tính ta chỉ thích nhất là xem sách, bắn chim là không thể bỏ đƣợc thôi”[45, tr. 114]. Việc săn bắn đƣợc ông lý giải nhƣ một môn thể thao giải trí: “Trẫm sợ rằng nếu không nén đƣợc sự buồn rầu, thì tinh thần ủ rũ bỏ cả công việc cho nên thỉnh thoảng lại đi săn bắn, là mong giải nỗi buồn phiền, để đƣợc thƣ thái mà lo tính công việc”[71, tr. 12].

Đối với quần thần, ông coi mối quan hệ vua tôi nhƣ thân thể, nhƣ cha con: “Vua tôi là nhất thể, trong ngoài cùng thông cảm nhau”[63, tr. 145]; “vua tôi phải nhƣ cha con, việc nƣớc phải nhƣ việc nhà, không nên có một mảy may nào không thành thực ở trong ấy”[63, tr. 38]. Cho nên, vua phải yêu thƣơng chăm sóc bề tôi, tôi phải hết lòng trung với vua:

“Kẻ sĩ không bỏ mình không phải là trung nghĩa

Làm tôi không vì mình trƣớc mà sau mới nghĩ đến triều đình”[63, tr. 326]. Và lắng nghe ý kiến đóng góp của quần thần là việc không thể thiếu đối với một minh quân. Ông cho rằng, “các bậc vua giỏi đời xƣa, trị dân giữ nƣớc, tất phải nhờ ở những nhà hiền sĩ đông đảo, khuyên bảo cố gắng, vua tôi cùng sửa chữa lẫn nhau, rồi sau chính sự mới sửa sang làm cho nƣớc đƣợc thịnh trị”[45, tr. 268].

Tình thƣơng dân chúng, coi dân nhƣ ngƣời thân thiết của mình là tình cảm luôn đƣợc Tự Đức nhắc tới:

“Thị dân nhƣ thƣơng ngã tâm thiết, Đổ thử cát cƣ song lệ lƣu”[72, tr. 11].

(Coi dân nhƣ ngƣời ốm đau, lòng ta rất thiết tha,

Thấy cảnh xờ xạc mà chảy hai hàng nƣớc mắt)[72, tr. 13-14].

Với một lòng nhân đối với dân nhƣ vậy, khi đất nƣớc bị đe dọa trƣớc sự xâm lƣợc của thực dân Pháp, ông tin ở dân, kêu gọi nhân dân đứng lên chống Pháp: “quân của Tây dƣơng đã vào Đà Nẵng, lại đến Gia Định, Biên Hòa

<…> Nếu ngƣời nào có lòng nghĩa dũng muốn tòng quân, thì cho lập đoàn luyện tập hƣơng dõng để tự giữ lấy làng, cho việc phòng bị đƣợc nghiêm ngặt <…> Vua hạ lệnh cho quan các tỉnh Nam kỳ sức cho dân trong hạt chế tạo binh khí để giữ nhà giữ làng <…> dụ cho các quan ở quân thứ Định-Biên, Quảng Nam đều nên đem hết tài năng, bày ra mƣu lạ, quyết đánh cho đƣợc, thực lòng hỏi han, nghe theo lời nói phải. Những tiểu tƣớng và quân lính, nếu ngƣời nào có phƣơng lƣợc gì để đánh để đánh đƣợc giặc, cho phép đƣợc tự bày tỏ với viên thống soái <…> Lại dụ các địa phƣơng Nam Bắc huấn luyện biền binh cho đều giỏi võ nghệ và can đảm, gặp giặc không lẩn tránh <…> bọn ngƣơi nên nhân khí thế hăng hái ấy bày mƣu lạ đánh cho chóng xong, điều đó là ta rất mong”[45, tr. 11-26].

Tiếc rằng, thái độ chống Pháp của ông không nhất quán. Còn lý do vì sao thái độ chống Pháp của ông lại không nhất quán thì có nhiều. Đó là vì ông đã nhận thức sai kẻ thù ngay từ đầu, vì ông tin vào những chuẩn mực đạo đức của Nho giáo có thể cảm hóa đƣợc quân giặc, vì nhiều ngƣời trong đám đình thần chƣa gặp giặc đã bỏ chạy chuyên bàn lùi trong chống giặc, vì bản tính do dự, thiếu quyết đoán của ông, v.v. Cho nên, tháng 6 năm 1859, phái viên của Tây dƣơng sai đến bàn hòa, Tự Đức cho là “2 bên đánh nhau, bên nào cũng có trận đƣợc trận thua. Nay đã chán chiến tranh, đến bàn hòa, cũng là ý tốt”[45, tr. 49]. Điều đó cho thấy, ý chí quyết chiến lúc đầu của ông đã bị lay động, và hệ quả là ông đã bỏ lỡ mất cơ hội kháng Pháp ngay khi chúng mới đặt chân lên bờ cõi của ta, khi mà trong giao chiến giữa hai bên vẫn chƣa phân thắng bại. Vậy mà ông đã coi việc giảng hòa là một cách có thể chấm dứt chiến tranh, cho nên ông đã nhún nhƣờng, muốn thông qua con đƣờng ngoại giao để quân dân ta đƣợc nghỉ ngơi.Tháng 7 năm 1861, “Chuẩn cho sai hỏi Nguyễn Bá Nghi tự liệu có thể giảng hòa cho xong công việc, để đỡ sự lo cho binh dân đƣợc sớm, thì cứ việc thi hành, cho sớm thành công”[45, tr.

233]. Tháng 4 năm 1862, ông nói: “tạm thời khuất mình, tạm thời chịu phí, mà có thể cứu đƣợc quân dân, không bị mất đất đai thì nên lắm”[45, tr. 297]. Nhƣ vậy, chúng ta thấy mặc dù Tự Đức có phần nghiêng về chủ hòa, nhƣng mục đích hòa của ông là mong muốn chấm dứt chiến tranh, để không nhọc sức dân, không bị mất đất đai, chứ không phải nghị hòa là để mong giữ đƣợc ngai vàng của nhà Nguyễn, hay hòa là bán đất đai của tổ tiên cho giặc. Khi phái đoàn Phan Thanh Giản, Lâm Duy Thiếp đi sứ để nghị về việc hòa, Tự Đức dụ rằng: “đất đai quyết không thể nào cho đƣợc, tà giáo quyết không cho tự do tuyên truyền đƣợc”[45, tr. 301]. Cho nên, sau hiệp ƣớc, mất ba tỉnh Gia Định, Định Tƣờng, Biên Hòa, Tự Đức nói: “thƣơng thay con đỏ của lịch triều, nào có tội gì? Rất là đau lòng”[45, tr. 302]. Sau hiệp ƣớc Giáp Tuất 1874, một lần nữa Tự Đức khẳng định quan điểm của mình về việc chủ hòa: “năm ngoái Bắc Kỳ có việc, dân cũng khó nhọc, trẫm không nỡ để cho dân khốn khổ nữa, y theo lời xin của Ru Bi Lê là tƣớng nƣớc Pháp định lại hòa hiếu sau rồi lấy lại đƣợc 4 tỉnh, chốn miếu đƣờng đỡ lo về trông coi miền Bắc, nhân dân có lòng mong đƣợc nghỉ ngơi, từ xƣa vẫn không phải cậy hòa để dựng nƣớc, mà chƣa từng không giảng hòa để cho quân nghỉ ngơi, tạm thời làm việc phải đều là tính cho dân”[49, tr. 113]. Tự Đức làm mọi việc ký hiệp ƣớc, thƣơng ƣớc đều là vì dân, vì tình thƣơng yêu dân chúng, không muốn để cho dân khổ thêm nữa, và muốn cho quân lính đƣợc nghỉ ngơi. Vậy nên, sau hiệp ƣớc Nhâm Tuất, “Phan Thanh Giản, Lâm Duy Thiếp lại bảo việc nghị hòa đã xong, có thể ngồi mà trông thấy giàu mạnh”[45, tr. 322]. Tuy nhiên, Tự Đức đã nhận thấy “nghị hòa là thất cơ”[45, tr. 322] khi phải chịu mất ba tỉnh miền Đông Nam kỳ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dù Tự Đức phái ngƣời đi đàm phán với Pháp, nhƣng ông vẫn dụ kêu gọi dân chúng tòng quân đánh giặc, vẫn cổ động tinh thần quân sĩ: “Quan quân dân chúng, ai có tài giỏi nghề khéo, có chí tòng quân lập công, đều đến

thƣợng ty xét thực cấp giấy cho, rồi tâu lên”[45, tr. 71]. Ông còn “Ban áo quần cho biền binh quân thứ Quảng Nam (tự đội trƣởng trở xuống mỗi ngƣời một bộ). Bảo cho họ biết mặc áo trận là có ý nghĩa hăng hái giết giặc”[45, tr. 79]. Và tháng 1 năm 1860, thống soái của Tây dƣơng là Va Du đƣa hòa ƣớc 11 khoản đến quân thứ Gia Định, nghe tin báo, ông lập tức “mật dụ cho quân thứ Gia Định, một mặt lập tức đánh đuổi không để cho ở một khắc nào; một mặt chỉnh đốn đồn lũy khí giới, phòng giữ nghiêm hơn lên <…> Lại sức 6 tỉnh Nam kỳ và tự Quảng Ngãi đến Bình Thuận đều vỗ yên binh dân, huấn luyện quân lính, để dự bị gọi đến. Lại sai 6 tỉnh Nam kỳ sức tất cả các hào mục mộ hƣơng dõng để dự bị sai phái”[45, tr. 100]. Tháng 3 nhuận năm 1860, “hạ lệnh cho đình thần ai có mƣu kế kỳ lạ, hoặc tình nguyện đi đến quân thứ góp sức làm việc, để thi thố hết tài giỏi của mình, đều đem sự thực bày tâu”[45, tr. 109]. Tháng 6 năm 1861, “Lại chọn chỗ núi rừng hiểm xa, đặt đồn để giữ cho vững, chiêu tập các nghĩa sĩ, để mọi ngƣời cùng vui làm việc với ta, chỗ nào cũng đều là lính, là lƣơng. Nếu có sa sẩy, cũng không đến nỗi thua to nhƣ trƣớc. Đấy cũng là cách làm thần diệu cho chóng thành hòa nghị đó. Nếu lại bỏ việc đánh, việc giữ, thì có kế gì tốt hơn để chế ngự họ?”[45, tr. 226-227]. Tháng 11 năm 1861, dụ cho quan quân ra sức đánh để lấy lại đất đã mất, việc đầu tiên là “phải đốc sức và khuyến khích các bọn tổng lý ứng nghĩa ở các phủ huyện, hoặc kén chọn hoặc chiêu mộ những ngƣời đinh nhanh nhẹn khỏe mạnh cho nhiều, tùy tiện ở đâu thu tô, khuyến quyên ngay ở đấy, để cung cấp lƣơng quân. Đều phải chia ra từng đạo, hết sức hăng đánh”[45, tr. 257]. Vậy là, dù quyết định hòa nhƣng Tự Đức vẫn kêu gọi nhân dân đánh giặc. Nhƣng tính chất đánh giặc lúc này của ông đã khác so với ban đầu ở chỗ, đánh là để giữ thế cân bằng với Pháp trong việc đàm phán. Vì vậy mà Tự Đức đã bỏ lỡ một cơ hội kháng Pháp nữa. Đó cũng chính là vào năm 1862, khi mà nghĩa quân Trƣơng Định đã gây nguy hiểm vô cùng cho quân Pháp,

đáng lẽ Tự Đức phải cho tập trung quân lực triều đình phối hợp với nghĩa quân của Trƣơng Định chống Pháp thì có thể vận nƣớc sẽ khác, nhƣng ông lại sai Phan Thanh Giản, Lâm Duy Thiếp đi ký hiệp ƣớc với Pháp. Sau hiệp ƣớc, ông còn thông dụ cho nghĩa quân Trƣơng Định không kháng Pháp nữa, nhƣng nghĩa quân nhất định không theo Tây dƣơng, tiếp tục ứng nghĩa dấy binh.

Nhƣ vậy, từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lƣợc nƣớc ta đến trƣớc hiệp ƣớc Nhâm Tuất 1862, ở Tự Đức xu hƣớng kháng chiến giữ vị trí chủ yếu, mặc dù ông đã coi hòa hoãn là một sách lƣợc để dân chúng đỡ thiệt hại.

Với Tự Đức, “hòa ƣớc là do sự bất đắc dĩ. Việc cần kíp cho ngày nay, không gì bằng ngƣời mình tự trị lấy dân mình, nhƣng chƣa tìm đƣợc kế sách hay”[46, tr. 18]. Vì vậy, sau hiệp ƣớc Nhâm Tuất, Tự Đức rất đau lòng trƣớc cảnh mất đất đai của Tổ quốc vào tay giặc. Khi cho phái đoàn Phan Thanh Giản đi sứ sang Pháp xin chuộc lại 3 tỉnh đã mất, “Vua chảy nƣớc mắt đoái bảo các quan rằng: đất đai ấy, nhân dân ấy, là công lao của triều trƣớc họp tập, mở mang để lại, nay nên đồng tâm giúp việc đừng để thẹn cho ta, đừng để lo cho ta”[46, tr. 25]. Với tâm trạng và nỗi niềm của ông nhƣ vậy, chúng tôi

Một phần của tài liệu Luận văn triết học Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị xã hội của Tự Đức (Trang 37 - 49)