Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH dược phẩm hoa linh giai đoạn 2010 2014 (Trang 118 - 122)

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)

3. Lợi nhuận sau

3.3.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty phải có tài sản bao gồm tài sản cố định (TSCĐ) và tài sản lưu động (TSLĐ). Muốn quá trình sản xuất được diễn ra liên tục và có hiệu quả thì việc đảm bảo nhu cầu về tài sản là vấn đề cấp thiết. Mặt khác, muốn đảm bảo đủ tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty cần phải có biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động hình thành nguồn vốn (hay còn gọi là nguồn tài trợ tài sản).

Trước hết để nắm bắt một cách đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp ta phải đi xem xét các mối quan hệ tình hình biến động của các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán, theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản cố định và tài sản lưu động.

Có thể phân loại các nguồn tài trợ thành 2 loại:

- Nguồn tài trợ thường xuyên: là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng thường xuyên, gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay và nợ dài hạn (không kể số vay và nợ quá hạn).

- Nguồn tài trợ tạm thời: gồm nguồn vốn vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn, các khoản nợ quá hạn, và các khoản chiếm dụng bất hợp pháp.

Để đánh giá khả năng tự đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, xác định tính tự chủ, chủ động trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh của công ty ta xét 4 chỉ tiêu hệ số tài trợ thường xuyên, hệ số tài trợ tạm thời, tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ.

* Hệ số tài trợ thường xuyên: Hệ số tài trợ

thường xuyên

=

Nguồn tài trợ thường xuyên

× 100 (%) (3 - 3) Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu cho biết so với tổng nguồn tài sản của doanh nghiệp (nguồn vốn) thì nguồn tài trợ thường xuyên chiếm mấy phần. Chỉ tiêu này càng lớn thì tính ổn định và cân bằng tài chính càng cao.

* Hệ số tài trợ tạm thời:

Hệ số tài trợ tạm thời =

Nguồn tài trợ tạm thời

× 100 (%) (3 - 4) Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu cho biết so với tổng nguồn tài sản của doanh nghiệp (nguồn vốn) thì nguồn tài trợ tạn thời chiếm mấy phần. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì tính ổn định và cân bằng tài chính càng cao và ngược lại.

*Tỷ suất tự tài trợ phản ánh mức độ độc lập về tài chính của công ty còn tỷ suất nợ phản ánh sự phụ thuộc của công ty vào nguồn vốn bên ngoài. Tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ có mối quan hệ mật thiết trong việc phản ánh mối quan hệ khả năng độc lập về tài chính và tình trạng nợ nần của công ty.

(3 - 5) Tỷ suất nợ = Nợ phải trả × 100 (%)

Tổng nguồn vốn

Thay số vào tính toán được kết quả thể hiện trong bảng 3-9

Bảng phân tích khả năng đảm bảo nguồn vốn theo nguồn tài trợ

Bảng 3-9

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nguồn vốn chủ sở hữu Đồng 16.865.901.720 48.556.840.091 46.249.585.378 56.858.176.661 124.927.648.374 Nợ phải trả Đồng 61.706.434.887 55.338.199.054 63.152.682.642 89.922.068.071 37.197.846.174 Tổng nguồn vốn Đồng 78.572.336.607 103.895.039.145 109.402.268.020 146.780.244.732 162.125.494.548 Nguồn tài trợ thường xuyên Đồng 64.954.250.520 79.060.311.391 69.822.123.656 59.158.176.661 126.227.648.374 - Nguồn vốn chủ sở hữu Đồng 16.865.901.720 48.556.840.091 46.249.585.378 56.858.176.661 124.927.648.374 -Vay và nợ dài hạn. Đồng 48.088.348.800 30.503.471.300 23.572.538.278 2.300.000.000 1.300.000.000 Nguồn tài trợ tạm thời Đồng 13.618.086.087 24.834.727.754 39.580.144.364 87.622.068.071 35.897.846.174 Nợ ngắn hạn Đồng 13.618.086.087 24.834.727.754 39.580.144.364 87.622.068.071 35.897.846.174

Hệ số tài trợ thường xuyên % 82,67 76,1 63,82 40,3 77,86

Chỉ số định gốc % 100 92,05 77,2 48,75 94,18 Chỉ số liên hoàn % 100 92,05 83,87 63,15 193,18 Chỉ số bình quân % 108,06 Hệ số tài trợ tạm thời % 17,33 23,9 36,18 59,7 22,14 Chỉ số định gốc % 100 137,92 208,74 344,43 127,75 Chỉ số liên hoàn % 100 137,92 151,35 165 37,09 Chỉ số bình quân % 122,84 Tỷ suất nợ % 78,53 53,26 57,73 61,26 22,94 Chỉ số định gốc % 100 67,82 73,5 78,01 29,21 Chỉ số liên hoàn % 100 67,82 108,38 106,13 37,45 Chỉ số bình quân % 79,94 Tỷ suất tự tài trợ % 21,47 46,74 42,27 38,74 77,06 Chỉ số định gốc % 100 217,73 196,94 180,46 358,98 Chỉ số liên hoàn % 100 217,73 90,45 91,63 198,92

Hình 3.10: Biểu đồ thể hiện sự tăng giảm của các nguồn tài trợ qua các năm

Hình 3-11: Biểu đồ thể hiện sự biến động hệ số tài trợ thường xuyên

Hình 3-12: Biểu đồ thể hiện sự biến động hệ số tài trợ tạm thời

Bảng 3-9 cho thấy nguồn tài trợ thường xuyên, nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời cũng có xu hướng tăng lên, tốc độ tăng bình quân của hệ số tài trợ thường xuyên là 108,06%, tốc độ phát triển bình quân của hệ số tài trợ tạm thời là 122,84%. Nguyên nhân dẫn đến đều này là do sự biến động của vốn chủ sở hữu và vay nợ dài hạn, trong giai đoạn từ 2010 – 2014 là vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng lên dẫn đến nguồn tài trợ thường xuyên tăng lên. Nguồn tài trợ thường xuyên không những tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên mà nguồn tài trợ thường xuyên còn sử dụng một phần cho tài sản ngắn hạn giúp quay vòng vốn nhanh và sinh lời. Mặc dù vay và nợ dài hạn có xu hướng giảm từ 48.088.348.800 đồng cuối năm 2010 xuống 1.300.000.000 đồng cuối năm 2014 nhưng tốc độ giảm nhanh hơn so với tốc độ tăng vốn chủ sở hữu nên nguồn tài trợ thường xuyên vẫn có xu hướng tăng.

Nguồn tài trợ tạm thời phụ thuộc chủ yếu vào các khoản nợ ngắn hạn. Nếu như cuối năm 2010 nguồn tài trợ tạm thời là 13.618.086.087 đồng tăng lên 24.834.727.754 đồng cuối năm 2011. Giai đoạn 2010-2013 nguồn tài trợ tạm thời tăng đến 87.622.068.071 đồng ở năm 2013 thì đến cuối năm 2014 lại giảm xuống còn 35.897.846.174 đồng, so với cuối năm 2013. Nguồn tài trợ tạm thời khi tài trợ đủ cho hoạt động ngắn hạn của doanh nghiệp thì lượng dư thừa được sử dụng cho tài sản dài hạn khác đây là tín hiệu xấu của quá trình sản xuất vì làm thu hồi vốn và khả năng sinh lời thấp.So sánh với tài sản ngắn hạn của công ty ta thấy, nguồn tài trợ tạm thời luôn nhỏ hơn nhu cầu tài sản ngắn hạn, Công ty cần có biện pháp để huy động và sử dụng nguồn tài trợ này hợp lý hơn, tránh đi chiếm dụng bất hợp pháp.

Từ bảng phân tích trên cho thấy, trong giai đoạn 2010 - 2014 tỷ suất nợ của Công ty có xu hướng giảm nhanh, tốc độ phát triển bình quân là 79,94%, ngược lại tỷ suất tự tài trợ lại có xu hướng tăng với chỉ số bình quân là 149,68%. Điều này cho thấy, khả năng tự chủ về tài chính của công ty giai đoạn này đã có dấu hiệu được cải thiện tốt hơn so với những năm đầu giai đoạn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ suất nợ giảm là do nợ phải trả của công ty giảm dần qua các năm, từ 61.706434887 đồng cuối năm 2010 xuống 37.197.846.174 đồng cuối năm 2014.

Trái với tỷ suất nợ thì tỷ suất tự tài trợ lại có xu hướng tăng lên, đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của Công ty giai đoạn này cao. Mặc dù vốn chủ sở hữu có tăng nhưng mức tăng lại nhỏ hơn so với mức tăng của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng nguồn vốn dẫn đến tỷ suất nợ luôn lớn hơn tỷ suất tự tài trợ trong giai đoạn 2010-2013, sang đến cuối năm 2014 nguồn vốn chủ sở hữu đã tăng vượt con số nợ phải trả dẫn đến tỷ suất nợ (22,94%) nhỏ hơn tỷ suất tự tài trợ (77,06%). Công ty đã tìm ra những biện pháp làm giảm tốc độ tăng của nợ phải trả và tăng tốc độ phát triển cho vốn chủ sở hữu để nâng cao khả năng tự chủ về tài chính của Công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH dược phẩm hoa linh giai đoạn 2010 2014 (Trang 118 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w